- Biển số
- OF-753624
- Ngày cấp bằng
- 20/12/20
- Số km
- 4,953
- Động cơ
- 22,702 Mã lực
Hết khẩu phần riệu mời cụ. Đúng là bản chất nó đơn giản như vậy thôiEm nản với mấy ông nghị kiểu này
Túm lại mình hiểu vấn đề evn rất đơn giản trên phương diện cung cầu thôi. EVN bản chất là chủ thể đi mua điện từ các nhà máy. Nguyên tắc pricing giá của các nhà máy điện là các nhà máy điện vận hành theo kiểu gia công cho EVN, chi phí NVL chính được EVN bao thầu, thanh toán + chi phí cố định của các nhà máy là ra được giá mua điện của EVN (đương nhiên phải trên nguyên tắc đủ để bù đắp chi phí đầu tư). Nên dù là hình thức điện gì đi chăng nữa, đầu vào của EVN biến động theo giá thị trường.
Thứ hai là EVN huy động điện dựa theo khả dụng của nguồn và giá điện các nhà máy chào lên hệ thống điện cạnh tranh; người ta sẽ ưu tiên nguồn giá rẻ để huy động theo chu kỳ 30 phút hay 1 tiếng gì đó... vì vậy đừng thắc mắc tây giá rẻ nọ kia, nhiều thời điểm các nhà máy điện Việt nam phát lên lưới với giá 0 đồng và họ phải chịu như thế vì chi phí dừng tổ máy và lên lại còn tốn kém hơn.
Hiện tại, khi nhu cầu điện năng cao chót vót do thời tiết, đương nhiên sẽ huy động tối đa các nguồn điện cả giá rẻ và giá cao nên đầu vào EVN rất cao mà bán ra theo biểu giá nhà nước thì sẽ có lúc lãi lúc lỗ nhưng thời điểm này là lỗ nhiều hơn (chưa tính đến chi phí truyền tải, phân phối...).
1 bên mua vận hành theo thị trường trong khi bên bán lại vận hành theo cơ chế giá cố định đương nhiên là một bất cập lớn...vấn đề này phát sinh từ trong covid nhưng lúc đó nhu cầu điện không cao 1 phần do thời tiết mát mẻ 1 phần do nhu cầu phụ tải thấp do covid. Giờ mới bộc lộ ra. Vì vậy, có thể công ty sản xuất điện lãi, EVN lỗ, nhưng tựu chung lại khi consolidate báo cáo tài chính của EVN lại sẽ là lỗ.
Thứ ba là thiếu điện trầm trọng thì đương nhiên ạ. Nguyên tắc chủ đầu tư làm điện là phải có lợi mới làm vì điện làm rất rủi ro, đầu tư lớn, hoàn vốn lâu, rủi ro vận hành cao. Nhưng việc tham gia COP gì đó làm cơ hội phát triển điện than chấm dứt (mà cũng éo còn than mà phát); LNG thì giá cao không thể làm được PPA, Thủy điện thì hết nguồn làm, Điện gió điện mặt trời nếu không có giá FIT thì chắc là không hiệu quả (vì thời gian khả dụng thấp)... dẫn đến thực sự là đầu tư điện mới không còn hấp dẫn. Mấy năm qua ở miền bắc được con BOT Hải Dương và con Thái bình 2 nhưng không đảm bảo được nhu cầu tăng.
Túm lại, cần một cơ chế giá bán lẻ mới, cởi mở, tuân theo cung cầu hơn thì EVN mới sống, chính sách mua điện mới cởi mở và mới hấp dẫn được các nguồn điện mới
PR EVN nên học cụ truyền thông thật đơn giản nhưng đúng bản chất và thực tế