[Funland] Các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,492
Động cơ
97,415 Mã lực
NNT viết truyện miền quê, cách hành văn giống như nhà văn Sơn Nam. Truyện của NNT có ẩn nổi buồn của những người dân quê trong đó . Em thấy trên trang mạng có nhiều truyện ngắn , hơi ít. Ước gì có thêm truyện của NNT trên trang mạng để đọc thêm cho thoả thích .
 

Huricane.GL

Xe tải
Biển số
OF-744302
Ngày cấp bằng
26/9/20
Số km
301
Động cơ
61,997 Mã lực
Cụ chém vừa thôi. “Cánh đồng bất tận” đã 10 năm có lẻ rồi cụ nhé. Cụ nói cứ như kiểu đọc sách nhưng đã 10 năm mà k nghe thấy giới sách nói về Cánh đồng bất tận thì...
Sorry cụ e ko có í soi mói :)
Hi, cụ nghĩ sâu quá nó mệt mỏi lắm đấy. Em chả chém câu nào là mình là người đọc sách cả. Và điều quan trọng đây là cà phê chém gió cụ nhé, em có vi phạm điều gì trong nội quy ko cụ ơi. Hay giờ chém cũng phải ... ahihi.
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,664
Động cơ
897,008 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đọc Cánh đồng bất tận rồi, văn phong hay, nhưng đọc xong thấy đời tối om om, mệt mỏi. Đọc NTT lúc nào cũng thấy cái buồn, tản văn thì buồn thăm thẳm, truyện ngắn thì buồn hun hút. Rất mệt.
 

PT2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-718888
Ngày cấp bằng
5/3/20
Số km
1,007
Động cơ
89,674 Mã lực
Tuổi
35
Em đọc Cánh đồng bất tận rồi, văn phong hay, nhưng đọc xong thấy đời tối om om, mệt mỏi. Lúc nào cũng thấy cái buồn, tản văn thì buồn thăm thẳm, truyện ngắn thì buồn hun hút. Rất mệt.
Giọng văn này phù hợp viết về bối cảnh lầm than ngày xưa của nông dân trước cách mệnh,.
Giờ cách mệnh rồi, đời sống mới rồi phải viết giọng khác mới phù hợp.
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,664
Động cơ
897,008 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giọng văn này phù hợp viết về bối cảnh lầm than ngày xưa của nông dân trước cách mệnh,.
Giờ cách mệnh rồi, đời sống mới rồi phải viết giọng khác mới phù hợp.
Em không biết cụ ạ. Chỉ là cảm nhận cá nhân, đọc NNT xong thấy mệt, đời bơ vơ cầu bơ cầu bất, mất mát tiếc nuối...
Ví dụ truyện ngắn dưới đây, thuộc dạng dễ đọc, mà vẫn thấy hụt hẫng.

DỜI BẾN
(Nguyễn Ngọc Tư)
Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đôi tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần: “Xứ gì ngộ quá, đâu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiếm đỏ con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đứng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi”...
Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là “Phải ở dưới quê…”.
Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẩn thờ: "Trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông so đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật".
Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào: “Phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm!”.
Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần: “Phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo!”...
Cả nhà chủ vừa buồn cười, vừa khó chịu. Họ đã sống một cuộc sống được xem là hiện đại, đầy đủ, họ hài lòng với những gì mình có. Nhưng cô giúp việc tỏ ra không mấy hài lòng, suốt ngày đi so sánh, mà so sánh với nếp quê mới kỳ cục: Phải ở dưới quê, ra vườn chút xíu là kiếm được rổ rau rồi, đâu phải mua chi cho uổng tiền. Phải ở dưới quê, mùa này gió chướng thả cửa, ở trong cái nhà hả họng đón gió sông, mặc sức mà… run, mở máy lạnh làm chi, ngộp quá chừng. Phải ở dưới quê, chặt cây chuối ra ao tập lội, khỏi mắc công đi hồ bơi. Phải ở dưới quê…
Mỗi ngày qua, cô lại đưa ra một vài kiểu so sánh mới, chi tiết và tinh tế đến mức cô đặt cả bụi và cỏ lên bàn cân. Cỏ ở thị thành cũng vô duyên, phải ở quê, cỏ phơi khô, đem đốt, lấy tro trồng đậu, trồng dưa.
Chủ nhà quen dần, thấy mến cái cách nói thẳng thừng, gọn lỏn, ngỏn ngoẻn, tỉnh bơ như thể cái xóm nhỏ heo hút kia mới chính là thiên đường. Và cô, dù đã xa mảnh thiên đường đó mà lòng còn cắm sào ở bến sông, níu mãi bụi ô rô, đọt nhãn lồng, hàng lơn nước xanh rêu, con gà mái quýnh quáng gọi đàn con đến bên ổ mối. Cô đi chậm, cô hòa nhập chậm, bởi bước chân cô kéo theo hàng hàng ký ức, lớp lớp nỗi nhớ. Dễ gì…
Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc ương bướng, bởi cô không nghĩ vậy, gì chớ, quê cô là nhất.
Cô là người không dễ bị thuyết phục, kể cả lúc buộc phải đồng tình "Ừ cái bếp này không khói, khỏi bị chảy nước mắt, nhưng không khói thì không thơm mùi củi ướt, mùi những con mối nhỏ, trứng kiến bị cháy vàng, mùi khoai lang vùi trong than". Mỗi khi cô “nhưng” nhà chủ thót tim, vì thấy mình thua là cái chắc.
Nhiều lúc nằm nhìn cái máy điều hòa thấy mặc cảm dễ sợ, mặc cảm với những ngọn gió phóng khoáng thổi nước chảy tràn lên những bờ sông quê cô.
Và việc có nhiều tiền cũng đôi khi làm nhà chủ bẽn lẽn, họ không bao giờ mua được cái chốn nhớ cho mình, với khói đốt đồng, bông khế rụng, mấy con ong bầu vo ve đục kèo nhà làm tổ.
Sáu tháng, cô chỉ có cái lý duy nhất “phải ở dưới quê…” mà xiêu lạc cả nhà chủ. Họ bắt đầu cảm thấy cái nơi mà họ chưa từng đặt chân đến mới là thiên đường.
Bữa cô về quê dự đám giỗ, họ nôn nao như chính mình trở về. Đám trẻ con dậy sớm, lăng xăng dặn: "Chị Hai về nhớ đi câu thác lác, bứt bông súng, hái chùm ruột đem lên cho tụi em ăn nghen". Người lớn rảo qua rảo lại, ngó cô giúp việc nháo nhác bên cái giỏ, chỉ mấy hộp bánh tây, trà lài mà cô nhét vào, xổ ra, rồi lại nhét vào, mắc tức.
Chút nữa thôi, chuyến tàu trưa sẽ đưa cô về lại thiên đường riêng mình. Nhà chủ ngó cái lưng cô giúp việc khuất dần và nghĩ thầm: "Mình đã từng có thiên đường, nhưng nó đã không còn nữa".
Cô trở lại nhà chủ cũng một bữa mưa rào. Dường như mưa cuối mùa. Lui cui rửa đôi dép, cô cằn nhằn: “Rầu quá, dưới quê bước ra là gặp sình lầy, dơ muốn chết, phải ở thành phố”.
Chủ nhà hơi khựng lại, ngỡ ngàng. Cô vẫn hồn nhiên: “Đám giỗ làm bánh lủ khủ, phải ở thành phố, chạy ra chợ mua cho gọn…”. Lòng cô đã không còn buộc dây nơi bến cũ, thiên đường của cô cũng tan biến mất rồi. Rốt cuộc không có thiên đường nào hết. Chuyện bình thường thôi, cô đã được nếp sống thành thị nuông chiều, nhận ra một chuẩn mực mới.
Biết vậy, nhưng nhà chủ vẫn buồn, vì lòng họ đã neo vào một cô giúp việc quê mùa, hồn nhiên, chân chất của mưa xưa.
 

PT2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-718888
Ngày cấp bằng
5/3/20
Số km
1,007
Động cơ
89,674 Mã lực
Tuổi
35
Em không biết cụ ạ. Chỉ là cảm nhận cá nhân, đọc NNT xong thấy mệt, đời bơ vơ cầu bơ cầu bất, mất mát tiếc nuối...
Ví dụ truyện ngắn dưới đây, thuộc dạng dễ đọc, mà vẫn thấy hụt hẫng.

DỜI BẾN
(Nguyễn Ngọc Tư)
Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đôi tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần: “Xứ gì ngộ quá, đâu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiếm đỏ con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đứng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi”...
Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là “Phải ở dưới quê…”.
Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẩn thờ: "Trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông so đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật".
Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào: “Phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm!”.
Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần: “Phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo!”...
Cả nhà chủ vừa buồn cười, vừa khó chịu. Họ đã sống một cuộc sống được xem là hiện đại, đầy đủ, họ hài lòng với những gì mình có. Nhưng cô giúp việc tỏ ra không mấy hài lòng, suốt ngày đi so sánh, mà so sánh với nếp quê mới kỳ cục: Phải ở dưới quê, ra vườn chút xíu là kiếm được rổ rau rồi, đâu phải mua chi cho uổng tiền. Phải ở dưới quê, mùa này gió chướng thả cửa, ở trong cái nhà hả họng đón gió sông, mặc sức mà… run, mở máy lạnh làm chi, ngộp quá chừng. Phải ở dưới quê, chặt cây chuối ra ao tập lội, khỏi mắc công đi hồ bơi. Phải ở dưới quê…
Mỗi ngày qua, cô lại đưa ra một vài kiểu so sánh mới, chi tiết và tinh tế đến mức cô đặt cả bụi và cỏ lên bàn cân. Cỏ ở thị thành cũng vô duyên, phải ở quê, cỏ phơi khô, đem đốt, lấy tro trồng đậu, trồng dưa.
Chủ nhà quen dần, thấy mến cái cách nói thẳng thừng, gọn lỏn, ngỏn ngoẻn, tỉnh bơ như thể cái xóm nhỏ heo hút kia mới chính là thiên đường. Và cô, dù đã xa mảnh thiên đường đó mà lòng còn cắm sào ở bến sông, níu mãi bụi ô rô, đọt nhãn lồng, hàng lơn nước xanh rêu, con gà mái quýnh quáng gọi đàn con đến bên ổ mối. Cô đi chậm, cô hòa nhập chậm, bởi bước chân cô kéo theo hàng hàng ký ức, lớp lớp nỗi nhớ. Dễ gì…
Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc ương bướng, bởi cô không nghĩ vậy, gì chớ, quê cô là nhất.
Cô là người không dễ bị thuyết phục, kể cả lúc buộc phải đồng tình "Ừ cái bếp này không khói, khỏi bị chảy nước mắt, nhưng không khói thì không thơm mùi củi ướt, mùi những con mối nhỏ, trứng kiến bị cháy vàng, mùi khoai lang vùi trong than". Mỗi khi cô “nhưng” nhà chủ thót tim, vì thấy mình thua là cái chắc.
Nhiều lúc nằm nhìn cái máy điều hòa thấy mặc cảm dễ sợ, mặc cảm với những ngọn gió phóng khoáng thổi nước chảy tràn lên những bờ sông quê cô.
Và việc có nhiều tiền cũng đôi khi làm nhà chủ bẽn lẽn, họ không bao giờ mua được cái chốn nhớ cho mình, với khói đốt đồng, bông khế rụng, mấy con ong bầu vo ve đục kèo nhà làm tổ.
Sáu tháng, cô chỉ có cái lý duy nhất “phải ở dưới quê…” mà xiêu lạc cả nhà chủ. Họ bắt đầu cảm thấy cái nơi mà họ chưa từng đặt chân đến mới là thiên đường.
Bữa cô về quê dự đám giỗ, họ nôn nao như chính mình trở về. Đám trẻ con dậy sớm, lăng xăng dặn: "Chị Hai về nhớ đi câu thác lác, bứt bông súng, hái chùm ruột đem lên cho tụi em ăn nghen". Người lớn rảo qua rảo lại, ngó cô giúp việc nháo nhác bên cái giỏ, chỉ mấy hộp bánh tây, trà lài mà cô nhét vào, xổ ra, rồi lại nhét vào, mắc tức.
Chút nữa thôi, chuyến tàu trưa sẽ đưa cô về lại thiên đường riêng mình. Nhà chủ ngó cái lưng cô giúp việc khuất dần và nghĩ thầm: "Mình đã từng có thiên đường, nhưng nó đã không còn nữa".
Cô trở lại nhà chủ cũng một bữa mưa rào. Dường như mưa cuối mùa. Lui cui rửa đôi dép, cô cằn nhằn: “Rầu quá, dưới quê bước ra là gặp sình lầy, dơ muốn chết, phải ở thành phố”.
Chủ nhà hơi khựng lại, ngỡ ngàng. Cô vẫn hồn nhiên: “Đám giỗ làm bánh lủ khủ, phải ở thành phố, chạy ra chợ mua cho gọn…”. Lòng cô đã không còn buộc dây nơi bến cũ, thiên đường của cô cũng tan biến mất rồi. Rốt cuộc không có thiên đường nào hết. Chuyện bình thường thôi, cô đã được nếp sống thành thị nuông chiều, nhận ra một chuẩn mực mới.
Biết vậy, nhưng nhà chủ vẫn buồn, vì lòng họ đã neo vào một cô giúp việc quê mùa, hồn nhiên, chân chất của mưa xưa.
Chuyện như này thì quá nhẹ nhàng, thậm chí nhạt, cháu tưởng chuyện của mấy em tập tành viết lách trên báo Hoa học trò,
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,664
Động cơ
897,008 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chuyện như này thì quá nhẹ nhàng, thậm chí nhạt, cháu tưởng chuyện của mấy em tập tành viết lách trên báo Hoa học trò,
Vâng, đấy là truyện mới, em cập nhật cho các cụ/mợ thẩm, là nó nhàn nhạt và buồn buồn kiểu đó, nên mệt.
 

Mrsvitkute1

Xe máy
Biển số
OF-745095
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
69
Động cơ
58,595 Mã lực
Giọng văn này phù hợp viết về bối cảnh lầm than ngày xưa của nông dân trước cách mệnh,.
Giờ cách mệnh rồi, đời sống mới rồi phải viết giọng khác mới phù hợp.
E nghĩ là có nhà văn chuyên viết về chuyện vui, có nhà văn chuyên viết chuyện buồn, đó làm nên cái nét riêng của họ
 

hdaitech

Xe buýt
Biển số
OF-385765
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
648
Động cơ
446,538 Mã lực
Tuổi
42
Giọng văn này phù hợp viết về bối cảnh lầm than ngày xưa của nông dân trước cách mệnh,.
Giờ cách mệnh rồi, đời sống mới rồi phải viết giọng khác mới phù hợp.
Em đọc Cánh đồng bất tận rồi, văn phong hay, nhưng đọc xong thấy đời tối om om, mệt mỏi. Đọc NTT lúc nào cũng thấy cái buồn, tản văn thì buồn thăm thẳm, truyện ngắn thì buồn hun hút. Rất mệt.
Các cụ nói đúng như mấy bác lớn tuổi nói với em cách đây gần 10 năm. Tuy nhiên, đó là một cảm nhận khi đọc lướt qua. Nếu đọc kỹ và suy tư thì sẽ thấy một góc nhìn tích cực khác. Em ko thấy sự u ám ở đây, mà, em thấy sự thức tỉnh.
 

Mrsvitkute1

Xe máy
Biển số
OF-745095
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
69
Động cơ
58,595 Mã lực
Vâng, đấy là truyện mới, em cập nhật cho các cụ/mợ thẩm, là nó nhàn nhạt và buồn buồn kiểu đó, nên mệt.
E thấy là ai đang cần cái thứ cảm xúc buồn nhàn nhạt, cảm giác đơn giản, gần gũi, mộc mạc thì mới nên đọc những chuyện ngắn này. Còn thực sự, nếu đọc văn muốn mang lại cảm giác vui tươi, phấn khởi, đổi mới thì k nên đọc NNT. Và tuỳ cảm xúc lúc đó của mỗi người mà đọc có thấy hợp hay k, nếu mợ đang thấy yêu đời phơi phới khó mà thấy cảm được cái buồn hoặc k muốn thấy cái buồn
 

Mrsvitkute1

Xe máy
Biển số
OF-745095
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
69
Động cơ
58,595 Mã lực
Có em thích đọc Nguyễn Ngọc Tư. Thực là những suy nghĩ hay cảm xúc của em cũng gần giống cô ấy, cơ mà cô ấy viết đc thành văn. Tuy nhiên có một số tạp văn mà cho em chỉnh câu từ thì em nghĩ sẽ hay hơn (^*). Ví dụ như tạp văn Dời Bến, từ mà em ko ưng ý là “chuẩn mực”.
E vừa đọc Dời Bến xong, đúng là 2 từ "chuẩn mực" đó e thấy hơi bị gượng và hơi phê phán, nên thay bằng từ khác nhẹ nhàng hơn,
 

Mrsvitkute1

Xe máy
Biển số
OF-745095
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
69
Động cơ
58,595 Mã lực
NNT viết truyện miền quê, cách hành văn giống như nhà văn Sơn Nam. Truyện của NNT có ẩn nổi buồn của những người dân quê trong đó . Em thấy trên trang mạng có nhiều truyện ngắn , hơi ít. Ước gì có thêm truyện của NNT trên trang mạng để đọc thêm cho thoả thích .
Đúng là e đọc còn rất ít, e cần dành tg đọc thêm nhiều may ra mới đủ trình bình phẩm với các cụ
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Các cụ nói đúng như mấy bác lớn tuổi nói với em cách đây gần 10 năm. Tuy nhiên, đó là một cảm nhận khi đọc lướt qua. Nếu đọc kỹ và suy tư thì sẽ thấy một góc nhìn tích cực khác. Em ko thấy sự u ám ở đây, mà, em thấy sự thức tỉnh.
Đã vod, vì cụ nói đúng ý em. Ở một khía cạnh khác, NNT hướng con người sống thiện, từ bỏ thói đời lạc hậu, cổ hủ, bon chen giành giật,...
Cảm thấy u ám, chỉ là một phần trong các tác phẩm của cô ấy. Trên tất cả, là niềm tin yêu cuộc sống, tin vào con người.
 

hdaitech

Xe buýt
Biển số
OF-385765
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
648
Động cơ
446,538 Mã lực
Tuổi
42
C
Đã vod, vì cụ nói đúng ý em. Ở một khía cạnh khác, NNT hướng con người sống thiện, từ bỏ thói đời lạc hậu, cổ hủ, bon chen giành giật,...
Cảm thấy u ám, chỉ là một phần trong các tác phẩm của cô ấy. Trên tất cả, là niềm tin yêu cuộc sống, tin vào con người.
cảm ơn cụ. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều góc nhìn, nhiều cảm xúc hình thành khi đọc tác phẩm nào đó. Với NNT có thể em và cụ cùng góc nhìn
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
C

cảm ơn cụ. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều góc nhìn, nhiều cảm xúc hình thành khi đọc tác phẩm nào đó. Với NNT có thể em và cụ cùng góc nhìn
Trong các bài viết của cô ấy trên Fb, cô ấy ko có ý làm quá lên đâu. Nhẹ nhàng mà để người đọc day dứt lắm. Nhưng thoát đc ra cảm xúc đó, thì lại thấy cô ấy rất "cứng tay".
 

hdaitech

Xe buýt
Biển số
OF-385765
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
648
Động cơ
446,538 Mã lực
Tuổi
42
Trong các bài viết của cô ấy trên Fb, cô ấy ko có ý làm quá lên đâu. Nhẹ nhàng mà để người đọc day dứt lắm. Nhưng thoát đc ra cảm xúc đó, thì lại thấy cô ấy rất "cứng tay".
Em cũng thấy vậy. NNT khá cứng tay và dường như già trước tuổi (đến hiện tại).
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,889 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Có 1 truyện ngắn, là lời tự sự của 1 người con trai, mọi khi vẫn thường chở ba/cha/tía đến nhậu ở 1 quán quen mà khi viết thì ổng mất rồi. Em đọc 1 lần không nhớ có phải của NN Tư? Cuốn ấy của em mất đâu rồi. Em thích lắm vì nghĩ lúc trẻ thì chưa có dịp, lúc trưởng thành thì ông già em lại ốm k nhậu được, giờ thì ổng té mẹ lên giời rồi
Truyện " Bạn nhậu" của Nguyễn Ngọc Tư cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top