Em trong ngành Y, nhận thấy quả thật đa số các đề tài nghiên cứu ở VN có tính ứng dụng thực tiễn không cao, các cụ ở trên có chụp ảnh mấy cái đề tài khá hài và lý thuyết. Nhưng cccm ở đây bị bé cái nhầm 1 chỗ, hơn 90% đề tài nghiên cứu mà cccm đang thấy là nghiên cứu viên tự bỏ tiền túi ra, không hề nhận được sự trợ cấp nào từ nhà nước hay cp, cho nên tiền túi thì ai mà đủ khả năng bỏ ra để nghiên cứu được cái mới? Mỗi 1 cái mới mà muốn đào sâu thì ko phải ko có khả năng tìm hiểu, mà vấn đề là nghiên cứu viên không có khả năng tự chi trả.
Còn những đề tài cấp nhà nước, dành cho GS, PGS thì để nhận được tiền tài trợ, các nghiên cứu viên phải làm 1 bản trình bày để đảm bảo rằng kết quả sẽ thành công và đem lại lợi ích lớn (chưa nghiên cứu mà đã phải đảm bảo được thành công???) qua hội đồng thẩm định thì mới rót ngân sách. Đồng ý là có những ông lợi dụng nghiên cứu để ăn xén ngân sách, nhưng không phải là đa số. Có những người còn phải bỏ thêm tiền túi ra để vận hành cho trơn tru đề tài (có thể là vì xong được đề tài này sẽ được lên chức).
Nhà nước nói thẳng ra thì nhột nhưng đầu tư cho NCKH thì rất ít, cho nên nghiên cứu viên tự bỏ tiền túi ít ít để làm đề tài nhảm nhí thì nhiều, báo chí thì không biết gì cứ thấy vậy thì lôi ra cho dư luận hả hê.
Chứ em hỏi cccm ở đây giống lúa ST, giống lúa chịu mặn là do ai nghiên cứu, kit test PCR covid là do ai, vaccine covid của VN là do ai nghiên cứu, chính em cũng làm 1 cái đề tài về gen người để mang tính thực tiễn nhưng nó tốn kinh khủng, 1 mẫu chạy gene ở công ty là 6tr đồng, kì kèo mãi nó mới giảm còn 5tr, 1 đề tài nghiên cứu tối thiểu 30 mẫu thì mới đc chấp nhận (dù 30 mẫu là quá ít so với quần thể, nhưng lấy chạy trăm mẫu chắc em bán luôn ông bà già em ở nhà để lấy tiền làm nghiên cứu quá).