[Funland] Các mợ dùng nước mắm loại nào ?

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Nước mắm truyền thống có cho mì chính ko các cụ nhể, em mua chai vị xưa gì đó thấy cho các kiêu luôn, e621 e620, trong khi chai của Thái lan ko rõ độ đạm nhưng nhõn 77% chiết xuất từ cá cơm ko hề có mì chính luôn.
Cụ kiếm thứ nào chỉ có cá+muối. E620 là chất điều vị làm giảm độ mặn gắt của nước mắm.ăn ko tốt
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Nghe các cụ mợ kêu ca, em liền mua thử nước mắm chinsu, loại chai cổ to ấy, về dùng thử. Thấy độ mặn thích hợp, hợp khẩu vị. Chấm thịt lợn luộc mọi người rất thích. Vậy từ nay em chuyển qua dùng Chinsu cho nó ngược phong trào vậy. Hề hề!
Chúc cụ vui. Bí quyết của MS là pha loãng ra + chất điều vị cụ nhé.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Nước mắm là gia vị, vừa miệng và không độc hại là được. Em ghét loại nước mắm quá mặn.
Em ghi chất điều vị mà cụ bảo ko độc hại mà cụ cũng OK. Thôi em chúc cụ bảo trọng
 

superPDP

Xe điện
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
4,700
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
=)) em chịu ko ăn cái masan, chinsu, thiếu thốn lắm khi ăn ở cty mới tiện thì dùng. Ở nhà em thì toàn nước mắm Phú Quốc hoặc Thanh Hóa, hồi trước có cái nước mắm ở Quảng Bình ăn nặng mùi nhưng rất đậm ngâm với ớt tỏi ăn hết xảy luôn.
 

superPDP

Xe điện
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
4,700
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nước mắm là gia vị, vừa miệng và không độc hại là được. Em ghét loại nước mắm quá mặn.
có thể pha loãng bằng đường dấm, tỏi hoặc chút bột ngọt ăn rất ngon thay vì chinsu trong trường hợp cụ sợ mặn
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Em ghi chất điều vị mà cụ bảo ko độc hại mà cụ cũng OK. Thôi em chúc cụ bảo trọng
Ai bảo cụ là chất điều vị thực phẩm là độc hại? Ai bảo cụ là cứ mắm truyền thống là ko có gì độc hại? Các mà đánh ở những vùng biển bị ô nhiễm thì độc hại hết. Tránh thì đừng ăn mắm gì cả may ra không độc hại.
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Cụ kiếm thứ nào chỉ có cá+muối. E620 là chất điều vị làm giảm độ mặn gắt của nước mắm.ăn ko tốt
Hàng của Thái chuẩn luôn cụ, loãng hơn của mình nhưng không hề có mấy cái E đầu 6 kia.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Ai bảo cụ là chất điều vị thực phẩm là độc hại? Ai bảo cụ là cứ mắm truyền thống là ko có gì độc hại? Các mà đánh ở những vùng biển bị ô nhiễm thì độc hại hết. Tránh thì đừng ăn mắm gì cả may ra không độc hại.
Nước mắm công nghiệp chúng nó có kiểm định vùng biển cho cụ chắc. NMCN cũng pha ra từ NMTT, tức mọi người cùng chết. Cụ bảo chất điều vị an toàn. OK, em ko tranh luận nữa. Em ăn thực phẩm thiên nhiên. Cụ dùng chất hóa học. Mỗi người 1 ý, chúc cụ vui với lựa chọn của mình.
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,316
Động cơ
248,199 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Cái đó có thật. Ko có nước mắm tự nhiên nào lên nổi 60 độ đạm cả. Nó thêm đạm ngoài vào đấy. Mà đạm đó là gì thì trời bik đất bik
Chuẩn cụ à. Nước mắm rút ( mắm ép hay quay ly tâm nước 1 cũng từ 18 đến không quá 35% độ đạm tùy loại cá. Cũng mắm rút thì k thấp hơn 300 ngàn một lít; vì em chứng kiến 3 tạ cá biển hỗn hợp loại rẻ tiền khoản 25 ngàn một ký và 4 tạ muối ngâm ủ trong một bể trong 9 tháng rút cốt đc khoảng 60lit thôi. Muốn bán thành phẩm hạ giá và có công phải pha như nâu rượu thôi.
5 kg cáy làm sạch và 5kg muối các cụ ủ phơi nắng một năm rút cốt xem đc mấy lít hãy chém.
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,316
Động cơ
248,199 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Mắm từ Đèo Hải Vân ra đại đa số có màu đen vì k đc nắng khi ủ pha thì mới có màu mật ong còn kgu vực phía trong đc nắng đảo chượp nên màu đẹp và thơm ngon hơn hẳn.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
có thể pha loãng bằng đường dấm, tỏi hoặc chút bột ngọt ăn rất ngon thay vì chinsu trong trường hợp cụ sợ mặn
Vấn đề là nước mắm truyền thống quá bảo thủ. Phải điều chỉnh vị cho phù hợp chứ, đằng này họ cứ cậy độ đạm cao mà ăn mặn chát. Em cần vị ngon chứ cần gì độ đạm cao mà ko ngon.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,594
Động cơ
379,343 Mã lực
Nhà em hay mua nước mắm của các hộ dân ven biển. Nhà em nói không với các sản phẩm của Masan lâu rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

LehmanBrothers

Xe điện
Biển số
OF-319362
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
2,227
Động cơ
314,366 Mã lực
Nơi ở
Phố Hàm Nghi - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Nước mắm em lấy ở Thanh Hóa, Hải Phòng , Quảng Ninh đều từ công lạnh của dân ở đó, loại 60-100k/lit. Ngon hay sạch hơn mắm công nghiệp thì đương nhiên. Thật ra em thích ăn đồ khô biển nhất vì làm chén rượu màu ngon miệng. Mắm tự nhiên mùi tự nhiên hơn nhưng lấy chai rẻ thì mặn kém ngon hẳn với công nghiệp
 

vuongha

Xe tăng
Biển số
OF-158471
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
1,190
Động cơ
358,780 Mã lực
Nhà em 584 Nha trang , 40% độ đạm !
 

namrom2000

Xe máy
Biển số
OF-619311
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
93
Động cơ
117,240 Mã lực
Tuổi
34
Nghe các cụ mợ kêu ca, em liền mua thử nước mắm chinsu, loại chai cổ to ấy, về dùng thử. Thấy độ mặn thích hợp, hợp khẩu vị. Chấm thịt lợn luộc mọi người rất thích. Vậy từ nay em chuyển qua dùng Chinsu cho nó ngược phong trào vậy. Hề hề!
Lý do được đăng tải trên trang www.city.osaka.lg.jp (trang thông tin của thành phố Osaka) do sản phẩm có chứa phụ gia thực phẩm (axit benzoic, acid sorbic...) chưa được kiểm định sử dụng tại Nhật, vi phạm điều 11 khoản 2 luật Vệ sinh thực phẩm. Luật này quy định rõ chất axit benzoic (E210) không được sử dụng trong sản phẩm tương ớt ở Nhật.
Trang thông tin này cho biết, trước đó, ngày 8.3, Cục Y tế công cộng Tokyo đã kiểm tra sản phẩm tương ớt dán nhãn Chin-su nhập khẩutừ Việt Nam của tập đoàn Javis (trụ sở đặt tại Osaka, Nhật) vì nghi ngờ vi phạm điều luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và điều luật về nhãn mác thực phẩm của Chính phủ Nhật ban hàng. Sau khi phân tích mẫu lô hàng được nhập vào Nhật ngày 7.12.2018, Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố Osaka đã ra lệnh cho nhà nhập khẩu thu hồi toàn bộ sản phẩm có chứa chất cấm là phụ gia axit benzoic.
Đối với hàng hóa vi phạm, trang thông tin thành phố Osaka ghi rõ: Tên sản phẩm là tương ớt ngọt Chin-su, đựng trong chai nhựa, xuất xứ: Masan Việt Nam, hạn sử dụng: 10.6.2019, 17.6.2019, 6.7.2019. Tên đơn vị phân phối là Công ty TNHH Công nghiệp ISSC.

Theo kết quả phân tích của Hiệp hội Vệ sinh thực phẩm Tokyo (thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ thực phẩm Tokyo), hàm lượng axit benzoic trong tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật lần lượt 0,41 g/kg với các chai có hạn dùng 10.6.2019, 0,44 g/kg với hạn dùng 17.6.2019 và 0,45 g/kg với hạn dùng 6.7.2019.
Từ thông tin này, một số nhà xuất khẩu hàng sang Nhật khuyến cáo, các doanh nghiệp muốn xuất hàng thực phẩm sang Nhật cần tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn của Nhật để tránh những trường hợp vừa xảy ra với tương ớt Chin-su.
 

namrom2000

Xe máy
Biển số
OF-619311
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
93
Động cơ
117,240 Mã lực
Tuổi
34
Nhật Bản thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt từ Việt Nam
Nhà sản xuất Masan nói rằng khả năng số tương ớt Chin-su bị thu hồi là dành riêng cho thị trường Việt Nam, hoặc hàng không rõ xuất xứ.

Cổng thông tin điện tử Thành phố Osaka (Nhật Bản) - www.city.osaka.lg.jp, hôm 2/4 cho biết Trung tâm y tế công cộng thành phố Osaka đã yêu cầu thu hồi 18.168 chai tương ớt nhãn hiệu Chin-su có nguồn gốc từ Việt Nam vì vi phạm Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật Nhãn thực phẩm.

Cụ thể, số tương ớt này thuộc 3 lô hàng với 757 thùng, được công ty Javis Co., Ltd (Osaka) nhập từ Việt Nam vào ngày 7/12/2018, sau đó bán lại cho công ty ISC Industrial Co., Ltd (Kobe) và có hạn sử dụng đến ngày 10/6/2019, 17/6/2019, 6/7/2019. Nhà nhập khẩu đã không ghi rõ trên nhãn phụ rằng số tương ớt này có chứa axit benzoic, vốn không được phép sử dụng trong tương ớt ở Nhật Bản, khi bán cho ISC.


Hình ảnh mẫu tương ớt vi phạm được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Thành phố Osaka.

Trước đó, do nghi ngờ số tương ớt được phân phối bởi ISC Industrial vi phạm Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật Nhãn thực phẩm, cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra về lô hàng. Phân tích của Hiệp hội Vệ sinh thực phẩm Tokyo (Viện Nghiên cứu công nghệ thực phẩm Tokyo) kết luận, hàm lượng axit benzoic trong tương ớt Chin-su bị thu hồi lần lượt là 0,41g/kg với các chai có hạn dùng 10/6/2019, 0,44g/kg với hạn dùng 17/6/2019 và 0,45g/kg với hạn dùng 6/7/2019. Trong khi đó, điều 11 khoản 2 Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản cấm sử dụng axit benzoic trong tương ớt.

Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, nếu một người tiêu thụ liên tục mỗi ngày 5mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể thì không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, Cổng thông tin điện tử Thành phố Osaka nói nếu dùng lô tương ớt Chin-su này liên tục thì không ảnh hưởng đến sức khỏe ngay lập tức. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, chất này vẫn bị cấm có trong tương ớt và được xuất hiện trong bơ thực vật, xi rô, nước ngọt, nước tương.

Phản hồi về thông tin này, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho biết chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin-Su cho Công ty Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd. Hiện đơn vị này chỉ xuất khẩu tương ớt Chin-su sang Mỹ, Canada, Australia, Nga, Cộng hoà Séc, Trung Quốc, Đài Loan.

"Do hiện nay chúng tôi không có mẫu sản phẩm nên chưa thể có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này nhưng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam hoặc là sản phẩm không rõ xuất xứ", thông cáo của Masan viết.

Công ty này cũng khẳng định, axit benzoic được phép sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác nhau tại Việt Nam. Theo Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 về quản lý phụ gia thực phẩm, axit benzoic được sử dụng với hàm lượng tối đa 1g/kg sản phẩm tương ớt.

Chiều 6/4, Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết chưa có thông tin từ cơ quan chức năng Nhật Bản về việc thu hồi sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam. Hiện, Cục An toàn thực phẩm đang tiến hành kiểm tra, làm rõ.

Theo bà Nga, nguyên nhân lô hàng bị thu hồi tại Nhật Bản như thông tin từ website của Thành phố Osaka là do sản phẩm chứa acid bezoic, trong khi quy định tại Nhật Bản không cho phép tương ớt được bảo quản bằng chất này. Tuy nhiên, ở Việt Nam chất này nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

"Acid benzoic cũng có trong danh mục phụ gia bảo quản của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex). Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên. Chiếu theo tiêu chuẩn của Codex so với hàm lượng axit benzoic được phát hiện trong tương ớt Chin su bị Nhật thu hồi, thì lô tương ớt bị thu hồi vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của quốc tế. Có thể quy định của Nhật khắt khe hơn", bà Nga nói.

Về nguy cơ sử dụng phụ gia acid benzoic trong sản phẩm, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết nếu dùng quá hàm lượng cho phép và ngoài danh mục sản phẩm được phép, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Dỹ Tùng - Lê Nga
 

namrom2000

Xe máy
Biển số
OF-619311
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
93
Động cơ
117,240 Mã lực
Tuổi
34
Nhờ có hóa chất nên sản phẩm của Masan lúc nào cũng ngon hơn..........hehe.
Người Việt giết người Việt
 

namrom2000

Xe máy
Biển số
OF-619311
Ngày cấp bằng
28/2/19
Số km
93
Động cơ
117,240 Mã lực
Tuổi
34
Bộ Y tế lên tiếng về 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi
06/04/2019 16:37 GMT+7
Nhật thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su vì chứa chất cấm

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện chưa có thông tin từ cơ quan chức năng Nhật Bản về việc thu hồi sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ VN, nhưng cơ quan này cũng đang cho làm rõ vụ việc, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi và nguồn gốc hàng hóa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về nguyên nhân lô hàng kể trên bị thu hồi tại Nhật Bản như thông tin từ website của thành phố Osaka, Nhật, nơi thu hồi tương ớt Chin-su (sản phẩm chứa acid bezoic, trong khi quy định tại Nhật Bản không cho phép tương ớt được bảo quản bằng chất này), chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm cho biết acid benzoic có trong danh mục phụ gia bảo quản của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (cả VN và Nhật Bản đều là thành viên).

Tuy nhiên chuyên gia này cho rằng cần phải làm rõ xem loại phụ gia này có được sử dụng trong sản xuất tương ớt hay không. Cục sẽ sớm làm rõ và trả lời công luận.

Về nguy cơ nếu sử dụng phụ gia acid benzoic trong sản phẩm, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết nếu dùng quá hàm lượng cho phép và ngoài danh mục sản phẩm được phép, acid benzoic gây kích ứng dạ dày, viêm dạ dày... ở người sử dụng.

Liên quan đến lệnh cấm này, Tuổi Trẻ Online trao đổi với một số chuyên gia về an toàn thực phẩm.

Chin-su bị Nhật thu hồi (lần lượt 0,41g/kg; 0,44g/kg và 0,45g/kg), TS Đồng cho rằng lô tương ớt bị thu hồi vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của quốc tế.


"Có thể quy định của Nhật khắt khe hơn, họ không muốn có chất bảo quản trong đó. Tiêu chuẩn của Codex được coi như định chế tham khảo chung các bên dựa vào đó buôn bán.

Việc bị thu hồi như trên cần phải xem xét lại hợp đồng giao ước về tiêu chuẩn riêng, cụ thể giữa đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm này. Đó có thể mới là vấn đề mà Nhật thu hồi sản phẩm này" - TS Đồng phân tích.

Xét về góc độ sức khỏe, theo TS Đồng, trong hai loại này thì axit benzoic tương đối độc hơn so với axit sorbic.

Cụ thể benzoic có gốc axit, khi biến đổi kết hợp với gốc rượu trở thành paraben - chất hiện đang cấm sử dụng trong các loại khăn ướt, khăn giấy bởi tiếp xúc có thể thấm qua da.

Ngoài ra sử dụng nhiều chất này có thể phản ứng với vitamin C có trong thực phẩm sinh ra benzen - một chất có thể gây ung thư. Còn axit sorbic không gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, tương tự một số loại axit béo khác.

Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định liên quan đến phụ gia trong thực phẩm, hiện nay có 186 nước dùng theo tiêu chuẩn chung của Codex, trong đó có Việt Nam.

"Tiêu chuẩn chung là thế nhưng các thành viên của Codex có nước lại cho phép và có nước lại tuyệt đối cấm" - lãnh đạo Cục an toàn thực phẩm cho biết và khẳng định sẽ xác minh vụ việc.
 

anhkhoihn

Xe tăng
Biển số
OF-12222
Ngày cấp bằng
21/12/07
Số km
1,285
Động cơ
541,929 Mã lực
Em dùng thuận phát, nhà em tẩy chay sản phẩm của Masan nên dùng nước mắm truyền thống, mì tôn và nước tương cũng mua sản phẩm của hãng khác. Để bọn nó độc bá thì sau này còn mệt nữa.



Cuối tuần em chở gấu mẹ ra siêu thị, mua loại này xong về nhà em vứt hết Chinsu , Nam Ngư vào sọt rác ngay lập tức ...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top