[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

type

Xe tăng
Biển số
OF-452504
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,149
Động cơ
203,971 Mã lực
Các cụ ở đây luôn mặc định rằng EVN bị lỗ là do giá bán ra thấp hơn chi phí đầu vào.
Nhưng các cụ đã khi nào nghĩ là chi phí đầu vào của EVN đang bị đội lên cao quá không. Cái này mà động vào chắc là lò phải cháy đc mấy năm nên nhiều cụ có vẻ không thích thanh tra EVN thì phải.
Ôi cái năm nào có lũ lớn các nhà máy thủy điện nhỏ còn xin được phát điện bán với giá gần 0đ "ông Cụ" kìa. Em chỉ thấy với tình hình còn chiến tranh ủy nhiệm như hiện tại và mấy ông châu âu tự mình cai nghiện "thuốc" Nga giờ đi tranh nhập tài nguyên khoáng sản với mấy ông đang pt nhưng ít tiền như Việt Nam thì giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất điện còn lên dài dài.
Than Việt Nam không còn nhiều, nhưng không phù hợp để đốt phát điện nhé. "Chết tiền".
 

Doubleqn

Xe buýt
Biển số
OF-692770
Ngày cấp bằng
28/7/19
Số km
957
Động cơ
105,530 Mã lực
Tuổi
46
Theo em nên cách chức Tổng giám đốc EVN. Lập 1 tranh cử cho vị trí này. Ai có kế sách hay nhất thì được trúng cử.
Rồi quan trọng là tìm có được ai đáp ứng các tiêu chí mà các cụ trên OF yêu cầu không mới quan trọng :D
 

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
465
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Cái chính là chậm duyệt QH8 làm thời gian thực hiện rút ngắn lại chỉ còn 7 năm. Ko vắt chân lên cổ mà chạy từ bây giờ thì lại vỡ toe toét

P/s. Khi vỡ 7 sát đít rồi mới cuống lên, cứu bằng 1 giải pháp khá trời ơi là điện gió điện mt :) thiếu đồng bộ thủy điện tích năng, vv ko biết khi vỡ 8 thì lấy cái gì cứu đây? Mời các cụ cùng bàn thêm

Rất may trời cho con covid. Chứ ko thì đã vỡ mẹt điện từ năm 2020
Thật ra anh công thương phá vỡ điện VII rồi cụ , EVN cũng đã nói ai xây nông trại điện thì phải có lưu trữ , đây anh công thương và sân sau cụ nghiên xây bất chấp kệ đường truyền tải để cho được quy hoạch .
Bây giờ đang cho báo chí tấn công điện thiếu sao Ko nối gió với mặt trời vào , ba cái điện đó chỉ cục bộ mà đòi truyền tải ra miền Bắc .
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,334
Động cơ
51,762 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
“Vì sao tập đoàn mẹ là EVN thì báo lỗ, nhưng các đơn vị thành viên lại có lãi? Cơ chế độc quyền có dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả, thao túng thị trường điện không?… Đề nghị Chính phủ thành lập đoàn thanh tra đặc biệt để xem xét vấn đề này”. Đây là nội dung cuộc phỏng vấn của phóng viên VOV.VN với ĐBQH Lê Thanh Vân, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau.

PV: Thưa ông, tình trạng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục luân phiên cắt điện trên cả nước khiến người dân bức xúc cho rằng, việc điều hành, quản lý của EVN yếu và do cơ chế độc quyền gây ra, ý kiến của ông về vấn đề này?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những thiết chế kinh tế trụ cột, có sứ mệnh bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có cả việc bảo đảm cung cấp điện sản xuất, cho quản lý và cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng thiếu điện và cắt điện sinh hoạt của người dân xuất hiện nhiều nơi trong cả nước, các nhà máy sản xuất điện ở miền Bắc phải giảm sản xuất điện, do EVN cắt điện 50%.

ĐBQH Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ thanh tra đặc biệt EVN - Ảnh 1.

Đặc biệt, việc cắt điện sinh hoạt của người dân trong những thời điểm thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng với nhiệt độ tăng cao đang diễn ra chưa phản ánh đúng tinh thần phục vụ nhân dân là rất đáng trách. Điều này khẳng định rằng nhiệm vụ chính trị, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân của EVN không hoàn thành.

Tôi không hiểu tại sao bao nhiêu năm qua EVN vẫn không cân đối được nguồn điện, để đến mức hễ cứ vào thời kỳ cao điểm là thiếu điện, rồi cắt điện, không phát điện, trong khi lại phải nhập khẩu điện và giá điện liên tục tăng. Nếu thiếu đường truyền tải, tại sao lại không cho các DN khác (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) đầu tư thêm 1 đường dây 500 kV thứ 2? Trong 10 năm qua, giá điện tăng đến 8 - 9 lần, cụ thể từ năm 2011 đến nay, giá điện đã tăng khoảng 30%, từ mức giá 1.304 đồng lên 1.920,3732 đồng. Còn từ 1/3/2009 đến nay, giá điện bình quân của EVN đã nhiều lần điều chỉnh, từ mức 948,5 đồng/kWh lên 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tăng gần 100% - ngang bằng mức tăng lương cơ sở của cán bộ, công nhân viên.

EVN hiện nay đang trực tiếp quản lý khai thác một số nhà máy điện, như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy thủy điện Lai Châu và các nhà máy điện khác ở Tuyên Quang, Trị An, Ialy, Sê San…Về cơ bản, đến nay các nhà máy điện này đã hết khấu hao, không phải mất chi phí nguyên liệu đầu vào, chỉ việc khai thác và lãi nên nói lỗ là điều khó có thể chấp nhận. Nhiều ý kiến từ người dân cho rằng, việc cắt giảm điện trong lúc nắng nóng là có chủ ý của EVN nhằm gây sức ép để tăng giá điện.

Hiện nay, theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, 3/7 nhà máy điện than không chạy hết công suất do yếu tố kỹ thuật (nước lò bị nóng). Các nhà máy điện do EVN quản lý đóng góp vào tổng công suất của điện năng toàn quốc khoảng 11%, còn 12% là do EVN cổ phần hóa với các DN khác. Số điện còn lại là mua, bán điện với các tổ chức kinh tế bên ngoài, trong đó đáng kể nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Than khoáng sản. Trong cơ cấu điện năng, điện than vẫn đang chiếm 32%.

Đối với điện năng lượng tái tạo, vừa rồi họp Tổ Đại biểu Quốc hội thảo luận về KT-XH, nhiều ĐBQH cho rằng, một đất nước có thể gọi là cường quốc về điện gió và điện mặt trời, nhưng đến bây giờ tỷ trọng điện năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện chỉ chiếm khoảng 26%. Tôi không hiểu ngành điện bao nhiêu năm đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho khai thác và có cả những chiến lược phát triển như thế; Với những “tài năng trẻ” thăng tiến như trên trời rơi xuống, mà bây giờ EVN luôn báo lỗ hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm và điện cung ứng cho sản xuất, quản lý, tiêu dùng vẫn luôn ở trạng thái bấp bênh.

Vậy ý nghĩa là một Tập đoàn kinh tế của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của ngành điện như thế nào? Tinh thần phụng sự nhân dân như thế nào, có hoàn thành hay không? Tôi đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo làm rõ vấn đề này.

ĐBQH Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ thanh tra đặc biệt EVN - Ảnh 3.
Nhiều ĐBQH cho rằng, có thể coi Việt Nam là một cường quốc về điện gió và điện mặt trời.
PV: Quan điểm của ông thế nào khi EVN kêu lỗ và tiếp tục đề nghị tăng giá điện lần 2 vào tháng 9 tới đây, trong khi 5 đơn vị trực thuộc EVN hiện cung cấp, phân phối điện cho 63 tỉnh, thành trên cả nước đang có hàng chục nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: EVN kêu lỗ nhưng 5 đơn vị thuộc EVN là Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC), Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) và Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) lại báo lãi. Tất nhiên là lãi so với cùng kì năm trước không cao hơn, nhưng vẫn là có lãi.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao trong lúc các đơn vị thành viên có doanh số tăng, lãi tăng, trong đó có công ty gửi ngân hàng ít khoảng 4.000 tỷ đồng, công ty nhiều gửi đến 10.000 tỷ đồng, tức là số tiền gửi lên đến hàng chục nghìn tỷ và ngay cả các DN bán điện cho EVN cũng đều có lãi lớn, vậy tại sao EVN lại báo lỗ? Phải chăng đây là cách đẩy cái lỗ về cho tập đoàn mẹ và đẩy lãi về cho các đơn vị thành viên? Đây là câu hỏi lớn, rất cần có câu trả lời.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Kinh tế khó khăn, người dân phải thắt lưng buộc bụng, nhiều hộ không dám sử dụng điện nhưng EVN vẫn đề xuất nâng giá điện. Lãnh đạo EVN có biết rằng, có biết bao người dân phải ăn cơm trong bóng tối, với nhiệt độ trong ngày là 42 độ và mồ hôi chảy ròng ròng vì thiếu điện không? Các vị nhập vai vào người dân trong điều kiện ấy bao giờ chưa?
Về bản chất, EVN là DN nên bên cạnh việc trực tiếp sản xuất ra 11% sản lượng và 12% cổ phần còn lại là đi mua từ bên ngoài. Tôi nhớ không nhầm thì chênh lệch giá từ mua đến bán khoảng 30% - 37%. Đợt dịch, EVN báo lỗ vì DN hoạt động cầm chừng, nhưng bây giờ hết dịch rồi, mới cần điện phục vụ sản xuất, tiêu dùng và trong khi nền kinh tế đang khó khăn, đang rất cần năng lượng để phục hồi kinh tế, thì EVN lại cắt điện và đòi tăng giá điện. Điều này sẽ tác động rất lớn tới cả nền kinh tế.


Tôi được biết, EVN đang đầu tư thêm 2 tổ máy tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình (mở rộng) với số vốn là 9.200 tỷ hiện chưa biết hiệu quả ra sao. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tiền khả thi dự án này, đã có cảnh báo sạt lở, mực nước thủy điện ở lòng hồ Hòa Bình không đủ cho các tổ máy hiện tại hoạt động, nhưng không hiểu sao 2 tổ máy vẫn được đầu tư xây dựng? Tôi cũng được phản ánh rằng, quá trình thi công dự án này liên tục gặp sạt lở bờ sông, tác động cả đến trụ sở của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hòa Bình, phải khắc phục với hàng trăm tỷ đồng. Tôi đề nghị phải xác minh, điều tra làm rõ vấn đề này.

Trở lại câu chuyện EVN giai đoạn trước (vào khoảng năm 2014), Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về hàng loạt vi phạm của EVN, nhưng tôi nhận thấy khâu xử lý sai phạm phần lớn là giao cho Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số địa phương liên quan đứng ra xử lý trách nhiệm của tập thể và các cá nhân liên quan. Trong khi đó, theo Kết luận có nhiều sai phạm rất nghiêm trọng, chẳng hạn như đầu tư ngoài ngành trái với tôn chỉ, mục đích hoạt động vượt vốn điều lệ tới hơn 45.000 tỷ đồng, đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không đúng quy định hơn 1.900 tỷ đồng... rồi chỉ định thầu sai, hạch toán sai cùng rất nhiều vấn đề nhưng chỉ xử lý chiếu lệ.

PV: Từ những vấn đề trên, ông có kiến nghị gì để việc điều hành điện đảm bảo cung ứng cho sản xuất, sinh hoạt và minh bạch giá điện?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Tôi đề nghị Chính phủ phải thành lập ngay đoàn thanh tra đặc biệt, với thành phần gồm Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét nghiêm cẩn một số vấn đề.

Một là, xem lại kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2014 về một loạt sai phạm của EVN và việc này cần phải báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xem xét lại.

Hai là, cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi.

Ba là, xem xét việc đầu tư thủy điện Hòa Bình mở rộng, làm rõ vì sao có cảnh báo sạt lở vẫn cứ làm, có phải vì thế mà lỗ không và hiệu quả như thế nào, quá trình triển khai thi công ra sao, có vi phạm pháp luật không?

Bốn là, làm rõ vì sao trong năm 2022 là năm cả nước đang thoát khỏi đại dịch, so với những năm trước đây việc sử dụng điện năng không nhiều. Thế nhưng EVN lại báo lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng và đề nghị tiếp tục tăng giá vào tháng 9 tới đây.

ĐBQH Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ thanh tra đặc biệt EVN - Ảnh 5.
Đến nay tỷ trọng điện năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện chỉ chiếm khoảng 26%.
Ngoài ra, để ngăn tránh cơ chế độc quyền, khả năng lộng hành giá và thao túng thị trường điện, tôi cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu để sớm tách EVN ra làm 2 Tổng công ty độc lập. Đó là: Tổng công ty truyền tải điện, quản lý hệ thống truyền tải 220 kV trở lên theo đúng Luật Điện lực và 1 Tổng công ty phân phối điện trên cơ sở cổ phần hóa các công ty phân phối trực thuộc Tổng công ty phân phối điện.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định cổ phần hóa các nhà máy điện hiện nay do EVN đang hạch toán phụ thuộc, để lấy tiền đầu tư cho hệ thống đường dây truyền tải, nhằm giảm áp lực về truyền tải. Tôi cùng đề nghị Chính phủ sớm thực hiện lộ trình xã hội hóa đối với ngành điện, để chấm dứt tình trạng độc quyền như hiện nay, bởi độc quyền sẽ dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả và thao túng thị trường điện.

PV: Xin cảm ơn ông!./.
PV phỏng vấn như theo đơn đặt hàng :D
 

type

Xe tăng
Biển số
OF-452504
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,149
Động cơ
203,971 Mã lực
:))) bối rối điện mặt trời...nhiệm kỳ của a piza chắc nhiều anh đang vã mồ hôi hột
May mà con vợ hắn phá chân ghế cha đó mới "rụng" giữa chừng. Chứ giờ còn ở chắc rụng luôn dây truyền tải bởi mấy cái dự án mà hắn phê.
 

cr7m10

Xe tải
Biển số
OF-594789
Ngày cấp bằng
16/10/18
Số km
465
Động cơ
133,248 Mã lực
May mà con vợ hắn phá chân ghế cha đó mới "rụng" giữa chừng. Chứ giờ còn ở chắc rụng luôn dây truyền tải bởi mấy cái dự án mà hắn phê.
cụ nói nửa đúng nửa không đúng :)) nửa đúng là nhờ mụ đó mới về, nửa không đúng là mấy cái mặt trời và gió là mụ ấy phê duyệt, lão kia ký vui thôi :)))
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,251
Động cơ
3,564,067 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Mai nó cắt phép nghỉ mẹ hết thì nhân dân nóng nhe bựa ra cả chứ lại còn thanh tra. Thôi để mùa đông man mát rồi thanh tra thanh mẹ gì kệ các ông. Rách việc.
Lão quả là nhìn xa trông rộng. Em cần điện để mát và chém OF đã. Lãi lỗ của bọn nó để mùa đông hãy tính. :D
Chờ thêm mấy tháng nữa chắc nó chả lỗ thêm nhiều lắm đâu.:))
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Thế thì phải hỏi lại ông bên trên ông nghị gật xem đã làm đúng chưa thôi, thế đại biểu quốc hội cũng khác gì người không có tiếng nói, cứ nói cho sướng mồm, còn bên trên gật hay không thì kệ.
Không khác gì ở nhà, cho con có ý kiến, nhưng bố có làm hay không thì lại là việc của bố, ý kiến của trẻ con chấp gì.
phét.
BOT thì một cột điện cũng chả trồng được.
đã DN nào thỏa thuận đền bù lấy được đất của dân chưa?

không chỉ vụ này, mà hầu hết ý kiến đbqh đều như thầy bói xem voi. không có đánh giá tổng thể. chủ túm lấy vài mẩu tin báo chí rồi đưa ra tán chuyện!

đến lúc cần làm việc khoa học hơn. mỗi dự án luật cần là một đề tài nghiên cứu khoa học, phản biện khoa học, đánh giá tổng thể nền khxh đất nước đang thế nào với cái lĩnh vực đang bàn? cần điều chỉnh gì? điều chỉnh thế thì ai lợi, ai hại? thông lệ quốc tế thế nào? khả năng đáp ứng của xh thế nào? tính khả thi thế nào? hệ thống vận hành thế nào? ...

đừng làm kiểu Thủng đâu vá đấy. hậu quả là Luật hình sự ra đời 3 năm sau mới thi hành được, căn cước công dân sửa đi sửa lại, luật phá sản phá sản ngay từ khi ra đời, tiêu chuẩn PCCC giết cả ngàn DN, phải sửa...
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,393
Động cơ
264,616 Mã lực
Gớm.
À quên Vâng

Không có tý nhà nước bù lỗ thì ngoài đảo, trên núi cũng có ccc viễn thông mà dùng nhá.
Ngay đến nước, mới chập cheng vài thằng tư nhân mà nó đã cho ăn nước lẫn dầu mỡ cut đai đầy đấy thôi.
Tư nhân hoá dân Hà Nội gặp ngay nước sông Đà bẩn với nước sông Đuống giá cao! Nhà em cứ nước Tương Mai nước Yên Phụ mà dùng! Nhà nước quản lý lại ngon
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Tư nhân hoá dân Hà Nội gặp ngay nước sông Đà bẩn với nước sông Đuống giá cao! Nhà em cứ nước Tương Mai nước Yên Phụ mà dùng! Nhà nước quản lý lại ngon
Cụ cứ ăn nước tương mai nhà cụ, còn bọn em vẫn ăn nước sông đuống nhà em.
Nếu nhà em không ăn nước sông đuống, thì sau này cụ không được hưởng lợi từ những người tiên phong như đội nhà em đâu. Nước trong vắt, áp lực cao quá ngọn tre, 24/7 không phải dùng máy bơm lên téc.
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,335
Động cơ
567,275 Mã lực
Mời đb đọc báo trước khi phát biểu
...
Sao ko so sánh luôn GDP bình quân của Đan mạch là 75kusd năm 2021, gấp gần 20 lần VN, trong khi giá điện cao hơn có 6 lần?
Đừng bao giờ so sánh 1 cách khập khiễng như vậy, nó thể hiện sự ngược lại của thông minh đấy! Dù có thế nào, ý kiến của ĐBQH cũng là sự phản biện cần thiết với 1 ngành độc quyền như ngành điện.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Sao ko so sánh luôn GDP bình quân của Đan mạch là 75kusd năm 2021, gấp gần 20 lần VN, trong khi giá điện cao hơn có 6 lần?
Đừng bao giờ so sánh 1 cách khập khiễng như vậy, nó thể hiện sự ngược lại của thông minh đấy! Dù có thế nào, ý kiến của ĐBQH cũng là sự phản biện cần thiết với 1 ngành độc quyền như ngành điện.
Mấy bố cứ yêu câu đại biểu QH phải có dự án nghiên cứu tổng thể rồi mới phát biểu, nếu làm được việc đó thì thành nhà làm chính sách rồi, đại biểu gì nữa. :P
 

Alongcamepolly06

Xe container
Biển số
OF-709649
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
6,184
Động cơ
727,046 Mã lực
Nơi ở
bushcraft
Các cụ Nghị rung là đúng, dân kêu mãi vẫn thế, rung một tí để có cơ sở ban ngành vào chỉnh đốn thì may ra bơn bớt cái lãng phí, chậm chạp của bên điện lực!
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,553
Động cơ
508,579 Mã lực
Sao ko so sánh luôn GDP bình quân của Đan mạch là 75kusd năm 2021, gấp gần 20 lần VN, trong khi giá điện cao hơn có 6 lần?
Đừng bao giờ so sánh 1 cách khập khiễng như vậy, nó thể hiện sự ngược lại của thông minh đấy! Dù có thế nào, ý kiến của ĐBQH cũng là sự phản biện cần thiết với 1 ngành độc quyền như ngành điện.
nghèo không ai thương.
Không phải vì GDP thấp mà mua được than, khí.. giá rẻ
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,991
Động cơ
203,176 Mã lực
Tuổi
44
Vâng

đúng là các ngành nghề, lĩnh vực cũng còn bất cập, sai sót nhiều.
Dưng đã làm thân ĐB, lại đứng giữa nghị trường oang oang thì cũng phải nghe hai tai đã.

Ví dụ như hôm trước có bà nghị ngoạc lên là sách nọ sách kia bộ bảo phải sửa đổi/bổ sung nhưng đến nay các cô giáo chưa nhận được sách mới (rồi còn bảo tôi có đị chỉ cụ thể luôn, nếu bộ cần thì tôi đưa). Trong khi các báo cáo có từ trước đó đều là việc sửa đổi/bổ sung sách được thực hiện trước khi sách phát hành.

Hay ngay như sáng nay, có đb chất vấn "Có một thực trạng là nhiều học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở lại không thi được vào các trường trung học phổ thông công lập. Cho nên chọn học các trường trung cấp này chỉ với mục đích là có tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông rồi lại tiếp tục thi vào các trường đại học. Như vậy là có sự lãng phí không hề nhỏ trong đào tạo trung cấp nghề”.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết có khảo sát cụ thể về vấn đề này chưa và giải pháp của Bộ để khắc phục trong thời gian tới.



và những ví dụ kiểu ĐB chỉ nghe 1 tai rồi chém (à, kiến nghị/ chất vấn chứ nhỉ) thì nhiều nhiều và nhiều lắm ạ

Thế thì phải hỏi lại ông bên trên ông nghị gật xem đã làm đúng chưa thôi, thế đại biểu quốc hội cũng khác gì người không có tiếng nói, cứ nói cho sướng mồm, còn bên trên gật hay không thì kệ.
Không khác gì ở nhà, cho con có ý kiến, nhưng bố có làm hay không thì lại là việc của bố, ý kiến của trẻ con chấp gì.
Mấy bố cứ yêu câu đại biểu QH phải có dự án nghiên cứu tổng thể rồi mới phát biểu, nếu làm được việc đó thì thành nhà làm chính sách rồi, đại biểu gì nữa. :P
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top