[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

son.nguyen.1979

Xe tăng
Biển số
OF-839866
Ngày cấp bằng
8/9/23
Số km
1,395
Động cơ
73,290 Mã lực
Trường hợp họ chọn phát điện dư thừa vào hệ thống, Nhà nước sẽ ghi nhận sản lượng và không thanh toán, tức giá 0 đồng. Đổi lại hệ thống điện trên được bám lưới để vận hành ổn định
nhà nước có CẤM người dân lắp điện mặt trời không được dùng song song điện lưới không cụ Chã?

Nếu nhà em lắp điện mặt trời, em dùng 2 hệ thống song song RIÊNG BIỆT , tội gì hòa lưới làm gì với giá 0 đồng????
 

hoangchung06

Xe buýt
Biển số
OF-64061
Ngày cấp bằng
14/5/10
Số km
753
Động cơ
446,714 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Em lắp hơn 3kW (6 tấm 580W loại 2 mặt, công xuất thực nó chỉ đạt tầm 75% hiệu xuất trong thực tế) + cả bình lưu trữ 5kw ( 48V -100AH) của Huawei + con Hybrid Inverter của POWMR 10.2 kw , cả dây dợ, tủ hybrid ( ATS, RCBO các loại), hết hơn 46 triệu.
tháng em trả hơn 300K tiền điện với khoảng hơn 200 chữ dùng từ lưới do nhiều ngày mưa, it nắng hay chạy thiết bị có tải cao như bình nước nóng ( thường bật tầm 30 phút trước khi dùng với công tắc wifi lập lịch sẵn).
Trước đây em trả tầm 1,8T đến hơn 2T ( với hơn 600 chữ điện/tháng)
tính cả năm chia trung bình thì em tiết kiệm khoảng 1,5T một tháng.
Do em bị hạn chế về diện tích lắp đặt nên phải lấy tấm pin CS lớn nên giá nó cao hơn loại 450W phổ biến với giá thành nhẹ hơn ( tầm 2,3tr một tấm)

Cụ cứ tự tính ra thì sẽ có con số, chứ cụ thể thì em cũng chẳng thể nói cụ thẻ cụ tiết kiệm được bao nhiêu, cụ rõ hơn ai hết nhu cầu tiêu thụ hàng tháng của mình mà
Cụ cho em xin số của bên lắp đặt này, em cũng đang có nhu cầu, cảm ơn Cụ
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,636
Động cơ
3,306,164 Mã lực
nhà nước có CẤM người dân lắp điện mặt trời không được dùng song song điện lưới không cụ Chã?

Nếu nhà em lắp điện mặt trời, em dùng 2 hệ thống song song RIÊNG BIỆT , tội gì hòa lưới làm gì với giá 0 đồng????
Cụ có thói đánh lái khét đấy, hết võng vỉa với cụ Leean giờ lại đến em.
Cho cụ dừng còm trong thớt 07 ngày để đọc hiểu vấn đề trước khi còm
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,598 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cụ cho em xin số của bên lắp đặt này, em cũng đang có nhu cầu, cảm ơn Cụ
Em tự thiết kế, đi mua vật tư và về tự lắp đặt, thường thợ làm không đúng ý em.
Hơn nữa tự làm thì mới có giá vậy, chứ khoán bên công ty lắp đặt trọn gói thì cụ phải trả thêm cũng gần gấp đôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,704
Động cơ
76,695 Mã lực
Em tự thiết kế, đi mua vật tư và về tự lắp đặt, thường thợ làm không đúng ý em.
Hơn nữa tự làm thì mới có giá vậy, chứ khoán bên công ty lắp đặt trọn gói thì cụ phải trả thêm cũng gần gấp đôi.
hóa ra là cụ tự làm, e đang băn khoăn tại sao có giá 40 củ, thường như cụ thì vào thợ mất khoảng 100.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,598 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
hóa ra là cụ tự làm, e đang băn khoăn tại sao có giá 40 củ, thường như cụ thì vào thợ mất khoảng 100.
Cụ đọc sao mà giá chủ có 40 củ thế :D
nó hơn 46tr cụ ạ. ( thật sự nó gần 48 tr, do em không tính mấy cái lặt vặt)
Cơ bản thì em tiết kiệm được vài khoản vật tư như các thanh ray nhôm, vít bắt, đế đỡ, ngàm kẹp... em lắp trực tiếp lên bệ đỡ hệ cửa sổ nhà chung cư và gia cố nó qua các patch đặt làm riêng theo thiết kế của em.
Nhà em hướng Tây nắng từ sáng đến chiều, nhờ có mấy tấm pin phủ ngoài nên nó giảm được cũng 3-4 độ nhiệt độ phòng, điều hoà chạy cũng đỡ hao điện hơn
 

NguyenHoang79

Xe máy
Biển số
OF-839856
Ngày cấp bằng
8/9/23
Số km
89
Động cơ
1,424 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình
HÌnh như bây giờ lắp điện mặt trời không bán đc cho ngành điện nữa hay sao đúng ko các cụ
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,128
Động cơ
77,184 Mã lực
Cụ nói hay quá.

Cơ mà em xin hỏi cụ tí kinh nghiệm: Cụ làm thế nào mà bỏ ra vài chục triệu tièn đầu tư hệ thống ban đầu mà sau đó sử dụng điện THOẢI MÁI không cần lo nghĩ thế? Giả dụ nhà em 3 cái điều hòa công suất 12.000btu mỗi cái, bêp từ 2000-3000W, tủ lạnh, hệ thống chiếu sáng...v.....v.... Nhu cầu mùa cao điểm ( mùa hè ) cứ tằng tằng 5-10kwh thì đầu tư hệ thống nào vài chục triệu dùng thoải mái vậy cụ?
Tấm mặt trời đang rẻ, cụ ý ở trong nam thì giờ nắng mới cao cụ ạ. Đầu tư hệ lưu trữ từ khi tắt nắng dùng đến 9h là ngon. Sau đó dùng điện lưới
 

viet7500

Xe buýt
Biển số
OF-367244
Ngày cấp bằng
18/5/15
Số km
775
Động cơ
244,929 Mã lực
Nếu đúng như báo giật tít, thì E không hy vọng Việt Nam được công nhận là "Nền kinh tế thị trường đầy đủ" các cụ ạ 😅 :))
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,659
Động cơ
527,461 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Nói đúng mà nói to nhiều người không thích nghe đâu, cụ chủ cẩn thận. :))
 

dielac1

Xe tải
Biển số
OF-491768
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
335
Động cơ
209,065 Mã lực
Tuổi
32
Nếu đúng như báo giật tít, thì E không hy vọng Việt Nam được công nhận là "Nền kinh tế thị trường đầy đủ" các cụ ạ 😅 :))
Thế cụ nghĩ EVN đang đc vận hành theo "Nền kinh tế thị trường đầy đủ" à =)))
 

Hai_levis

Xe tải
Biển số
OF-121391
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
393
Động cơ
387,019 Mã lực
Lẽ ra cụ tư vấn cho điện lực câu trên thì nhân dân có khi phải trả thêm phí phát lên lưới ;))
Điện là đặc thù, nguồn luôn phải cân bằng với tải. Nhân dân thừa điện phát lên lưới quốc gia ở những thời điểm mà lưới quốc gia cũng đang thừa mứa, không có nhu cầu hấp thụ thì EVN chỉ mệt thêm. Rất nhiều quốc gia có những thời điểm điện mặt trời dư muốn phát lên lưới thì nhà đầu tư còn phải trả thêm tiền, nếu không ông tự đi mà đổ cái "điện thừa" của ông đi.
F5079B7A-86D9-4DDB-9468-5718DF624054.png
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,598 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Tấm mặt trời đang rẻ, cụ ý ở trong nam thì giờ nắng mới cao cụ ạ. Đầu tư hệ lưu trữ từ khi tắt nắng dùng đến 9h là ngon. Sau đó dùng điện lưới
Từ lúc tắt nắng, nhưng vẫn còn ánh sáng thì máy tấm pin của em nó vẫn còn sinh ra điện, tầm gần 200W, đến hơn 6g tối thì nó dưới ngưỡng hoạt động của mppt tracker thì nó tắt (cái inverter có tích hợp mppt tracker em dùng theo giấy tờ thì hãng công bố đạt 99,8% conversion), lúc này thì bình mới xả, thường về đêm em chỉ chạy 1 điều hòa ở trong cái phòng nhỏ tầm 15m2, công xuất máy chỉ 9000BTU, em dùng loại LG dual inverter nên khi đạt nhiệt độ làm lạnh thì nó chỉ chạy tầm 60W mà thôi, nếu chạy cái thứ 2 nữa thì cả hai chỉ tiêu thụ tầm 150w đi đạt ngưỡng làm lạnh và chạy chế độ không tải. Tổng thời gian xả pin khoảng tầm hơn 10h, có nhiều bữa ngắn hơn hoặc dài hơn, ngắn thì khoảng 8-9h, dài thì khoảng 11 tiếng, nhiều ngày nó gối đầu qua sáng hôm sau lúc mặt trời lên thì vẫn còn tầm 12-14%, lúc này bình bắt đầu nạp theo một chu kỳ của ngày mới.

Một ngày chỗ em nắng tầm hơn 9 tiếng, nắng lên và bắt đầu kick-in cho đến khi đạt ngưỡng mppt thì khoảng 6g đến 6g30 sáng, chiều thì khoảng 5 giờ là bắt đầu tắt, quá 5 giờ chiều hệ thống chỉ còn khoảng 5-7%, đỉnh điểm đạt 80% từ khoảng 8g sáng đến 3 giờ chiều, sau đó giảm dần. thời gian sạc pin tầm 8 tiếng với dòng nạp 15A, em không xạc nhồi vì nó sẽ giảm tuổi thọ của pin

Chất lượng pin thì cứ chọn mấy hãng tên tuổi mà chơi, giá cũng không đắt, của em dùng là Huawei SmartLi-on 48V100AH, giá mua không hòa đơn VAT là 19,3tr, pin sx năm 2023, nó công bố chính thức là 4000 cycles xả 85%, sau 4000 cycles thì nó giảm xuống chỉ còn 45-60% dung lượng.

TB một ngày một cycle nạp xả thì phải dùng đến 12 năm theo lý thuyết, tuy nhiên tuổi thọ thực tế đạt từ năm thứ 5 đến năm thứ 7 là quá mức kỳ vọng rồi, lúc đó thì lại thay pin khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,183
Động cơ
206,654 Mã lực
nhà nước có CẤM người dân lắp điện mặt trời không được dùng song song điện lưới không cụ Chã?

Nếu nhà em lắp điện mặt trời, em dùng 2 hệ thống song song RIÊNG BIỆT , tội gì hòa lưới làm gì với giá 0 đồng????
Ông ko bán điện 0đ khi SX dư thừa thì ông phải lên giảm bớt công suất tạo điện đi.
Nó ảnh hưởng đến hệ thống ĐMT nhà ông đấy.
Nếu ko biết thì hỏi, phản biện kiểu như biết tất mà thực ra chắc chả biết gì.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,598 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Ông ko bán điện 0đ khi SX dư thừa thì ông phải lên giảm bớt công suất tạo điện đi.
Nó ảnh hưởng đến hệ thống ĐMT nhà ông đấy.
Nếu ko biết thì hỏi, phản biện kiểu như biết tất mà thực ra chắc chả biết gì.
Một điều em nhận thấy ở đa số các nhà lắp PV áp mái là họ thường có tâm lý lắp dư thừa , quá nhu cầu thực tế của mình dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn dự kiến để bán nhằm khấu hao nhanh khoản đầu tư, tâm lý ban đầu là khi lắp đặt thì phải luôn kiếm được tiền từ nó ngoài nhu cầu của mình, em đọc comment trên các bài viết trên báo luôn thấy những câu hỏi rất ngu ngơ kiểu như: " rồi điện dư thì có bán cho nhà nước được không? lãng phí điện đó ai chịu trách nhiệm?" em ít khi đọc được những comment kiểu như "tôi chỉ lắp đủ dùng, thiếu chút thì xài điện ông nhà đèn..."

Cá nhân em thì nói thằng ra là EVN không có nghĩa vụ phải mua điện dư từ hộ gia đình, lắp dư không được phát lên lưới thì ráng chịu chứ đừng kêu ca gì, ông lắp cho chính ông chứ thằng EVN nó có bảo ông lắp để bán cho nó đâu.

Tính toán phụ tải cần thiết trước khi lên kế hoạch nó quan trọng, nếu lắp đặt PV áp mái mục đích mục đích tự cung tự cấp và không phát lên lưới thì người ta chỉ cần tính đủ phụ tải hàng ngày của mình, thực tế em nhận thấy khi lắp đặt với công suất đạt 85-90% nhu cầu thì sẽ không có chuyện dư thừa phải phát lên lưới, nhà có điều kiện thì lắp thêm lưu trữ để dùng về đêm, vậy là đủ.

Đi đến nhà nào cũng thấy hoành tráng từ 10-15KW, it hơn thì từ 5-8kw trong khi nhìn kỹ thì cũng chẳng có nhiều thiết bị trong nhà tiêu thụ đến mức ấy, rồi loay hoay xử lý cái đoạn dư thừa.

Điện mặt trời áp mái dùng cho hộ gia đình tự cung tự cấp bản thân nó không có gì sai hay bất hợp lý, nếu ai có nhu câu thì tự lắp đặt đúng với nhu cầu thực của mình, đừng tạo ra sự lãng phí do dư thừa, nhà nước cũng không việc gì phải đi mua điện dư thừa từ các hộ gia đình làm gì, trên cơ bản họ không có nghĩa vụ phải mua vì đây là cơ chế thị trường, cung cầu tự khắc gặp nhau, không hợp thì khỏi chơi chứ việc gì nhà nước phải tuyên truyền và tạo cơ chế ưu đãi cho dạng năng lượng này làm gì. Anh có nhu cầu tự bản thân , thì anh cần phải biết tự phải làm gì, không nên đua theo phong trào , để các thương lái mảng này lũng đoạn hay làm méo mó cái thị trường, các nhóm lợi ích khác đánh võng và lợi dụng chính sách nhằm trục lợi.


Dự thảo mới về hòa lưới và bán lên với giá 0 đồng theo em là chính xác và hợp lý, anh có thể bám lưới của tôi và dùng chạy background cho mục đích bù tải khi điện mặt trời của anh không ổn định, hết nắng thì anh có thể dùng từ lưới , dạng dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu thay vì phải đầu tư thêm lưu trư. Vì nhà nước không đủ nguồn lực để đi kiểm tra và ngăn chặn các hộ phát lên lưới trái phép bằng biện pháp kỹ thuật nên đành giải quyết theo cách đơn giản hơn là cho họ phát lên lưới, chứ không phải là EVN thiếu điện đến mức phải đi vét từng chữ điện trong dân dạng dư thừa. Để cho phép phát lên với giá 0 đồng thì học cũng phải hoàn thiện lại truyền tải , lưới điện , điều độ... để giải quyết cho hơn 30% hộ gia đình có thể lắp điện áp mái có thể có hoặc không phát lên lưới theo quy hoạch từ đây đến năm 2030. Giải quyết chuyện đó thì cũng chi hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng cho cả lưới điện quốc gia chứ không phải ít.


Từ 2019 đến nay, tổng đầu tư của các dựng án điện mặt trời đã vượt qua con số 16.000 MW, quá quy hoạch ban đầu, dẫn đến nhà nước bắt buộc phải điều chỉnh lại chính sách thu mua và hạn chế các dự án sau 2019, kết quả là sự lãng phí vô tội vạ của hơn 50% sản luợng tạo ra của các dự án trên do không ký được hợp đồng đấu nối và bán điện. (con số em đọc trên báo cũng lâu, có thể không còn chính xác
 
Chỉnh sửa cuối:

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
3,335
Động cơ
46,388 Mã lực
Tuổi
24
Điện là đặc thù, nguồn luôn phải cân bằng với tải. Nhân dân thừa điện phát lên lưới quốc gia ở những thời điểm mà lưới quốc gia cũng đang thừa mứa, không có nhu cầu hấp thụ thì EVN chỉ mệt thêm. Rất nhiều quốc gia có những thời điểm điện mặt trời dư muốn phát lên lưới thì nhà đầu tư còn phải trả thêm tiền, nếu không ông tự đi mà đổ cái "điện thừa" của ông đi.
Tôi thắc mắc cái chỗ "thời điểm điện mặt trời dư muốn phát lên lưới thì nhà đầu tư còn phải trả thêm tiền, nếu không ông tự đi mà đổ cái "điện thừa" của ông đi.".
Vụ đổ rác này cũng tốn công sức à bác?
Tôi hiểu hết sức ngớ ngẩn là: Điện mặt trời hơi quá công suất thì đành lãng phí vậy, chứ không đến nỗi phải Bán điện giá âm??!!

Nếu bác thừa công suất / hơi thừa công suất trong nhà mình, và không xả ra ngoài được, thì xảy ra chuyện gì với Hệ thống của bác và các thiết bị như Điều hòa hay Tủ lạnh??
 

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,183
Động cơ
206,654 Mã lực
Một điều em nhận thấy ở đa số các nhà lắp PV áp mái là họ thường có tâm lý lắp dư thừa , quá nhu cầu thực tế của mình dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn dự kiến để bán nhằm khấu hao nhanh khoản đầu tư, tâm lý ban đầu là khi lắp đặt thì phải luôn kiếm được tiền từ nó ngoài nhu cầu của mình, em đọc comment trên các bài viết trên báo luôn thấy những câu hỏi rất ngu ngơ kiểu như: " rồi điện dư thì có bán cho nhà nước được không? lãng phí điện đó ai chịu trách nhiệm?" em ít khi đọc được những comment kiểu như "tôi chỉ lắp đủ dùng, thiếu chút thì xài điện ông nhà đèn..."

Cá nhân em thì nói thằng ra là EVN không có nghĩa vụ phải mua điện dư từ hộ gia đình, lắp dư không được phát lên lưới thì ráng chịu chứ đừng kêu ca gì, ông lắp cho chính ông chứ thằng EVN nó có bảo ông lắp để bán cho nó đâu.

Tính toán phụ tải cần thiết trước khi lên kế hoạch nó quan trọng, nếu lắp đặt PV áp mái mục đích mục đích tự cung tự cấp và không phát lên lưới thì người ta chỉ cần tính đủ phụ tải hàng ngày của mình, thực tế em nhận thấy khi lắp đặt với công suất đạt 85-90% nhu cầu thì sẽ không có chuyện dư thừa phải phát lên lưới, nhà có điều kiện thì lắp thêm lưu trữ để dùng về đêm, vậy là đủ.

Đi đến nhà nào cũng thấy hoành tráng từ 10-15KW, it hơn thì từ 5-8kw trong khi nhìn kỹ thì cũng chẳng có nhiều thiết bị trong nhà tiêu thụ đến mức ấy, rồi loay hoay xử lý cái đoạn dư thừa.

Điện mặt trời áp mái tự bản thân nó dùng cho hộ gia đình tự cung tự cấp không có gì sai và bất hợp lý, nhà nước cũng không việc gì phải đi mua điện dư thừ từ các hộ gia đình làm gì, trên cơ bản họ không có nghĩa vụ phải mua vì đây là cơ chế thị trường, cung cầu tự khắc gặp nhau, không hợp thì khỏi chơi chứ việc gì nhà nước phải tuyên truyền và tạo cơ chế ưu đãi cho dạng năng lượng này làm gì. Anh có nhu cầu tự bản thân , thì anh cần phải biết tự phải làm gì, không nên đua theo phong trào , để các thương lái mảng này lũng đoạn hay làm méo mó cái thị trường, các nhóm lợi ích khác đánh võng và lợi dụng chính sách làm gì.


Từ 2019 đến nay, tổng đầu tư của các dựng án điện mặt trời đã vượt qua con số 16.000 MW, quá quy hoạch ban đầu, dẫn đến nhà nước bắt buộc phải điều chỉnh lại chính sách thu mua và hạn chế các dự án sau 2019, kết quả là sự lãng phí vô tội vạ của hơn 50% sản luợng tạo ra của các dự án trên do không ký được hợp đồng đấu nối và bán điện. (con số em đọc trên báo cũng lâu, có thể không còn chính xác)
Chính xác rồi cụ, lắp đặt để nó hoạt động full 100% công suất luôn hiệu quả hơn là dư thừa.
Với hộ gia đình và cty, lắp non thiếu tý, sau này nếu cần thì mở rộng ( đủ diện tích mái).
Giá điện tầm 3k/ số và sử dụng nhiều ban ngày thì lắp ở miền Bắc cũng vẫn ngon.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,598 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Tôi thắc mắc cái chỗ "thời điểm điện mặt trời dư muốn phát lên lưới thì nhà đầu tư còn phải trả thêm tiền, nếu không ông tự đi mà đổ cái "điện thừa" của ông đi.".
Vụ đổ rác này cũng tốn công sức à bác?
Tôi hiểu hết sức ngớ ngẩn là: Điện mặt trời hơi quá công suất thì đành lãng phí vậy, chứ không đến nỗi phải Bán điện giá âm??!!

Nếu bác thừa công suất / hơi thừa công suất trong nhà mình, và không xả ra ngoài được, thì xảy ra chuyện gì với Hệ thống của bác và các thiết bị như Điều hòa hay Tủ lạnh??
Bác bơm cái lốp oto, theo khuyến cáo của nhà SX cái lốp nó chỉ chừng 2kg4 là đủ, nhưng cái máy bơm của bác nó cứ chạy hoài và tạo ra cái áp xuất hơn cái 2,4kg kia và nó vẫn tiếp tục bơm thì sao hả bác ?
Năng lượng nó không tự sinh ra hay tự triệt tiêu đi, cái này nó đơn giản là vậy

Tuy nhiên giải quyết câu chuyện này thì cũng có nhiều cách , đơn giản hơn là trang bị thêm các bộ PV optimizer sau các tấm pin để có thể lập trình output đầu ra bằng cách ngắt các tấm pin trong một string khi cần, nhưng nó sẽ phát sinh thêm tiền đầu tư ban đầu
 
Chỉnh sửa cuối:

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,183
Động cơ
206,654 Mã lực
Tôi thắc mắc cái chỗ "thời điểm điện mặt trời dư muốn phát lên lưới thì nhà đầu tư còn phải trả thêm tiền, nếu không ông tự đi mà đổ cái "điện thừa" của ông đi.".
Vụ đổ rác này cũng tốn công sức à bác?
Tôi hiểu hết sức ngớ ngẩn là: Điện mặt trời hơi quá công suất thì đành lãng phí vậy, chứ không đến nỗi phải Bán điện giá âm??!!

Nếu bác thừa công suất / hơi thừa công suất trong nhà mình, và không xả ra ngoài được, thì xảy ra chuyện gì với Hệ thống của bác và các thiết bị như Điều hòa hay Tủ lạnh??
Khi bác chạy thừa công suất, hệ thống điện lưới quốc gia quá tải sẽ bị cháy dây/ nổ...
Vì vậy để đảm bảo an toàn lưới điện, hệ thống tổng sẽ giảm công suất của nguồn khác như điện than. điện khí... => chi phí dừng các nhà máy điện này ai chịu ( 2 nhà máy này ko phải muốn mở ngắt là ngắt được luôn).
Còn ông SX điện mặt trời, nếu ko phát lên lưới thì hệ thống luwos an toàn. Nhưng điện của ông tạo ra nhiều ko phát được sẽ làm hại hệ thống nội bộ của ông => đi mà ngắt pin. Chi phí ngắt pin và chi phí giá âm, ông chọn kiểu nào thì chọn.
Em nói thế bác thấy dễ hiểu hơn chưa?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top