Việc Bộ CT yêu cầu EVN chuyển giao A0 (trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia) về Bộ quản lý là chính xác trong giai đoạn này. Khi A0 nằm ở EVN, kế hoạch sản lượng điện hàng năm A0 điều độ và giao cho các nhà máy sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của EVN.
Ví dụ năm 2022, giá than quốc tế tăng vọt, dẫn đến EVN bị lỗ nặng khi mua điện từ các nhà máy dùng than nhập khẩu. Vì vậy khi lập KHSXKD cho năm 2023, EVN/A0 phải cân đối giảm bao tiêu huy động từ những nhà máy dùng than NK và nhà máy điện khí, với dự báo thuỷ điện sẽ cover bù đắp đc. Khi ko được giao sản lượng hợp đồng (QC) cao, thì các nhà máy điện than nhập/điện khí chỉ dám ký kết hợp đồng mua than/khí về với khối lượng thấp, ko vượt quá so với sản lượng QC được giao/ bao tiêu. Đến khi mưa ko về đủ như dự báo đầu năm của EVN/A0, thì hệ thống vỡ trận vì than và khí là những thứ ko phải muốn mua là có ngay, mà phải qua đấu thầu (bắt buộc theo quy định NN), và phụ thuộc độ sẵn có của nhà cung cấp,… Chỉ có dầu là dễ huy động nhất nhưng giá thành quá cao, chi phí gấp vài lần giá thành điện than điện khí, càng đốt nhiều EVN càng lỗ nặng.
Vì vậy cần tách A0 ra khỏi EVN, để công tác điều độ khách quan hơn, đảm bảo độ an toàn hơn cho hệ thống. Thực tế việc EVN lập KHSXKD dựa nhiều vào thuỷ điện cũng là do muốn giảm chi phí, giảm lỗ, giảm giá thành sản xuất điện (nếu nước về đúng kế hoạch thì dân cũng được nhờ, đỡ kêu đỡ gây sức ép lên EVN). Nhưng như vậy hệ thống ko an toàn vì phụ thuộc vào thời tiết; và các nguồn phát điện khác như điện than nhập/ điện khí cũng vêu mõm, nhà máy toàn tỷ đô mà vận hành cầm hơi. Béo mỗi mấy ông đầu mối bán dầu