[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Sáng nay, em đọc ở báo Tuoitre đưa tin này mà thấy choáng quá.
Đúng là tư duy thế này thì ngành điện còn thiếu dài và chúng ta nên quen dần cắt điện luân phiên các cụ nhé (Dừng nhà máy Đạm mà cứ nghĩ đơn giản như dừng con xe máy :) )

Mời các cụ/mợ thắc mắc vì sao "không cho" điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) hoà vào lưới điện đọc bài của cụ rachfan - người có chuyên môn về vấn đề này




Giải thích về Thuỷ điện tích năng
Cụ rachfan giảng thật dễ hiểu
E làm việc với một hội chgia điện mà ko ai nói suc tích được nhu cụ

Vodka cụ
 

No Fear

Xe điện
Biển số
OF-22494
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
2,469
Động cơ
515,542 Mã lực
Dự báo nhu cầu điện cho mùa nóng chắc chắn không quá khó thế mà trước đó 2 tháng EVN vẫn không chịu nhập than về mặc dù đã có hợp đồng trúng thầu. PVN cũng huỷ gói thầu Sông Hậu 1 không lý do cách đây hai tuần. Các anh coi đất nước này như bàn cờ nhà mình vậy.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
bác tính giá 2500đ là bao gồm truyền tải + chạy nền bù hay sao? Chứ giá bình quân mua ĐMT hiện nay chỉ có 2050đ. Nếu tính truyền tải vào thì có trừ phần truyền tải của các anh kia ra không? Mà EVN có làm ra bảng tính được khoản chi phí truyền tải + bù đó cho tất cả các loại hình điện chưa bác?
Truyền tải có sẵn khác với phải dựng thêm để tải!
ĐMT chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ, nơi chỉ có các đường truyền tải đi qua, để tải như "ý nguyện" của các CĐT ĐMT và nhiều người yêu NLTT thì không chỉ cải tạo lại những đường sẵn có là đủ.
Và điều thứ 2 như nhiều người ở đây đã nói, đó là hệ thống phát điện để cân bằng cho cái sự đỏng đảnh của nguồn điện mặt trời (từ các tấm pin).
Giá thành sản xuất ĐMT không chỉ mỗi cái giá EVN mua ấy, mà tất cả nguồn mà Nhà nước (chứ không chỉ EVN) phải đầu tư để điện luôn theo sát được với sự phát triển của cả nền KT trong hoàn cảnh tiền không nhiều mà rất nhiều lĩnh vực khác cũng cần được đầu tư.
Nhà nước vẫn phải hô cho NLTT cho đẹp lòng những người đang mua hàng sản xuất từ VN. Vì phải hô nên vẫn chỉ sử dụng trong 1 ngưỡng để người ta chấp nhận thôi, còn vẫn phải sử dụng những nguồn điện rẻ hơn, không chỉ nguồn có sẵn mà cả những nguồn phải đầu tư cho tương lai.
Không phải chỉ nhìn mầu hồng, nhưng do tụi em có các cơ sở sản xuất đặt ở nhiều nơi nên biết dù vẫn thiếu, nhưng hiện trạng đang hơn những năm về trước rất nhiều!
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
bác tính giá 2500đ là bao gồm truyền tải + chạy nền bù hay sao? Chứ giá bình quân mua ĐMT hiện nay chỉ có 2050đ. Nếu tính truyền tải vào thì có trừ phần truyền tải của các anh kia ra không? Mà EVN có làm ra bảng tính được khoản chi phí truyền tải + bù đó cho tất cả các loại hình điện chưa bác?
Khoảng 2.500 là tổng chi phí bao gồm tiền mua điện + biến điện + chuyển tải + phát bù đắp + hư hao. Tính ra là lỗ nặng.

Tôi đã nói ở 1 post sau đó, điện tái tạo hòa lưới không phải là cuộc chơi của các nước nghèo. Điện gió / điện mặt trời, nghe thì rất hấp dẫn vì đầu vào bằng 0 và vô tận, nhưng đầu tư và chi phí đi theo lại quá lớn. Như Đức, để có tỉ lệ điện gió+mặt trời hòa lưới cao, đang phải duy trì 1 hệ thống các nhà máy điện khí chỉ với chức năng chờ những lúc điện tái tạo sụt giảm đột ngột thì lập tức tăng công suất phát bù đắp. Tất nhiên, chi phí đầu tư và duy trì các nhà máy điện khí này được tính vào giá điện tái tạo.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,616
Động cơ
234,153 Mã lực
Tuổi
49
Riêng điện với nước thì đúng là không dám cãi các cụ nhỉ. Kể cả tăng lên 10k/1 số điện cũng phải dùng thôi. Mà nói chung dân mình cũng tự giết nhau thôi. Nhiều nhà lúc nóng bật mấy cái điều hoà, đáng ra tập trung ở một phòng bật điều hoà ở đó thôi. Nhiều điều hoà thì cục nóng bên ngoài thổi sang nhà nhau hầm hập. Như nhà em và nhà hàng xóm, cứ 2 cục nóng điều hoà bắn thẳng vào nhau, nhà kia còn 3 tầng tầng nào cũng một con 24k phun hơi nóng rực sang nhà em. Em lên gác thượng mà nóng hầm hập. Cứ như thế bảo sao chả tốn điện.
Muốn đầu tư mạnh thì phải tăng giá, bài toán nào rồi cũng đi đến kết cục vậy thôi cụ.. giả sử một ngành ghìm giá và báo lỗ, thì số lỗ đó theo một đường vòng xa hay gần cuối cùng cũng sẽ phải lấy từ túi tiền người tiêu dùng ra để mà bù vào thôi, chỉ là đi đường vòng nên mọi người không nhìn thấy.

Giờ xây nhà mới chắc phải dùng gạch bê tông xốp cách nhiệt xây tường chứ không chơi gạch đỏ nữa, em vào một căn toàn gạch bê tông xốp bật điều hòa 1 giờ rồi tắt sau đó bật quạt ngồi cả buổi sáng thấy vẫn khá là mát, cách nhiệt tốt hơn hẳn tường gạch đỏ truyền thông.
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,772
Động cơ
-390,204 Mã lực
Tỉ lệ đâu đó khoảng 7/1 nếu nguồn ĐMT phát trực tiếp, mà tất cả ĐMT ở VN là phát trực tiếp. Tức là khoảng 2/3 sẽ không điều tần được.

Đức chẳng hạn, tỉ lệ phát điện tái tạo 2022 là 45%, nghe thì rất hấp dẫn nhưng có 1 cái mà VN không thể bắt chước được là để có tỉ lệ phát điện tái tạo cao như vậy, Đức phải duy trì 1 loạt các nhà máy điện khí đốt trong trạng thái stand-by, nghĩa là chỉ phát điện tối thiểu lên lưới với nhiệm vụ chính là chực chờ những khi lặng gió hoặc mây mù, nguồn phát điện tái tạo giảm thì lập tức tăng công suất để bù đắp. Cái đó gọi là "Back-up Power Plant". Công suất chờ của hệ thống phát điện back-up của Đức là những hơn 50GW, bằng hơn 2/3 tổng công suất phát điện hiện tại của VN.

Như vậy, điện tái tạo phát lưới là 1 cuộc chơi cực kỳ tốn kém, không thích hợp với các nước nghèo.
Giống kiểu nhà nghèo nhưng sắm 1 xe mui trần đi tán gái kèm 1 cái xe thường phục vụ nhu cầu khác
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
4,095
Động cơ
312,280 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ tra bảng giá điện theo thời gian của điện sản xuất thì sẽ thấy: Giá điện sản xuất giờ cao điểm là 2.900đ/số, còn giờ thấp điểm (ban đêm) là 1.000đ/số, chênh lệch những 1.900đ.

Nguyên tắc điện tích năng nguyên thủy là như thế này: Người ta làm 2 cái hồ với độ cao khác nhau và chứa nước vào hồ dưới thấp, xây 1 trạm bơm cùng với máy phát điện. Vào giờ thấp điểm (24-6h) dùng điện bơm nước từ hồ thấp lên hồ cao. Vào giờ cao điểm (6-9h và 17-21h) thì tháo nước từ hồ cao xuống hồ thấp chạy máy phát điện hòa lên lưới và cứ thế tuần hoàn lặp lại.

Phát điện kiểu này không sinh ra được điện mới mà chỉ chuyển 1 phần công suất tổng từ giờ thấp điểm sang giờ cao điểm. Tính kinh tế của nó là tận dụng chênh lệch giá điện giữa giờ cao điểm và thấp điểm. Phát điện tích năng thông thường sẽ hao phí khoảng 30% công suất ban đầu, tức là nếu giá bán 1.300đ/số trở lên là không lỗ.

Giá điện giờ cao điểm ở VN là 2.900đ/số, phát điện tích năng ở VN chắc chắn không lỗ.

Thủy điện tích năng ở VN là mới, chứ ở các nước khác đặc biệt là Mỹ thì rất nhiều. Nhà máy thủy điện tích năng lớn nhất thế giới là ở Mỹ với công suất thường xuyên là 2.800MW, gấp rưỡi thủy điện Hòa bình.
Em không trong nghành điện lực nên có thắc mắc ntn cụ có thể giúp trả lời để e với các cụ khác rõ hơn về vấn đề thuỷ điện tích năng. Nguyên lý thuỷ điện tích năng bơm nước hồ thấp lên hồ cao giờ thấp điểm để giờ cao điểm xả ra phát điện hoà lưới bán lại cho điện lực ở VN là EVN. Ok Ở đây em coi nhà máy thuỷ điện là 1 cái máy phát điện cỡ lớn. Giờ cao điểm 17-24h hàng ngày nhà máy mở hết cửa xả nước phát điện Max công suất để cho đủ hệ thống hoạt động. Để giảm tải cho hệ thống không quá tải thì EVN đưa ra rào cản giá thành 2900 đ giờ cao điểm và 1000đ giờ thấp điểm mục đích để các trung tâm sản xuất bố trí thời gian hoạt động tránh quá tải cho hệ thống phát điện. Ok. Vậy qua giờ cao điểm các nhà máy hoạt động trở lại nhưng vẫn thấp hơn công suất Max của nhà máy thuỷ điện thì thuỷ điện chỉ cần giảm công suất phát ở các tua bin nước cho đủ hệ thông tiêu thụ đang hoạt động là được chứ nhỉ. Phần nước không xả ra phát điện nó vẫn trên hồ chứa để tích luỹ phát điện Max công suất vào giờ cao điểm chứ. Tại sao giờ thấp điểm thuỷ điện cũng phải phát Max công suất thừa tải để bán cho thuỷ điện tích năng. Vd như máy phát điện loại nhỏ chạy động cơ đốt trong khi có tải nó sẽ tự bù ga bám tải chứ không luôn chạy max công suất để tiết kiệm nhiên liệu.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,593
Động cơ
222,828 Mã lực
Tại sao giờ thấp điểm thuỷ điện cũng phải phát Max công suất thừa tải để bán cho thuỷ điện tích năng.
Cụ ấy lấy ví dụ thôi còn ở ta thì không chỉ mua của thủy điện để làm tích năng đâu. Ở ta thủy điện sẽ phải nhường giờ ban ngày cho điện mặt trời, và làm chức năng bù đỉnh nhưng lại không được hưởng giá bù đỉnh.

Với lại cái chuyện bù đỉnh đó có lẽ không phải lúc nào cũng chạm đỉnh công suất. Cái chức năng thường xuyên hơn là điều hòa cho điện mặt trời/gió những lúc mất nắng, mất gió xảy ra trong ngày và do đó thủy điện sẽ phải luôn chạy cả ban ngày, dĩ nhiên chưa cần thì chạy ở mức tối thiểu.

1684558417918.png


Nước ta có 2 giờ thấp điểm buổi trưa 12 g và ban đêm. Giờ cao điểm là 18h
1684559169736.png

Đến thấp điểm ban đêm thì nếu thủy điện ban ngày chưa xả hết, dư nước thì được ưu tiên xả trước, và cũng vì giá thủy điện thấp nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,593
Động cơ
222,828 Mã lực
Câu hỏi lớn của điện tích năng là có mua điện thấp điểm buổi trưa hay không và mua theo giá nào. Liệu mấy ông đmt có chịu đồng ý bán giá thấp không hay là cứ đòi giá cao. Hiện giờ các lờ đờ khóa trước đã áp giá FIT cao cho cả điện mt lúc thấp điểm.

Câu trả lời đúng là phải mua để khỏi lãng phí nhưng phải mua giá thấp
 
Chỉnh sửa cuối:

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,939
Động cơ
97,699 Mã lực
Dừng đạm cứu điện là ko được, kt thị trường ko cho phép việc đó. Nhưng NN có vai trò điều tiết- thu lãi thằng đạm, bù lỗ cho thằng điện, tạm thời chuyện đó là ok. Nhưng lâu dài thì giá điện sẽ tăng.
Giá điện rẻ quá chỉ béo mấy "nhà sản xuất" mua thép về nung lên để cán.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em không trong nghành điện lực nên có thắc mắc ntn cụ có thể giúp trả lời để e với các cụ khác rõ hơn về vấn đề thuỷ điện tích năng. Nguyên lý thuỷ điện tích năng bơm nước hồ thấp lên hồ cao giờ thấp điểm để giờ cao điểm xả ra phát điện hoà lưới bán lại cho điện lực ở VN là EVN. Ok Ở đây em coi nhà máy thuỷ điện là 1 cái máy phát điện cỡ lớn. Giờ cao điểm 17-24h hàng ngày nhà máy mở hết cửa xả nước phát điện Max công suất để cho đủ hệ thống hoạt động. Để giảm tải cho hệ thống không quá tải thì EVN đưa ra rào cản giá thành 2900 đ giờ cao điểm và 1000đ giờ thấp điểm mục đích để các trung tâm sản xuất bố trí thời gian hoạt động tránh quá tải cho hệ thống phát điện. Ok. Vậy qua giờ cao điểm các nhà máy hoạt động trở lại nhưng vẫn thấp hơn công suất Max của nhà máy thuỷ điện thì thuỷ điện chỉ cần giảm công suất phát ở các tua bin nước cho đủ hệ thông tiêu thụ đang hoạt động là được chứ nhỉ. Phần nước không xả ra phát điện nó vẫn trên hồ chứa để tích luỹ phát điện Max công suất vào giờ cao điểm chứ. Tại sao giờ thấp điểm thuỷ điện cũng phải phát Max công suất thừa tải để bán cho thuỷ điện tích năng. Vd như máy phát điện loại nhỏ chạy động cơ đốt trong khi có tải nó sẽ tự bù ga bám tải chứ không luôn chạy max công suất để tiết kiệm nhiên liệu.
Cụ nên phân biệt giá mua điện từ các nhà máy điện của EVN và giá EVN bán lại cho người sử dụng điện.

Giá mua điện của EVN là cố định không tính cao điểm thấp điểm, cho nên với các nhà máy điện thì phát lúc nào cũng như nhau. Vì giá bán cố định và đầu vào (nước) bằng 0 nên các nhà máy thủy điện đều muốn chạy max công suất. Chỉ các nhà máy nhiệt điện mới gặp vấn đề vì giá than mấy năm qua tăng lên quá nhiều.

Ngoài ra thì cụ để ý là các nhà máy thủy điện lớn (Hòa bình, Sơn la, Lai châu, Thác bà, Yaly vv) đều thuộc EVN, cho nên nếu EVN đầu tư thủy điện tích năng thì chuyện điều tiết hoạt động và giá cả hoàn toàn là việc nội bộ của EVN, không khó khăn gì.

Chỉ khi có nhà đầu tư ngoài EVN làm điện tích năng thì lúc đó mới là vấn đề. EVN sẽ phải xác định giá mua điện bơm nước và giá bán điện tích năng. Hiện tại thì VN chưa có quy định giá mua điện tích năng tư nhân, còn nếu EVN mua theo giá thủy điện nhỏ (1.110đ/kWh) thì điện tích năng tư nhân sẽ lỗ to và không ai đầu tư cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

tquang

Xe tăng
Biển số
OF-384024
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
1,196
Động cơ
251,607 Mã lực
Tuổi
36
Em nghe thấy bảo. Than bán xuất khẩu cao hơn là bán cho bên nhiệt điện. Nên bên than khoáng sản cũng ko mặn mà bán cho bên nhiệt điện đâu.
Cụ nghe tt ở đâu thế. Than ở mình bjo cũng hạn chế xk rồi, có thì cũng chỉ tiểu ngạch qua các xà lan nhỏ nhưng ko nhiều như ngay xưa. Hơn nữa than VN là than đá có nhiệt lượng cao dùng cho luyện kim còn than dùng cho nhiệt điện thì dùng than cám. Một phần dùng than trong nước còn lại nhập từ Indo, Úc.
 

Bố Be

Xe tải
Biển số
OF-537365
Ngày cấp bằng
16/10/17
Số km
253
Động cơ
124,757 Mã lực
Dự báo nhu cầu điện cho mùa nóng chắc chắn không quá khó thế mà trước đó 2 tháng EVN vẫn không chịu nhập than về mặc dù đã có hợp đồng trúng thầu. PVN cũng huỷ gói thầu Sông Hậu 1 không lý do cách đây hai tuần. Các anh coi đất nước này như bàn cờ nhà mình vậy.
EVN đang nợ tiền điện các nhà máy trong nước thì làm sao có đủ tiền tươi thóc thật mà nhập than
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Tỉ lệ đâu đó khoảng 7/1 nếu nguồn ĐMT phát trực tiếp, mà tất cả ĐMT ở VN là phát trực tiếp. Tức là khoảng 2/3 sẽ không điều tần được.

Đức chẳng hạn, tỉ lệ phát điện tái tạo 2022 là 45%, nghe thì rất hấp dẫn nhưng có 1 cái mà VN không thể bắt chước được là để có tỉ lệ phát điện tái tạo cao như vậy, Đức phải duy trì 1 loạt các nhà máy điện khí đốt trong trạng thái stand-by, nghĩa là chỉ phát điện tối thiểu lên lưới với nhiệm vụ chính là chực chờ những khi lặng gió hoặc mây mù, nguồn phát điện tái tạo giảm thì lập tức tăng công suất để bù đắp. Cái đó gọi là "Back-up Power Plant". Công suất chờ của hệ thống phát điện back-up của Đức là những hơn 50GW, bằng hơn 2/3 tổng công suất phát điện hiện tại của VN.

Như vậy, điện tái tạo phát lưới là 1 cuộc chơi cực kỳ tốn kém, không thích hợp với các nước nghèo.
Cái này cho xin nguồn đi bác. 2020 Đức mới có 31 GW gas, 39 GW than, tổng nguồn 211GW, mà 2022 đã bỏ ra tới 50GW chỉ để backup? Rồi thông thường người ta chỉ back up 20-30% cho NLTT (cho gió thậm chỉ chỉ cần 10%), mà MT + Gió của Đức chỉ mới có 125GW, backup chi tới 50GW dữ vậytiền ?
Khoảng 2.500 là tổng chi phí bao gồm tiền mua điện + biến điện + chuyển tải + phát bù đắp + hư hao. Tính ra là lỗ nặng.

Tôi đã nói ở 1 post sau đó, điện tái tạo hòa lưới không phải là cuộc chơi của các nước nghèo. Điện gió / điện mặt trời, nghe thì rất hấp dẫn vì đầu vào bằng 0 và vô tận, nhưng đầu tư và chi phí đi theo lại quá lớn. Như Đức, để có tỉ lệ điện gió+mặt trời hòa lưới cao, đang phải duy trì 1 hệ thống các nhà máy điện khí chỉ với chức năng chờ những lúc điện tái tạo sụt giảm đột ngột thì lập tức tăng công suất phát bù đắp. Tất nhiên, chi phí đầu tư và duy trì các nhà máy điện khí này được tính vào giá điện tái tạo.
Ý tui là EVN đã tính con số truyền tải tốn cho từng loại hình chưa.

Các năm vừa qua EVN vẫn không ngừng xây thêm tải cho điện nhập khẩu từ Lào, thì giá truyền tải cho điện nhập khẩu là bao nhiêu? Giờ tăng mua từ TQ thì đường dây 110kV có đủ không, có phải xây thêm không?

Rồi ví dụ như lúc trước xây các anh điện than lớn, hay ngay cả bây giờ vẫn đang xây thêm điện than lai rai thì truyền tải đã và đang làm mới cho điện than là bao nhiêu?

Như đã nói thì điện áp mái thực sự trong các đô thị lớn như TPHCM và Bình Dương thì không tốn tiền truyền tải. Vậy bao nhiêu % trong số hơn 25 tỉ kwh/năm của điện mt là có giá thành 2500đ? Số còn lại không tốn tiền truyền tải thì giá bao nhiêu?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái này cho xin nguồn đi bác. 2020 Đức mới có 31 GW gas, 39 GW than, tổng nguồn 211GW, mà 2022 đã bỏ ra tới 50GW chỉ để backup? Rồi thông thường người ta chỉ back up 20-30% cho NLTT (cho gió thậm chỉ chỉ cần 10%), mà MT + Gió của Đức chỉ mới có 125GW, backup chi tới 50GW dữ vậytiền ?
Tôi lấy cho cụ nguồn tiếng Đức:

Trong đó có viết, để chuẩn bị cho việc bãi bỏ nhiệt điện than năm 2020 thì "ein Ausbau von Gaskraftwerken als Back-up in der Größenordnung von 53 bis womöglich 80 GW angestrebt wird" (cố gắng nâng công suất của các nhà máy điện khí với chức năng back-up từ 53GW lên khoảng 80GW".
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,171
Động cơ
82,747 Mã lực
Cái này cho xin nguồn đi bác. 2020 Đức mới có 31 GW gas, 39 GW than, tổng nguồn 211GW, mà 2022 đã bỏ ra tới 50GW chỉ để backup? Rồi thông thường người ta chỉ back up 20-30% cho NLTT (cho gió thậm chỉ chỉ cần 10%), mà MT + Gió của Đức chỉ mới có 125GW, backup chi tới 50GW dữ vậytiền ?

Ý tui là EVN đã tính con số truyền tải tốn cho từng loại hình chưa.

Các năm vừa qua EVN vẫn không ngừng xây thêm tải cho điện nhập khẩu từ Lào, thì giá truyền tải cho điện nhập khẩu là bao nhiêu? Giờ tăng mua từ TQ thì đường dây 110kV có đủ không, có phải xây thêm không?

Rồi ví dụ như lúc trước xây các anh điện than lớn, hay ngay cả bây giờ vẫn đang xây thêm điện than lai rai thì truyền tải đã và đang làm mới cho điện than là bao nhiêu?

Như đã nói thì điện áp mái thực sự trong các đô thị lớn như TPHCM và Bình Dương thì không tốn tiền truyền tải. Vậy bao nhiêu % trong số hơn 25 tỉ kwh/năm của điện mt là có giá thành 2500đ? Số còn lại không tốn tiền truyền tải thì giá bao nhiêu?
Em google là giá truyền tải là 79đ/kw tính chung cụ ạ, áp mái tự sản tự tiêu rất ít, mà theo các thông tin thì áp mái tự sản tự tiêu rất ít chủ yếu bán lên lưới. Không biết lý do gì khi hiện tại các thành phố lớn có công tơ điện từ hết mà EVN chưa tính biểu giá theo giờ, cái này mới giải quyết được phần lớn nạn thiếu điện vào mùa nóng. Nhà dân có thể giờ cao điểm ở hết vào 1 phòng có điều hoà, thấp điểm mới vào phòng riêng như nhà em cho tiết kiệm:))
 

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,397
Động cơ
36,914 Mã lực
Tuổi
34
Sáng nay, em đọc ở báo Tuoitre đưa tin này mà thấy choáng quá.
Đúng là tư duy thế này thì ngành điện còn thiếu dài và chúng ta nên quen dần cắt điện luân phiên các cụ nhé (Dừng nhà máy Đạm mà cứ nghĩ đơn giản như dừng con xe máy :) )

Mời các cụ/mợ thắc mắc vì sao "không cho" điện tái tạo (điện mặt trời, điện gió) hoà vào lưới điện đọc bài của cụ rachfan - người có chuyên môn về vấn đề này




Giải thích về Thuỷ điện tích năng
Rồi kiểu gì mà chả có một số cụ vào phản biện là: đằng sau câu chuyện này còn có nhiều điều mình ko biết, nhiều nơi cần điện hơn mấy DN giàu nứt đố đổ vách đó. Haizzz
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Tôi lấy cho cụ nguồn tiếng Đức:

Trong đó có viết, để chuẩn bị cho việc bãi bỏ nhiệt điện than năm 2020 thì "ein Ausbau von Gaskraftwerken als Back-up in der Größenordnung von 53 bis womöglich 80 GW angestrebt wird" (cố gắng nâng công suất của các nhà máy điện khí với chức năng back-up từ 53GW lên khoảng 80GW".
Google translate:

the expansion plan for wind turbines is raised from the current 71 to at least 80 to 120 GW and the approved turbines are
actually built- the expansion of offshore wind farms gets going again and is raised to 25 GW- the expansion of photovoltaics is

increased from the current 100 to 150 to 200 GW - the aim is to expand gas-fired power plants as a back-up in the range of 53 to possibly 80 GW

Tức là wind hiện nay 71, 2030 tăng lên thành 80-120
Đmt đang 100, tăng lên thành 150-200
Back up hiện giờ bao nhiêu không nói, và sẽ tăng lên thành 53-80.

Chứ không phải back up đang 53, 2030 tăng lên 80.

Theo link này thì reserve của Đức hiện chỉ 8.3GW:


Mà các backup power plant này là đề phòng Dunkelflaute, tức là toàn bộ hệ thống bị thiếu điện (chủ yếu do nltt bị hụt trong mùa đông) thì họ có cái trám vô. Chứ không phải toàn bộ số backup đó là cần dùng để chạy nền (cho dù là mức thấp nhất) đâu bác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top