[Thảo luận] Các sự cố khẩn cấp ....

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,186
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
Các pác có kinh nghiệm thì bổ xung nhé.

Khi nổ lốp, hầu hết tài xế phanh gấp, đánh xe vào vệ đường trong khi thao tác đúng phải là nhấn nhẹ chân ga, giữ vững vô-lăng rồi sau đó mới giảm tốc.

Để có bằng lái máy bay, các phi công phải trải qua những sự cố khẩn cấp giả định. Tuy nhiên, các bài thi bằng lái xe hơi lại chủ yếu tập trung vào kỹ năng nên hầu hết mọi người chưa có nhiều kinh nghiệm trong các tình huống nguy kịch.

Tình huống thứ nhất: Nổ lốp :ohmy:

Để sống sót khi nổ lốp, bạn hãy tưởng tượng mình đang bị cảnh sát đuổi. Hãy nhấn ga và lái thẳng lên phía trước. Tiếng lốp nổ khiến hầu hết tài xế giật mình và mắc sai lầm là cho xe chậm dần để tấp vào lề đường. Với chiếc lốp hỏng và đặc biệt ở tốc độ cao, phanh gấp và lái xe vào lề đường khiến bạn dễ gây tai nạn hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia đào tạo tài xế bằng cách ngồi ở ghế sau và cho lốp nổ bằng thuốc nổ loại nhẹ. Gần như không ai mất lái và dưới đây là những bước các học viên đã làm:

Giữ chân ga trong khoảng 2 giây và tiếp tục lái thẳng. Quãng thời gian này đóng vai trò quan trọng, giúp bạn trấn tĩnh để không thực hiện cú phanh hoặc đánh lái chết người.

Sau 2 giây, bạn từ từ nhả chân ga. Lực tác động của chiếc bánh bị nổ khiến chiếc xe chậm dần đến khi dừng hẳn.

Quãng thời gian 2 giây có thể khiến nhiều tài xế cảm thấy khó ước lượng. quan trọng nhất là hãy giữ thẳng lái, để chân xa chân phanh (hoặc chân côn). Khi xe xuống khoảng 45 km/h, bật xi-nhan để tấp vào lề đường.

Những hướng dẫn trên ở điều kiện lý tưởng. Trong trường hợp cần phải phanh sau khi giữ được lái, hãy nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng.

Theo thống kê, hầu hết các vụ nổ lốp xảy ra trên đường cao tốc, thời tiết nóng và lốp non hơi. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp hoặc sử dụng hệ thống hiển thị. :102:

Tình huống thứ hai: Vỡ hoa lốp:102:

Dù xảy ra tương tự nhau về mặt kỹ thuật nhưng vỡ hoa lốp đôi khi còn nguy hiểm hơn nổ lốp. Đây là sự cố mà hoa lốp và dây thép phía trong rời ra một phần hoặc bung ra. Sự mất cân đối về trọng lượng và bề mặt khiến lốp bị đảo khi quay ở vận tốc 1.000 vòng/phút, gây những rung động mạnh cho bình nhiên liệu, ống dẫn dầu phanh, ghế sau, cửa sổ...

Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày nhưng cũng có thể chỉ ít giây với tiếng ồn lớn và chắc, sau đó to dần. Đến khi vành sắt trong lốp tiếp xúc với mặt đường bạn sẽ nghe thấy tiếng kim loại bị ma sát.

Để xử lý, bạn hãy nhấp chân ga một chút rồi nhẹ nhàng bỏ ra. Trong lúc đó, tiếp tục lái thẳng tới khi đảm bảo an toàn và cho xe tấp vào lề đường.

Lý do mà tình huống này có thể nguy hiểm hơn cả nổ lốp là khi hoa bị văng ra, tiếng kêu mất và nhiều tài xế cho rằng không có vấn đề gì xảy ra. Trong khi đó, xe đang ở trạng thái hết sức nguy hiểm.

Tình huống thứ ba: Mất chân ga (l)

Hiện tượng bướm ga bị tắc, dẫn tới chân ga mất tác dụng, rất ít khi xảy ra. Nhưng ngay khi thấy động cơ ở trạng thái bắt đầu không thể kiểm soát, hãy dừng xe ngay lập tức và thao tác các bước sau:

Chuyển về số N hoặc cắt côn. Đừng bận tâm về động cơ khi chuyển về số N bởi hệ thống giới hạn tốc độ động cơ trên các xe hiện đại sẽ giúp nó tránh bị hỏng. Sau đó bạn chuyển về số R (số lùi) để tắt động cơ hoặc trở lại số N nếu điều này không xảy ra. Trong trường hợp không thể về số N, hãy tắt khóa khởi động.

Tình huống thứ tư: Tăng tốc bất ngờ


Còn được gọi là tăng tốc không dự tính trước. Nó không xuất phát từ vấn đề kỹ thuật mà do tài xế bất ngờ nhấn chân ga. Đây là sự cố mà hầu hết những người mới lái mắc phải ít nhất một lần, và họ luôn khẳng định ấn chân phanh chứ không phải chân ga.

Khi gặp phải vấn đề này, tương tự như trường hợp mất chân ga, hãy dừng xe ngay lập tức và nhanh chóng chuyển về số N. Trong trường hợp không thể, hãy tắt khóa khởi động.

Dù xe có hay không có chống bó cứng phanh ABS, điều quan trọng nhất khi dừng xe khẩn cấp là các tài xế cần biết phải làm gì.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng trở nên phổ biến và dần được coi là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất. Tuy nhiên, ABS chỉ là công nghệ hỗ trợ. Tự bản thân nó không thể xử lý hộ tài xế nên hiểu đúng về tác dụng của ABS sẽ giúp bạn lái đối phó tốt với những tình huống nguy kịch.

Tình huống thứ năm: Dừng gấp khi không có ABS

ABS mới phổ biến nên các tài xế gặp phải tình huống này rất nhiều. Thao tác đúng nhất lúc dừng khẩn cấp là tiếp tục giữ chân phanh. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo không nhấn quá mạnh tới mức bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới trượt trên mặt đường.

Mục đích quan trọng nhất khi phanh là cho xe dừng tại một điểm theo ý muốn. Để làm được điều này, dĩ nhiên bạn phải không bị mất lái. Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, hãy nhả ra chút ít rồi tiếp tục nhấn theo kiểu kiểu nhấp-nhả liên tục và kết hợp với tay lái để xe dừng đúng chỗ. Ngoài ra, khi phải dừng khẩn cấp, nhiều tài xế thường đánh hết lái về phía trái hoặc phía phải. Vì vậy, đừng nhả hẳn phanh khi xe chưa ở trong tầm kiểm soát.

Những lưu ý trên chỉ là lý thuyết. Để hiện thực hóa trong những sự cố thật, cách tốt nhất là luyện tập.

Chọn một con đường vắng, cho xe di chuyển. Sau đó bạn bắt đầu nhấn phanh. Đến khi nghe thấy tiếng lốp rít, đó là dấu hiệu cho thấy nó sắp bị trượt trên mặt đường. Đây được coi là mức tốt nhất để bạn vừa phanh vừa điều khiển được xe. Nhưng nếu nghe thấy tiếng "tru", chắc chắn lốp đã bị bó và không thể điều khiển theo ý muốn. Hãy nhả phanh rồi nhấn trở lại.

Tình huống thứ sáu: Dừng gấp khi có ABS

Nếu xe có hệ thống ABS, hãy tự tin đạp mạnh chân phanh xuống tận sàn, giữ chặt cho tới khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, nên nhớ ABS chỉ hỗ trợ còn bạn mới là người cầm lái. Bạn cần tập trung cho nhiệm vụ điều khiển xe, trong khi ABS chịu trách nhiệm nhấn-nhả phanh (khoảng 15 lần mỗi giây).

Dẫu ABS rất hữu dụng nhưng vẫn cần phải huấn luyện. Bởi trong đa số các trường hợp, các tài xế không nhấn hết chân phanh hoặc không giữ tới lúc xe dừng hẳn. Họ thường phanh thành nhiều giai đoạn (tức ấn nhẹ rồi mới ấn mạnh) và nhả ra theo phản xạ. Một sinh viên trong buổi đào tạo của Edmunds đã đưa xe ra lề đường vì không phanh đủ lực. Lý do mà cô đưa ra là "Em sợ xe bị trượt".

Khi tập luyện ban đầu nên thử ở vận tốc khoảng 40 km/h. Sau đó khi đã thuần thục, bạn có thể thử ở vận tốc cao. Đừng quan tâm tới tiếng lốp rít bởi nhấn nhẹ chân ga và mài mòn lốp một chút không ảnh hưởng tới xe.

Tình huống thứ bảy: Tránh tai nạn với ABS

Trong tiếng Anh, 3 chữ "S" quan trọng nhất với ABS. Đó là "Stomp, Stay and Steer - đạp mạnh, giữ và lái". Công dụng hữu ích nhất của ABS là cho phép tài xế điều khiển xe bình thường dù đạp hết chân phanh.

Tuy nhiên, có một vấn đề là tài xế thường bị "choáng" trước các sự cố và có xu hướng đánh lái quá nhiều về một hướng. Điều này rất nguy hiểm vì ở tốc độ cao, chỉ cần đánh lái nhẹ, quãng đường di chuyển đã rất dài. Sự mất lái lại khiến họ càng sợ và nhả phanh ra khiến ABS mất tác dụng.

Để luyện tập, bạn có thể dùng những chai nước đặt vuông góc với hướng lái ở một nơi thuận lợi. Bắt đầu nhấn ga, đến gần hãy phanh mạnh, đánh lái để vòng qua chướng ngại vật trên. Hãy cố gắng kiên trì và đừng tiếc xe bởi cái quý giá nhất là kinh nghiệm để bạn tự tin xử lý.

Tình huống thứ tám: Hai bánh bị trật khỏi đường

Đây là sự cố dễ mắc phải nhất trong 10 trường hợp hợp khẩn cấp. Cách xử lý cũng rất đơn giản với điều kiện bạn đừng vội vàng tìm mọi cách đưa bánh lên mặt đường. Hãy bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

Nhẹ nhàng giảm ga. Đừng chạm vào chân phanh nếu không bắt buộc phải phanh (như xe đang ở đèo dốc hoặc phía trước có chướng ngại vật). Phanh xe vào thời điểm này rất dễ ảnh hưởng tới hệ thống ABS trị giá hàng trăm USD.

Tiếp tục lái xe song song với lề đường và giảm vận tốc xuống khoảng 55 km/h đến 65 km/h. Sau đó nhẹ nhàng đánh lái một góc nhỏ để xe leo lên mặt đường. Nếu lái một góc quá 5 độ, bạn có thể khiến xe vọt lên quá nhanh.

Trong tình huống hai bánh bị trượt nhưng phía trước lại có chướng ngại vật, bạn có thể nhấp phanh nhưng đừng đánh lái quá 15 độ. Lý do là nếu quay vô-lăng 45-60 độ để leo lên mặt đường, hai lốp trước sẽ đạt độ bám đường đầy đủ sớm hơn hai bánh sau. Điều này có thể khiến xe bị quay hoặc húc vào xe khác do leo lên đột ngột.

Tình huống thứ chín: Bánh trước bị trượt

Khi bánh trước bị trượt hãy bỏ chân ga, đừng chạm vào phanh và chờ đợi đến khi xe có độ bám đường trở lại. Bạn không nên phí công quay vô-lăng để hy vọng điều thần kỳ. Đánh lái quá nhiều còn có thể khiến xe bị mất phương hướng khi lốp bất ngờ hết trượt.


Tình huống thứ mười: Lốp sau mất độ bám đường

Để đối phó, hãy đạp thật mạnh phanh xuống sàn và giữ cho tới khi xe dừng hẳn. Sau đó đếm đến "3" và từ từ nhả chân phanh nếu muốn tiếp tục di chuyển. Trong trường hợp nhả phanh trước khi xe dừng hẳn - dù chỉ đi khoảng 10 km/h - xe của bạn sẽ bị mất phương hướng.

Giới đua xe thường thấy các tay đua bị trượt bánh sau ở tốc độ tới 300 km/h nhưng vẫn không bị va vào tường. Đó là những người đã được đào tạo kỹ để có thể giữ tốt hướng lái khi khẩn cấp. Còn với các tài xế ít kinh nghiệm, chỉ cần ở 40 km/h, tâm lý khiến họ không thể chủ động.
 

mrkibeo

Xe buýt
Biển số
OF-42035
Ngày cấp bằng
31/7/09
Số km
656
Động cơ
472,623 Mã lực
Thanks bác nhiều...Ý nghĩa lắm...
 

Kia Evening

Xe tăng
Biển số
OF-25035
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
1,797
Động cơ
508,319 Mã lực
Nơi ở
Trung hòa - Nhân Chính
Bác tìm hiểu nhiều thế?? Ko có lớp nào dạy anh em cái vụ này nhỉ?? Nếu có thì em giơ tay xin học ngay. Thank bác
 

XkWiZiT

Xe hơi
Biển số
OF-32973
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
143
Động cơ
479,330 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cái này đọc trên vnexpress từ năm ngoái. cóp pết phải cho cái nguồn vào bác ơi.

Hình như có lớp dạy an toàn lái xe của mẹc hay bê đấy
 

ketpo

Xe điện
Biển số
OF-26206
Ngày cấp bằng
22/12/08
Số km
2,015
Động cơ
509,163 Mã lực
Nơi ở
Trung Văn- Hà Nội
Tình huống nguy hiểm nhất là ko để ý đồng hồ công-tơ-mét, chạy quá mất 1 ít, khi chợt nhận ra thì xxx đã đứng trước mặt
 

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,186
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
cái này đọc trên vnexpress từ năm ngoái. cóp pết phải cho cái nguồn vào bác ơi.

Hình như có lớp dạy an toàn lái xe của mẹc hay bê đấy
------------------------------------
vang thi em cung thay hay nen de cac pac doc cho vui, âu cũng vi mái nhà chung OF thôi (b)(b)
 

VinhCivic

Xe tăng
Biển số
OF-34758
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
1,388
Động cơ
488,231 Mã lực
Hay lắm Bác, mọi người hay mời voka với (c) riêng em em mời Bác SỬA TƯƠI ... Bác có giám không ???
 

MinhHang0410

Xe buýt
Biển số
OF-41586
Ngày cấp bằng
26/7/09
Số km
564
Động cơ
472,160 Mã lực
Nơi ở
Sau lũy tre làng
Cám ơn bác chủ thớt vì những thông tin rất bổ ích!(b)
 

Letgo

Xe đạp
Biển số
OF-40415
Ngày cấp bằng
12/7/09
Số km
25
Động cơ
468,250 Mã lực
cái này đọc trên vnexpress từ năm ngoái. cóp pết phải cho cái nguồn vào bác ơi.

Hình như có lớp dạy an toàn lái xe của mẹc hay bê đấy
Năm ngoái hay trên vnexpress thi quan trọng gì cụ, em đoán bác chủ thớt cũng chẳng muốn show-off gì đâu. Kiến thức bổ ích sẽ càng có tác dụng nếu được phổ biến cho nhiều người. Em cũng đã đọc trên vnxpr đâu. Chỉ sợ ko có ai cập nhật thôi cụ ạ...Thanks bác chủ thớt.
 

Latte

Xe tăng
Biển số
OF-29520
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
1,383
Động cơ
495,442 Mã lực
:41::41::41::41::41:
 

mr.somit

Xe tải
Biển số
OF-26988
Ngày cấp bằng
6/1/09
Số km
260
Động cơ
489,300 Mã lực
Nơi ở
nơi xa lắm
Những cái này đúng là bổ ích đấy. Dù đã có hay chưa nhưng thỉnh thoảng phải lôi nó ra cho bác nào chưa đọc còn được đọc
 

FORD G-Point

Xe tải
Biển số
OF-42417
Ngày cấp bằng
5/8/09
Số km
213
Động cơ
467,790 Mã lực
Bài viết rất bổ ích, cũng là thêm kinh nghiệm cho ae. Tôi cũng từng bị nổ lốp trên xa lộ, tốc độ khoảng 160 km/h. Nói chung là phải bình tĩnh ,vì nhiều tai nạn liên hoàn là do xe nổ lốp , mất lái ...v,v xử lí không đúng cách dễ gây tai nạn cho các xe chạy sau.
Còn 1 trường hợp hay gặp phải mà ở châu Âu họ rất hay cảnh báo các bác lái xe. Đó là khi trên đường có những vũng nước nhỏ , không sâu đâu , chỉ vài cm thôi . Khi xe đi vào những chỗ này với tốc độ lớn , nó sẽ có tác dụng như ta phanh gấp chỉ bằng phanh trước ===> mất lái đột ngột , nặng hơn là quay xe...Cái này các bác cũng nên lưu ý. Tốt nhất là đừng đi nhanh quá , nếu ko vội
 

Coltplus2008

Xe điện
Biển số
OF-24189
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,384
Động cơ
515,723 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Bài viết rất bổ ích, cũng là thêm kinh nghiệm cho ae. Tôi cũng từng bị nổ lốp trên xa lộ, tốc độ khoảng 160 km/h. Nói chung là phải bình tĩnh ,vì nhiều tai nạn liên hoàn là do xe nổ lốp , mất lái ...v,v xử lí không đúng cách dễ gây tai nạn cho các xe chạy sau.
Còn 1 trường hợp hay gặp phải mà ở châu Âu họ rất hay cảnh báo các bác lái xe. Đó là khi trên đường có những vũng nước nhỏ , không sâu đâu , chỉ vài cm thôi . Khi xe đi vào những chỗ này với tốc độ lớn , nó sẽ có tác dụng như ta phanh gấp chỉ bằng phanh trước ===> mất lái đột ngột , nặng hơn là quay xe...Cái này các bác cũng nên lưu ý. Tốt nhất là đừng đi nhanh quá , nếu ko vội
Cái này em có cảm giác rồi. Em chạy 130km/h qua chỗ nước đọng lớn sau mưa trên đường thôi. Cảm giác bám đường, mất lái, như bị trượt bên đó đi vậy. Hơi ghê ghê. Tốt nhất nên chạy chậm, trời mưa, đường trơn càng nên chậm hơn. Chậm mà chắc.
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,249
Động cơ
501,377 Mã lực
Hay lắm Bác, mọi người hay mời voka với (c) riêng em em mời Bác SỬA TƯƠI ... Bác có giám không ???
Tình huống này nhằm nhò gì với 10 tình huống kia, mỗi bác là ko dám thôi, nhát lại cứ bày đặt dọa dẫm bác í.
 

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,186
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
Những cái này đúng là bổ ích đấy. Dù đã có hay chưa nhưng thỉnh thoảng phải lôi nó ra cho bác nào chưa đọc còn được đọc
-------------------------------------------------------------------
em cảm ơn sự thịnh tình của cac mem.
Người lái luôn có lỗi trong mọi tai nạn giao thông! Nguyên nhân duy nhất: không nắm được các nguyên tắc lái xe cơ bản. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng thực tế là như vậy! Nguyên nhân của phần lớn sự cố giao thông là không có sự phối hợp “ôtô- người lái” vì người lái không biết trong các trường hợp đặc biệt, chiếc xe sẽ phản ứng ra sao, và thêm vào đó họ lại còn thao tác sai.
1. Lỗi Tư thế ngồi sai
Một số người thích ngồi “thoải mái” trên ghế, còn những người khác lại ngồi rât “nghiêm túc” - tỳ ngực vào vô-lăng, thu hai tay vào nách và dí mũi vào kính trước. Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất, nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây ra tất cả!. Với thế ngồi “thoải mái” thì bạn có thể thò khuỷnh tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dung hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô-lăng, thế có vẻ là dân chơi “sành điệu”! Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, trước hết bạn sẽ mất vài phần giây để ngồi thẳng người lên, tóm lấy vô-lăng. Còn nếu bạn ngồi “nghiêm túc” cả người hướng về phía trước, thì hai tay thường nắm rất chắc phía trên vô-lăng. Trong thực tế, cả hai tư thế này đều không cho phép phản ứng nhanh với tình huống xẩy ra. Tư thế ngồi duy nhất đúng: lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Hai đầu gối gần như thẳng để dễ dàng đạp tới chân côn và ga, hai tay vươn tới trước sao cho cổ tay chạm nhẹ vào vô-lăng. Nhẹ nhàng và chắc chắn nắm vô-lăng bằng cả hai tay, đặt bàn tay ở vị trí “10 giờ” và “2 giờ”. Kinh nghiệm cho thấy đây là tư thế ngồi mà bạn có thể thả tay khỏi vô-lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp. Nếu cơ thể bạn không thay đổi - bạn đã ngồi đúng, nếu bạn bị nghiêng tới trước hoặc ngả về sau - bạn đã ngồi sai.
2. Lỗi Vòng xe
Nhiều người vòng xe như sau: trước hết về số 0, tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua, và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách “lái xe” này thực tế đã làm xe mất điều khiển. Dưới đây là “quy tắc vàng” ba bước giúp bạn vòng xe trong bất kỳ điều kiện nào - mưa hay nắng.
Bước 1- Phải giảm tốc độ
Chỉ được phanh xe khi đang đi thẳng, không được đạp phanh khi quay vô-lăng. Nếu cần có thể về số thấp, nhưng chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Nhiệm vụ của bước này là: giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.
Bước 2- nhả phanh rồi mới được quay vô-lăng đúng một góc cần thiết, và giữ nguyên không cần chỉnh thêm.Cái này nhớ nhé

Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe.
Bước 3– đã vượt khúc cua.
Trả vô-lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn nhiều: một khách bộ hành băng qua đường, hoặc một chiếc xe đạp đang phóng tới…
Trong trường hợp này tất nhiên bạn sẽ phải phối hợp sử dụng cả hai tay lẫn hai chân
3.Thử phản ứng của xe
Người lái luôn phải biêt chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có mộy cách duy nhất - thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô-lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, bạn cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).
Tiếp theo hãy lái xe theo các đường tròn và đường số 8 có bán kính khác nhau để xem phản ứng của xe với vô-lăng khi vòng nhanh. Xe sẽ ra sao nếu lúc ấy bạn lại phanh gấp? Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh. Mỗi kiểu dẫn động có một cách lái riêng. Mọi người thường sai lầm ở đây, ví dụ cho rằng dẫn động 4 bánh cho phép phóng nhanh trên đường trơn. Điều này không hoàn toàn đúng, vì khi xe bị trượt thì điều khiển một chiếc xe dẫn động 4 bánh có khi lại khó hơn một chiếc hatchback dẫn động trước…
Cam on cac pac da quan tâm
 

nakata_1980

Xe đạp
Biển số
OF-34896
Ngày cấp bằng
8/5/09
Số km
29
Động cơ
474,790 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn bác chủ thớt, vodka cho bác, còn em thì đang cố nhớ để lúc đấy còn xử lý... :P
 

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,186
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
'''Người lái luôn phải biêt chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có mộy cách duy nhất - thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô-lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, bạn cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).''' -- em chiều nay vừa làm thử, sau jkhi (b) nói chung là con Cicvil mơi tinh suyt tiêu :6:
 

son_ktt

Xe hơi
Biển số
OF-40296
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
160
Động cơ
469,810 Mã lực
Cảm ơn các pác, bài viết rất bổ ích! Mong các bác chỉ giáo thêm cho anh em hậu sinh tụi em!
 

Relaxtech

Xe buýt
Biển số
OF-30049
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
566
Động cơ
487,250 Mã lực
Cảm ơn mspstudio về các hiểu biết đã đưa ra. Bài viết hay có chọn lọc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top