Các phương án của tàu Gepard !!!

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
đơn giản là tàu QĐ hay tàu ND cũng có thể chìm thế thôi :(
khác đấy
tầu chiến và tầu thương mại khác nhau cả về chất và cả về lượng
nếu chỉ đơn giản thế thì chả việc gì phải mua tầu nước ngoài
vạch luôn con hoa sen ra lắp pháo lắp tên lửa lắp sonar lắp radar rồi đem ra mà chiến
Phấn không bì đc với Vôi
Đồng ý là tầu nào cũng có thể chìm nhưng tầu Chiến khó chìm hơn
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
175
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
khác đấy
tầu chiến và tầu thương mại khác nhau cả về chất và cả về lượng
nếu chỉ đơn giản thế thì chả việc gì phải mua tầu nước ngoài
vạch luôn con hoa sen ra lắp pháo lắp tên lửa lắp sonar lắp radar rồi đem ra mà chiến
Phấn không bì đc với Vôi
Đồng ý là tầu nào cũng có thể chìm nhưng tầu Chiến khó chìm hơn
Khác nhau tiền và vì trang thiết bị chứ nhưng không hẳn là phải tốt hơn khó chìm hơn, tàu chiến khó chìm vì tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ kỹ thuật, an toàn...
Tàu QS so với tàu chở khách độ an toàn quy định còn dưới nhiều mức chứ ko hề hơn.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,493
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
s-400 là phòng không có thì cũng chỉ đánh mục tiêu trên không trọng điểm canh cái gì
sen dạo này làm sao đấy!
Mợ này! ý em hùa lời bác tandao nói mua về cho đủ bộ. làm cái lưới sắt vây J-khắm! :))

@est: Dạo này a bị hâm thật đấy Võ Tòng ạ =))


s400 chỉ là vũ khí phòng không, mà có tiền chưa chắc Ngố đã bán. Những thứ e liệt kê là những thứ chúng ta có thể mua sắm tại thời điểm hiện tại, đảm bảo được chủ quyền lãnh thổ bác ạ
bác dám khẳng định đấy là hàng Not for Sale ko?
mà cứ cho NFS đi, nhưng cái ngân khố toàn thóc đi vay, muốn 1 lúc những thứ như thế hơi quá đấy bác ạ!
Xe tải của QĐ bây giờ phải mua cả mấy con xe Dongfeng tàu cơ mà!
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
tôi đảm bảo với mụ là tầu chiến khó chìm hơn tầu thương mại
độ an toàn quy định thì đừng lôi vào vì 1 thằng là có thể hy sinh quy định để đạt mục tiêu . còn 1 thằng là phải an toàn kể cả cho đứa dại nhất .
và tầu chở hàng ven biển của dân Việt nam thì bất cứ thế nào nó có đến 80% nguy cơ chìm vì toàn quá tải
nên mụ đừng so sánh mệt óc . mà này cái tật chởi bậy của mụ lại tái phát rồi đấy đừng để mất vui như đêm SN xóm nhá
 

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
523
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Vua Pín nói đúng đấy ợ! Tàu chiến vs tàu thương mại khác nhau cơ bản từ thiết kế rồi! Các bác xem Discovery sẽ thấy tàu thương mại thiết kế mục đích chỉ là chở hàng hóa, do vậy diện tích cần càng nhiều càng tốt, vỏ thép cũng mỏng dính! Tàu chiến bản thân nó tên là Chiến rồi nên thiết kế từ kết cấu đến tính năng đều làm sao cho khó chìm nhất. Các cụ cứ google 1 phát sẽ thấy thiết kế tàu hàng & tàu chiến khác nhau ra sao!
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Việt Nam muốn có nhiều tàu Gepard hơn
Cập nhật lúc :8:36 AM, 26/12/2011
Trang Strategy Page mới đây tiết lộ, Nga đồng ý cung cấp cho Việt Nam thêm 2 chiến hạm Gepard 3.9 và sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy phép.

(ĐVO) Theo trang này, sau khi nhận được hai chiến hạm Project 1166.1E Gepard 3.9 vào tháng 3 và tháng 8/2011. Việt Nam đã đàm phán với Nga để mua thêm một lô gồm 2 chiến hạm Gepard nữa để tăng cường thêm sức mạnh cho Hải quân.

Hãng tin Interfax dẫn lời của Phó Giám đốc kinh tến đối ngoại Công ty cổ phần nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk Sergei Rudenko cho biết, hai tàu Gepard 3.9 tiếp theo sẽ được tối ưu vũ khí chống ngầm bằng việc trang bị thêm nhiều thiết bị phát hiện tàu ngầm (>> xem thêm).

Khi Việt Nam đã đặt mua lô hai chiếc tàu Gepard 3.9 đầu tiên cách đây 5 năm thì đã có thông báo rằng, dựa trên hiệu suất của tàu mà sẽ quyết định mua thêm hai tàu nữa để đóng ở Việt Nam. Hợp đồng mua hai tàu Gepard đầu tiên có giá trị khoảng 200 triệu USD, Strategy Page cho biết.

Chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam.
Tàu Gepard 3.9 có chiều dài 102m, được vận hành bởi 98 thủy thủ, hoạt động liên tục trên biển 15 ngày, tốc độ tối đa là 50 km/h và được sử dụng chủ yếu để tuần tra ven biển.

Vũ khí của tàu bao gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E (định danh NATO là SS-N-25); một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ; ba hệ thống tên lửa - pháo phòng không cao tốc Palma-SU; bốn ống phóng ngư lôi 533 mm (cho hoạt động chống tàu ngầm); 1 dàn rocket chống ngầm RBU-6000 với 12 ống phóng; mang được 20 quả mìn và một bãi đáp trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.

Theo tờ Strategy Page, Việt Nam muốn có nhiều tàu Gepard hơn, cũng như 12 tàu tên lửa cao tốc Molniya của Nga để đảm bảo tuần tra vùng biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
 

Unique Store

Xe tải
Biển số
OF-112054
Ngày cấp bằng
8/9/11
Số km
325
Động cơ
392,126 Mã lực
hơ hơ, có vẻ như các bác lãnh đạo có chung suy nghĩ với em, bác Sen à
 

lee.13

Xe hơi
Biển số
OF-113839
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
131
Động cơ
387,460 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
2 em ghẻ tiếp theo thiên về chống ngầm,mong là sẽ nhập thêm vài em Ka-32 nữa :)!
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Vũ khí của tàu bao gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E (định danh NATO là SS-N-25); một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ; ba hệ thống tên lửa - pháo phòng không cao tốc Palma-SU; bốn ống phóng ngư lôi 533 mm (cho hoạt động chống tàu ngầm); 1 dàn rocket chống ngầm RBU-6000 với 12 ống phóng; mang được 20 quả mìn và một bãi đáp trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.
Nếu cấu hình 2 tàu sau được như thế này thì cũng khá ổn vì 2 cục AK-630M phía đuôi đều được thay bằng Palma-SU, tăng cường thêm 2 bệ KT-184 và được trang bị thêm ngư lôi + RBU chống ngầm. Như vậy có nghĩa là 2 tàu sau bắt buộc phải thay đổi kết cấu tàu, bởi vì ở cấu hình hiện tại thì không thể nhét thêm 2 bệ KT-184 nữa
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Thế cuối cùng ghẻ nhà mình không có vê lờ ét à .. cờ lắp, SAM tầm ngắn .. chả thấy đâu .. ~X(
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
thấy bảo 2 chú này sẽ đc đóng tại VN
có lẽ thế nên chưa đc trang bị VLS
chờ thợ nhà làm quen tay òi mới đưa đồ xịn vào :))
2 chiếc đầu chắc chỉ để làm đồ tập luyện
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
Tóm lại 2 con Ghẻ đầu đúng như phân tích: ko có chống ngầm, PK yếu xìu, chỉ để tuần tra và làm lớp học. Thế mà có chú ban đầu cãi chày cối lắm, nguy hiểm thế cơ chứ.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
vầng cháu NGU ạ . Vì cháu mải kiếm tiền để vợ nó không phải mua xe Tầu đi mà. mà con Mịch nhà cháu cũng Nhảm xe Hàn nó cũng éo thèm đi nhất quyết phải xe nhật, Uaz mà có số tự động thì ông bắt mày đi kén cá chọn canh vớ vẩn.
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
135
Động cơ
438,810 Mã lực
Từ ww2 đã cho thấy tàu nổi chỉ có tánh PR nhiều hơn là khả năng chiến đấu của nó . Tàu nổi chưa bao giờ là đối thủ của máy bay và tàu ngầm cả khi tàu nổi không thể vác được 1 số lượng vũ khí có thể đánh chặn được máy bay hoặc tên lửa phóng ào ạt từ một số lượng máy bay hoặc sonar của tàu nổi chưa cho phép phát hiện được tàu ngầm trong tầm phóng tên lửa đối hạm của tàu ngầm
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Từ ww2 đã cho thấy tàu nổi chỉ có tánh PR nhiều hơn là khả năng chiến đấu của nó . Tàu nổi chưa bao giờ là đối thủ của máy bay và tàu ngầm cả khi tàu nổi không thể vác được 1 số lượng vũ khí có thể đánh chặn được máy bay hoặc tên lửa phóng ào ạt từ một số lượng máy bay hoặc sonar của tàu nổi chưa cho phép phát hiện được tàu ngầm trong tầm phóng tên lửa đối hạm của tàu ngầm
Cụ nhầm dư lào chứ tàu ngầm gặp phải mấy con săn ngầm thì lặn khẩn chương. WWII destroyer nó toàn săn tàu ngầm bằng deep charges, nhẹ nhàng thì ép nổi không cho dò đáy luôn.

Pháo kích dọn bãi cũng là tàu nổi, tấn công phẫu thuật bằng CM cũng là tàu nổi, tuần tra hộ tống cũng là tàu nổi...trăm thứ bà giằng đều nó gánh vác hết. Tàu khu trục được mệnh danh là "work hourse" trong chiến tranh
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Từ ww2 đã cho thấy tàu nổi chỉ có tánh PR nhiều hơn là khả năng chiến đấu của nó . Tàu nổi chưa bao giờ là đối thủ của máy bay và tàu ngầm cả khi tàu nổi không thể vác được 1 số lượng vũ khí có thể đánh chặn được máy bay hoặc tên lửa phóng ào ạt từ một số lượng máy bay hoặc sonar của tàu nổi chưa cho phép phát hiện được tàu ngầm trong tầm phóng tên lửa đối hạm của tàu ngầm
Cụ cứ đùa, bọn khựa nó tính thế này đây:
"Một nhà phân tích Trung Quốc ước tính, sẽ cần có khoảng 150 - 200 máy bay chiến đấu Su-27 để phá hủy một tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ. Toàn bộ PLA có khoảng 300 chiếc Su-27 trong khi hải quân Mỹ có 22 tàu tuần dương Ticonderoga"
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tên lửa: Kế hoạch đánh bại Mỹ của Trung Quốc

Dù không ít nỗ lực phô trương sự hiện đại, nhưng quân sự Trung Quốc có thể yếu hơn nhiều người suy đoán, đặc biệt nếu so sánh với Mỹ.

Tàu sân bay: Chiến lược ‘sòng bạc nổi' của Trung Quốc
Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên
Giải mã sức hút tàu sân bay Trung Quốc



Tuy nhiên, Bắc Kinh có một kế hoạch giản đơn - thậm chí là rủi ro - để bù đắp điểm yếu của mình: đó là mua tên lửa. Sau đó, mua nhiều và nhiều hơn nữa. Tất cả các loại tên lửa: tầm ngắn và tầm dài, phóng từ mặt đất, từ biển, đạn đạo hay hành trình...


Có hai chủ đề nổi bật từ tác phẩm Sức mạnh không gian Trung Quốc - gồm những bài luận do Andrew Erickson biên tập. Erickson là nhà phân tích Trung Quốc khá nhiều ảnh hưởng của đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ.


Theo Sức mạnh không gian Trung Quốc, ngày nay có khoảng 2.000 tên lửa đạn đạo và hành trình phi hạt nhân. "Phát triển kho vũ khí tên lửa với các tên lửa đạn đạo ngày càng có độ chính xác cao và tên lửa hành trình tấn công mặt đất ngày càng trở thành nền móng của khả năng chiến đấu với PLA", Mark Stokes và Ian Easton viết. Với mỗi loại vũ khí mà quân đội Trung Quốc (PLA) luôn tụt hậu so với Lầu Năm Góc, thì tên lửa có thể giúp Trung Quốc tạo ra sự khác biệt.


Đó là thực tế rõ ràng. Mặc dù giới thiệu hàng loạt vũ khí mới trong những năm gần đây gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, tàu khu trục, tàu ngầm và cả một tàu sân bay Liên Xô được nâng cấp, nhưng Trung Quốc vẫn thiếu rất nhiều hệ thống cơ bản, tổ chức và thủ tục cần thiết để đánh bại một kẻ thù quả quyết, được trang bị tốt.


Lấy ví dụ là tiếp nhiên liệu trên không. Để triển khai một số lượng lớn các máy bay tiếp dầu hiệu quả trên không đòi hỏi khả năng xây dựng và hỗ trợ các động cơ lớn - điều mà Trung Quốc chưa thể làm ngay. Trong tiếp dầu trên không đòi hỏi việc lên kế hoạch, điều phối và phối hợp vượt xa những gì PLA có thể đáp ứng. Kết quả là "PLA chỉ có máy bay tiếp dầu trong phạm vi cung cấp ngắn”, Wayne Ulman giải thích.


Theo Sức mạnh Không gian Trung Quốc, tính về tổng số, PLA chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu). Vì thế, trong khi về lý thuyết , PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.


Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Như vậy, ưu thế về máy bay chiến đấu của Trung Quốc so với Đài Loan thực ra là đảo ngược. Chênh lệch sẽ lớn hơn nếu có sự tham gia của cả máy bay chiến đấu Mỹ.


Và đâu là giải pháp của PLA? Dĩ nhiên đó là tên lửa. Có tới cả nghìn tên lửa đạn đạo và hành trình, phần lớn bắn từ các bệ phóng mặt đất “dường như sẽ được huy động trong cuộc chiến đầu tiên” chống lại Đài Loan hoặc các căn cứ ở Thái Bình Dương của Mỹ, Ulman viết. Mục tiêu là để tiêu diệt càng nhiều máy bay của đối phương càng tốt, thậm chí trước khi cuộc chiến bắt đầu.


PLA có thể dùng cách tiếp cận tương tự để bù đắp những điểm yếu trên biển hiện nay của họ. Các tàu ngầm luôn luôn là “sát thủ” chống tàu tiềm năng nhất của bất kỳ quốc gia nào, nhưng tàu ngầm Trung Quốc quá ít, quá ồn ào và thủy thủ thì quá thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp cận và đối đầu với Hải quân Mỹ. Jeff Hagen dự báo, nếu cuộc chiến bắt đầu, “các tàu ngầm Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu dễ bị công kích”.


Và hãy quên đi cách sử dụng máy bay chiến đấu trang bị vũ khí tầm ngắn để tấn công hải quân Mỹ. Một nhà phân tích Trung Quốc ước tính, sẽ cần có khoảng 150 - 200 máy bay chiến đấu Su-27 để phá hủy một tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ. Toàn bộ PLA có khoảng 300 chiếc Su-27 trong khi hải quân Mỹ có 22 tàu tuần dương Ticonderoga.


Lại một lần nữa, tên lửa là sự bổ sung hoàn hảo. Một cuộc tấn công “siêu bão hòa” với hàng trăm tên lửa đạn đạo có khả năng “vô hiệu hóa lập tức hệ thống phòng không của Ticonderoga”, Toshi Yoshihara viết. Nếu ở gần bờ, Trung Quốc có thể sử dụng các loại tên lửa cũ, kém chính xác và tầm ngắn hơn mà họ đã sở hữu với số lượng rất phong phú. Với cuộc chiến tầm xa, PLA đang triển khai chương trình tên lửa DF-21D mệnh danh “sát thủ tàu sân bay” sử dụng vệ tinh và máy bay không người lái để định vị chính xác mục tiêu.


Mặt trái của chiến lược lấy tên lửa làm trọng tâm của Trung Quốc là nó có thể đại diện cho cái gọi là “điểm yếu duy nhất”. Do quá phụ thuộc vào một loại vũ khí có thể khiến PLA dễ bị tổn thương nếu gặp một loại biện pháp đối phó. Trong trường hợp này, đó chính là hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Lầu Năm Góc, bao gồm các tàu chiến trang bị tên lửa SM-3, tên lửa Patriot và hệ thống pháo phòng không tầm cao của bộ binh Mỹ.


Hơn thế nữa, tên lửa là loại vũ khí dùng một lần. Không thể tái sử dụng chúng như máy bay chiến đấu hay tàu khu trục. Điều đó có nghĩa là, trong thời chiến, Trung Quốc buộc phải chiến thắng nhanh hoặc thất bại. “Ví dụ, tính tổng số lượng tên lửa đạn đạo thông thường của Trung Quốc, có thể dội khoảng một nghìn tấn chất nổ có sức công phá lớn vào các mục tiêu”, Roger Cliff giải thích. “Tương quan so sánh với máy bay của Không quân Mỹ, có thể dội một lượng thuốc nổ gấp vài lần mỗi ngày trong khoảng thời gian không xác định”.



Thái An (Theo wired)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top