[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

ngocvt

Xe buýt
Biển số
OF-734745
Ngày cấp bằng
2/7/20
Số km
666
Động cơ
73,739 Mã lực
Thì cứ để dùng dần với 1 tỷ lệ được kiểm soát, cho đến năm 2050 thì không đốt than SX điện nữa.

Khi 1 quốc gia đã đặt bút ký cam kết với Tổ chức chống biến đổi khí hậu thì phải theo, chứ nếu không thì quốc gia đó bị cô lập, ai chơi với ông nữa, lúc đó kinh tế ông chỉ có đi xuống thôi. Trừ phi các cường quốc như Ấn, TQ thì họ còn giằng co- nhì nhằng với Tổ chức chống biến đổi khí hậu được, vì nền kinh tế họ quá lớn. Chứ VN hay Nam Phi thì tuổi gì mà dám dùng điện than ồ ạt, mặc dầu có thể có đầy than trong nước để khai thác lên....

Cụ nên hiểu và nhận thức là nếu nhiệt độ TB trái đất tăng lên 1 độ thì thảm họa nó như nào....mà VN là nước đầu tiên và trực tiếp gánh hậu quả này chứ không phải các nước G7.
Hiện nay, cụ xem ở ĐBS Cửu Long đó, tình trạng sói mòn bờ biển, sạt lở đất....vẫn hàng ngày đang diễn ra, cũng do biến đổi khí hậu đó. Giờ mà nước biển dâng lên 1-2 mét nữa thì hậu quả nó sẽ khủng khiếp thế nào ? Mà nhiệt độ TB trái đất chỉ cần tăng thêm 1 độ C nữa là mực nước biển sẽ dâng lên 5 mét đấy. :D
tào lao, từ bé đến h năm nào nó chả sụt, trước người ít thì nó sụt chả ai quan tâm, giờ lấn hết ra cả sông cả biển thì nó chả sụt
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Chém về NLTT của Đức, về tỉ lệ nguồn phát, các cụ nên tham khảo thêm tỉ lệ huy động thực tế nữa cho chuẩn nhé. Kẻo lại hiểu nhầm. Một lưu ý nữa là trước chiến tranh Nga _Ukraina Đức là nước xuất khẩu điện ròng. Tổng công suất lắp đặt vẫn lớn hơn nhu cầu dùng.


Đây là tỉ lệ công suất nguồn điện:

Theo kết quả tìm kiếm trên web, cơ cấu nguồn điện của Đức phụ thuộc vào nhiều nguồn khác nhau và có sự thay đổi theo năm. Dưới đây là một số thông tin về tỷ lệ các nguồn điện khác nhau trong năm 2021:

• Nguồn điện chính là các nguồn tái tạo (41%), trong đó gió chiếm phần lớn (22%), tiếp theo là năng lượng mặt trời (11%) và sinh khối (8%) https://ourworldindata.org/energy/country/germany https://www.statista.com/statistics/736640/energy-mix-germany/ https://www.destatis.de/EN/Themes/Economic-Sectors-Enterprises/Energy/Production/_node.html.

• Nguồn điện thứ hai là than đá và than nâu (28%), được coi là nguồn điện gây ô nhiễm nhất https://www.statista.com/topics/9998/energy-supply-in-germany/ https://ourworldindata.org/energy/country/germany https://www.dw.com/en/germany-coal-tops-wind-as-primary-electricity-source/a-59168105.

• Nguồn điện thứ ba là khí tự nhiên (15.4%), được sử dụng nhiều hơn so với các năm trước https://ourworldindata.org/energy/country/germany.

• Nguồn điện thứ tư là hạt nhân (6.2%), sẽ được Đức từ bỏ hoàn toàn vào cuối năm 2022 https://www.statista.com/topics/9998/energy-supply-in-germany/ https://www.destatis.de/EN/Themes/Economic-Sectors-Enterprises/Energy/Production/_node.html.

Đức đã tăng cường sử dụng các nguồn điện tái tạo kể từ năm 1990 và có kế hoạch loại bỏ dần các nguồn điện từ than trong tương lai https://www.statista.com/topics/9998/energy-supply-in-germany/ https://www.destatis.de/EN/Themes/Economic-Sectors-Enterprises/Energy/Production/_node.html.
Còn tỉ lệ huy động thực tế là như sau:

Theo kết quả tìm kiếm trên web, tỉ lệ huy động thực tế của các nguồn điện ở Đức hiện nay được tính bằng hệ số công suất (capacity factor), tức tỉ lệ giữa sản lượng điện thực tế và sản lượng điện tối đa có thể đạt được nếu hoạt động liên tục ở công suất định mức. Dưới đây là một số thông tin về hệ số công suất của các nguồn điện khác nhau ở Đức trong năm 2020:

• Nguồn điện có hệ số công suất cao nhất là hạt nhân (80.9%), do hoạt động ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết https://www.iea.org/reports/germany-2020.

• Nguồn điện có hệ số công suất thấp nhất là năng lượng mặt trời (10.6%), do phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời và có biến động lớn theo mùa https://www.iea.org/reports/germany-2020.

• Nguồn điện có hệ số công suất trung bình là than đá (38.4%), than nâu (38.3%), khí tự nhiên (33.8%), gió (21.6%) và thủy điện (13.9%) https://www.iea.org/reports/germany-2020.

• Nguồn điện có hệ số công suất tăng cao nhất so với năm 2019 là khí tự nhiên (+5.4%), do được sử dụng nhiều hơn để bù đắp cho sự giảm của than https://www.iea.org/reports/germany-2020.

• Nguồn điện có hệ số công suất giảm mạnh nhất so với năm 2019 là than (-7.7% cho than đá và -8.2% cho than nâu), do bị cạnh tranh bởi các nguồn điện rẻ hơn và sạch hơn https://www.iea.org/reports/germany-2020.

Theo kết quả tìm kiếm trên web, tổng công suất sản xuất và nhu cầu tiêu thụ điện hàng năm của nước Đức được thể hiện qua các chỉ số sau:

• Tổng công suất sản xuất điện (gross electricity generation) là lượng điện được sản xuất bởi các nhà máy điện và được đưa vào lưới điện quốc gia. Theo số liệu của Cục Thống kê Liên bang Đức (Destatis), tổng công suất sản xuất điện của Đức trong năm 2021 là khoảng 509 tỷ kWh https://www.destatis.de/EN/Themes/Economic-Sectors-Enterprises/Energy/Production/_node.html.

• Tổng công suất tiêu thụ điện (gross electricity consumption) là lượng điện được sử dụng bởi các người dân và doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả lượng điện bị mất trong quá trình truyền tải và phân phối. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tổng công suất tiêu thụ điện của Đức trong năm 2020 là khoảng 514 tỷ kWh https://ourworldindata.org/energy/country/germany.

• Tổng công suất nhập khẩu và xuất khẩu điện (net electricity imports and exports) là sự chênh lệch giữa lượng điện được nhập khẩu từ các nước khác và lượng điện được xuất khẩu ra ngoài. Theo số liệu của IEA, Đức là một nước xuất khẩu điện ròng, với tổng công suất xuất khẩu điện trong năm 2020 là khoảng 50 tỷ kWh, cao hơn lượng nhập khẩu là 33 tỷ kWh https://ourworldindata.org/energy/country/germany.
 

tuan_nguyen261188

Xì hơi lốp
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Thực ra tôi nói hơn 50% là nói hơi quá...gần mức 50% thì là chính xác hơn. Cụ xem Anh và Đức.

View attachment 7887381

Nếu xét điện NLTT + Thủy điện = điện xanh ...thì con số trên 50%.

Nguồn :
nếu tính như tây thì ta đã thừa xanh rùi nha cụ...cần gì phải xây thêm gió mặt trời làm gì nữa.
Tính NLTT + Thủy điện = điện xanh ...thì con số ở Việt nam cũng đã trên 40% rùi.
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
trong giai đoạn hiện này từ 2022 đến 2040 nha cụ.
Bùng nỗ phát triển công nghiệp mà không có đủ điện thì không làm được gì hết. Mà muốn đủ điện vừa nhiều vừa ổn định thì chỉ có hột nhận.

Muốn hiện đại hóa thì phài điện khí hóa, cơ giới hóa, tự động hóa toàn nền kinh tế nha cụ.
Quy hoạch điện 8 chỉ từ 2021 đến 2030 thôi cụ nhá ( có tính đến 2050) . Cho nên cái cụ kia bảo giai đoạn này thì nghiễm nhiên là 2021-2030.

Còn khi xây dựng quy hoạch điện 9 ( chắc tầm năm 2027-2028 bắt đầu triển khai ) thì lúc đó mới biết là có hột nhân hay không. Các cụ cứ đợi xem làm gì sốt ruột thế. Kể cả vài năm nữa bổ sung quy hoạch 8 ( sửa đổi ) vẫn được cơ mà :)))
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,501
Động cơ
408,540 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
View attachment 7887512

Của Đức năm 2022 đây các cụ nhé. Theo họ thống kê là suýt soát 50%, tính cả thủy điện.
"Năng lượng tái tạo" là khái niệm tổng hợp rất rộng, thậm chí có phần hổ lốn. Nó bao gồm cả những nguồn ổn định (thủy điện thường, thủy điện tích năng, địa nhiệt, biogas) và không ổn định (điện gió, điện mặt trời, điện sóng biển vv).

Nếu gom hết các nguồn tái tạo vào thì đúng là ở Đức hiện nay, năng lượng tái tạo đã chiếm 50% tổng sản lượng điện. Nhưng như vậy thì Việt nam cũng không kém, vì thủy điện cũng là năng lượng tái tạo.

Cái mà mọi người đang bàn luận về tính không ổn định và đắt đỏ của nó chỉ là 1 phần của năng lượng tái tạo, là điện mặt trời và điện gió. Ý tranh luận là 2 thứ này chỉ có thể chiếm khoảng dưới 40% tổng công suất phát điện để tránh nguy cơ rã lưới. Hiện nay ở Đức là khoảng 37%.
 
Chỉnh sửa cuối:

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
nếu tính như tây thì ta đã thừa xanh rùi nha cụ...cần gì phải xây thêm gió mặt trời làm gì nữa.
Tính NLTT + Thủy điện = điện xanh ...thì con số ở Việt nam cũng đã trên 40% rùi.
1. Bối cảnh của ta khác tây. Tây nó cho cả thủy điện vào ( tỷ trọng ít ) điện xanh. Của ta thủy điện chiếm nhiều và là nguồn rẻ, ổn định nên từ trước tới giờ vẫn coi là nguồn " bình đẳng " như điện than. Ta vẫn tách thủy điện riêng ra.với các nguồn năng lượng tái tạo " không ổn định " khác như gió và mặt trời...

2. Nhu cầu điện hàng năm vẫn tăng nên lộ trình phải bổ sung thêm nguồn điện, thủy điện thì không thể phát triển thêm được nữa, thì không phát triển thêm gió với mặt trời thì làm cái gì bù vào? cái 40% kia của cụ là đang tính ở thời hiện tại, cụ tính thêm 10-20-30 năm nữa xem thủy điện nó chiếm bao nhiêu?
 
Chỉnh sửa cuối:

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,949
Động cơ
428,658 Mã lực
Tiền ở đâu thì không thấy nói :))))
ngu.JPG
Cụ cười thì mời cụ về vườn. Điện là cốt tử của nền kinh tế, ai để thiếu điện thì cho về vườn.
EVN phải tham mưu. Bộ Công Thương phải đưa ra giải pháp, Bộ Tài Chính phải thu xếp vốn, các địa phương phải giải phóng mặt bằng...
Thủ tướng nên lập ra ban chỉ đạo quốc gia về điện, có thành viên bộ chính trị làm trưởng ban, tốt nhất thủ tướng làm trưởng ban luôn. Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Tìm ra được chiến lược đúng rồi vượt mọi khó khăn để làm. Cán bộ ở ngành nào, địa phương nào làm không hết sức, không đạt yêu cầu công việc thì cho về nhà chăn vịt, tìm và mời được người có tài có tâm.
 

HLong_HN

Xe máy
Biển số
OF-834442
Ngày cấp bằng
26/5/23
Số km
70
Động cơ
385 Mã lực
Tuổi
44
"Năng lượng tái tạo" là khái niệm tổng hợp rất rộng, thậm chí có phần hổ lốn. Nó bao gồm cả những nguồn ổn định và không ổn định.

Nếu gom hết các nguồn tái tạo vào thì đúng là ở Đức hiện nay, năng lượng tái tạo đã chiếm 50% tổng sản lượng điện. Nhưng như vậy thì Việt nam cũng không kém, vì thủy điện cũng là năng lượng tái tạo.

Cái mà mọi người đang bàn luận về tính không ổn định và đắt đỏ của nó chỉ là 1 phần của năng lượng tái tạo, là điện mặt trời và điện gió. Ý tranh luận là 2 thứ này chỉ có thể chiếm khoảng dưới 40% tổng công suất phát điện để tránh nguy cơ rã lưới. Hiện nay ở Đức là khoảng 37%.
Cảm ơn cụ đã bổ sung thông tin. Thớt dài quá em không đọc lại hết. Con số trên hình em cộng lại của Đức thì phần gió, mặt trời cũng chỉ 35%.

Tuy nhiên để vận hành ổn định hệ thống với tỉ lệ cao của NLTT là hoàn toàn có thể ạ. Chỉ có điều chi phí sẽ khá cao ở thời điểm này. Nước Đức có khả năng tăng tỉ lệ NLTT được vì chi phí điện năng của người dân Đức trả đang rất cao rồi.
1686110613644.png

https://www.cleanenergywire.org/factsheets/what-german-households-pay-electricity

Sở dĩ em nghĩ Đức có thể làm được là trong giá điện của họ phí truyền tải khá đáng kể, và có thêm renewable surchage (end user phải trả).
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
[
Cụ cười thì mời cụ về vườn. Điện là cốt tử của nền kinh tế, ai để thiếu điện thì cho về vườn.
EVN phải tham mưu. Bộ Công Thương phải đưa ra giải pháp, Bộ Tài Chính phải thu xếp vốn, các địa phương phải giải phóng mặt bằng...
Thủ tướng nên lập ra ban chỉ đạo quốc gia về điện, có thành viên bộ chính trị làm trưởng ban, tốt nhất thủ tướng làm trưởng ban luôn. Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Tìm ra được chiến lược đúng rồi vượt mọi khó khăn để làm. Cán bộ ở ngành nào, địa phương nào làm không hết sức, không đạt yêu cầu công việc thì cho về nhà chăn vịt, tìm và mời được người có tài có tâm.
Gớm, chả đợi cụ nhắc, cụ làm được mời cu lên để cụ khác về vườn :))

Việc xây dựng ngành điện VN vừa đủ, vừa ổn định, vừa "xanh" theo yêu cầu thế giới, vừa có giá thành hợp lý cho dân chúng, là một bài toán cực kỳ phức tạp và to lớn mà riêng ngành điện không thể giải quyết được. Nó đòi hỏi ý chí, kiến thức và quyền lực ở cấp tối cao. Đáng tiếc là qua những động thái thời gian qua, tôi thấy cả 3 yếu tố đó đều không đủ.
 

Tranhoanevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834265
Ngày cấp bằng
23/5/23
Số km
682
Động cơ
5,081 Mã lực
Cụ cười thì mời cụ về vườn. Điện là cốt tử của nền kinh tế, ai để thiếu điện thì cho về vườn.
EVN phải tham mưu. Bộ Công Thương phải đưa ra giải pháp, Bộ Tài Chính phải thu xếp vốn, các địa phương phải giải phóng mặt bằng...
Thủ tướng nên lập ra ban chỉ đạo quốc gia về điện, có thành viên bộ chính trị làm trưởng ban, tốt nhất thủ tướng làm trưởng ban luôn. Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Tìm ra được chiến lược đúng rồi vượt mọi khó khăn để làm. Cán bộ ở ngành nào, địa phương nào làm không hết sức, không đạt yêu cầu công việc thì cho về nhà chăn vịt, tìm và mời được người có tài có tâm.
Cụ lại làm em nhớ cái thời Bác Sáu Dân khi mới lên ghế TT..thành lập ngay "Tổ chiến lược" mà trong đó Bác Thái Phụng Nê là tổ viên.Em có cảm tình ngay từ khi đó nhưng mãi năm 97 em mới vào "ngành"😍
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,949
Động cơ
428,658 Mã lực
[

Gớm, chả đợi cụ nhắc, cụ làm được mời cu lên để cụ khác về vườn :))
Cụ có tin là em làm được không :)
Làm có phương pháp là sẽ ra hết nếu em có quyền.
Em cũng có bằng cấp quản trị kinh doanh đấy chỉ không có bằng chính trị cao cấp thôi :)
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,949
Động cơ
428,658 Mã lực
Cụ lại làm em nhớ cái thời Bác Sáu Dân khi mới lên ghế TT..thành lập ngay "Tổ chiến lược" mà trong đó Bác Thái Phụng Nê là tổ viên.Em có cảm tình ngay từ khi đó nhưng mãi năm 97 em mới vào "ngành"😍
Việc điện đóm này quá khó, cần chuyên môn cao, cần đầu óc siêu việt, cần tầm nhìn xa, cần cái tâm sáng không vụ lợi.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,501
Động cơ
408,540 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cảm ơn cụ đã bổ sung thông tin. Thớt dài quá em không đọc lại hết. Con số trên hình em cộng lại của Đức thì phần gió, mặt trời cũng chỉ 35%.

Tuy nhiên để vận hành ổn định hệ thống với tỉ lệ cao của NLTT là hoàn toàn có thể ạ. Chỉ có điều chi phí sẽ khá cao ở thời điểm này. Nước Đức có khả năng tăng tỉ lệ NLTT được vì chi phí điện năng của người dân Đức trả đang rất cao rồi.
View attachment 7887622
https://www.cleanenergywire.org/factsheets/what-german-households-pay-electricity

Sở dĩ em nghĩ Đức có thể làm được là trong giá điện của họ phí truyền tải khá đáng kể, và có thêm renewable surchage (end user phải trả).
Tôi đã nói trong vài post trước đây. Khả năng điều tiết điện gió/ĐMT với nguồn phát sẵn có trên lưới là khoảng 10-15%. Trên mức này thì phải có các biện pháp bổ sung, có mấy cách:

- Duy trì các nhà máy phát điện back-up, thích hợp nhất là điện khí, với công suất khoảng 2/3 đến bằng công suất trội lên.
- Hoặc đầu tư thủy điện tích năng chạy điện gió/ĐMT để phân phối lại công suất và tham gia phát back-up (vì khả năng điều hòa tần số của thủy điện tích năng rất tốt).

Cả hai cách này đều vô cùng tốn kém và có khả năng đẩy giá điện lên rất cao.
 

Tranhoanevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834265
Ngày cấp bằng
23/5/23
Số km
682
Động cơ
5,081 Mã lực
Việc điện đóm này quá khó, cần chuyên môn cao, cần đầu óc siêu việt, cần tầm nhìn xa, cần cái tâm sáng không vụ lợi.
Trên hết là "Tổng chỉ huy" phải đặt lợi ích của Quốc gia,của Dân tộc lên trên "lợi ích nhóm"!!!
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,949
Động cơ
428,658 Mã lực
Trên hết là "Tổng chỉ huy" phải đặt lợi ích của Quốc gia,của Dân tộc lên trên "lợi ích nhóm"!!!
Tài - Đức phải ngang nhau. Có Tài mà không có Đức cũng chết, có Đức mà không có Tài cũng chết vì việc này quá khó.
 

HLong_HN

Xe máy
Biển số
OF-834442
Ngày cấp bằng
26/5/23
Số km
70
Động cơ
385 Mã lực
Tuổi
44
1686111736139.png

1686111776639.png

rachfan Nhân tiện đang mở trang web, em lấy luôn số liệu của Đan Mạch, tỉ lệ tái tạo còn cao hơn Đức. Giá spot trung bình năm 2022 khoảng 0.22 Eur/kWh, giá bán lẻ sẽ cao hơn. Năm ngoái là năm Đan Mạch bị ảnh hưởng nặng nề do xung đột Nga - Ukraine khi giá spot tăng gần gấp đôi.

Em là người ủng hộ EVN. Tuy nhiên nếu nhìn xa thì em nghĩ cần quyết tâm hơn để phát triển điện xanh, giá công nghệ đang giảm dần. Mặt khác Việt Nam cũng không có nhiều lựa chọn, điện than được coi là rẻ nhưng đang bị chặn hết mọi nguồn phát triển.
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,949
Động cơ
428,658 Mã lực
Ta quay lại vấn đề "kỹ thuật" Cụ nhé..em hết dệu rồi😊
Vấn đề " Kỹ Thuật " của cụ bây giờ chỉ còn là điều kiện " đủ " thôi. Điều kiện " cần " nằm ở chỗ khác.
Nó là chiến lược phát triển ngành điện đúng đắn. Vạch ra rồi thì tất cả phải cùng làm với quyết tâm cao nhất. EVN chỉ là người thực thi sau thôi.
Ví dụ như quyết làm điện hạt nhân thì không cho phép ai bàn lùi nữa. Chứ mới đưa ra đã có bộ ban ngành khác nói " tiền đâu làm ? ", rồi địa phương chối đây đẩy không đồng ý cho đặt ở tỉnh mình, rồi sợ Mỹ, sợ TQ, sợ Nga dỗi... vân vân và mây mây thì mút mùa triển khai được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,146
Động cơ
220,329 Mã lực
Sở dĩ em nghĩ Đức có thể làm được là trong giá điện của họ phí truyền tải khá đáng kể, và có thêm renewable surchage (end user phải trả).
Nói chuyện Đức làm gì phí giáy, có nước nào theo nó đâu, em theo Mỹ nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top