- Biển số
- OF-623898
- Ngày cấp bằng
- 15/3/19
- Số km
- 677
- Động cơ
- 131,788 Mã lực
- Tuổi
- 58
Chị Nguyễn Quỳnh (sinh sống tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, gia đình chị đang sống trong căn chung cư có diện tích 81m2, thiết kế 3 phòng ngủ đã mua cách đây 2 năm với giá 3,5 tỷ đồng.
Thời điểm tháng 8, chưa có nhu cầu bán nhà nhưng chị Quỳnh liên tục nhận được cuộc gọi từ môi giới hỏi mua nhà với giá cao tới 5,5 tỷ đồng. Thậm chí, môi giới còn khẳng định chắc nịch: "Nếu đồng ý bán, ngày mai sẽ dẫn khách tới đặt cọc luôn".
Sau nhiều lần chị Quỳnh từ chối bán, mới đây chị được môi giới tiếp tục liên hệ lại và hỏi mua. Lần này, môi giới cho rằng, nếu như thiện chí có thể mức giá sẽ tăng cao hơn 100-200 triệu đồng và có khách cọc ngay. "Nhiều lần được chào mời như vậy tôi cũng mủi lòng, bàn với chồng nếu được giá như vậy sẽ bán căn nhà này đi để chuyển xuống mua nhà đất ở rộng rãi hơn. Lần gần nhất môi giới liên hệ lại tôi đã đồng ý bán, bảo họ dẫn khách tới.
Tuy nhiên, đợi gần 2 tuần nhưng chưa thấy môi giới nào dẫn khách tới, cũng không thấy liên hệ lại", chị Quỳnh nói.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Hà (sống tại Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cuối năm 2022 anh mua một căn chung cư có diện tích 70m2, thiết kế 2 phòng ngủ với giá 3 tỷ đồng. Tháng 9 vừa qua, gia đình anh có ý định bán để đổi sang căn khác rộng hơn. Anh đăng thông tin lên một số hội nhóm mua bán bất động sản để tham khảo.
Ngay sau đó, hàng loạt môi giới liên hệ với anh Hà ngỏ ý mua cho khách với giá 4,8 tỷ đồng. Nếu đồng ý, khách sẽ tới đặt cọc ngay. "Mức giá môi giới đưa ra khiến tôi cũng rất bất ngờ. Tôi đồng ý bán nhưng đã một tuần chưa thấy ai đến", anh Hà nói.
Thực tế, những môi giới làm vậy để chủ nhà tưởng rằng chung cư đang rất "nóng"; giá tăng rất nhanh để chủ nhà có thể dừng kế hoạch bán, hạn chế nguồn cung. Bên cạnh đó, chủ nhà có thể sẽ đẩy giá cao hơn nữa làm cho thị trường thêm "nóng".
Còn ở phía người mua, thấy rằng các chủ nhà đều đồng loạt tăng giá sẽ nghĩ rằng nếu không mua nhanh giá sẽ tăng thêm, khó mua, từ đó thúc đẩy quá trình xuống tiền của người mua nhanh hơn.
Theo Dân trí
Các cụ còn biết cò đất còn các chiêu trò nào nữa không?
Thời điểm tháng 8, chưa có nhu cầu bán nhà nhưng chị Quỳnh liên tục nhận được cuộc gọi từ môi giới hỏi mua nhà với giá cao tới 5,5 tỷ đồng. Thậm chí, môi giới còn khẳng định chắc nịch: "Nếu đồng ý bán, ngày mai sẽ dẫn khách tới đặt cọc luôn".
Sau nhiều lần chị Quỳnh từ chối bán, mới đây chị được môi giới tiếp tục liên hệ lại và hỏi mua. Lần này, môi giới cho rằng, nếu như thiện chí có thể mức giá sẽ tăng cao hơn 100-200 triệu đồng và có khách cọc ngay. "Nhiều lần được chào mời như vậy tôi cũng mủi lòng, bàn với chồng nếu được giá như vậy sẽ bán căn nhà này đi để chuyển xuống mua nhà đất ở rộng rãi hơn. Lần gần nhất môi giới liên hệ lại tôi đã đồng ý bán, bảo họ dẫn khách tới.
Tuy nhiên, đợi gần 2 tuần nhưng chưa thấy môi giới nào dẫn khách tới, cũng không thấy liên hệ lại", chị Quỳnh nói.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Hà (sống tại Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cuối năm 2022 anh mua một căn chung cư có diện tích 70m2, thiết kế 2 phòng ngủ với giá 3 tỷ đồng. Tháng 9 vừa qua, gia đình anh có ý định bán để đổi sang căn khác rộng hơn. Anh đăng thông tin lên một số hội nhóm mua bán bất động sản để tham khảo.
Ngay sau đó, hàng loạt môi giới liên hệ với anh Hà ngỏ ý mua cho khách với giá 4,8 tỷ đồng. Nếu đồng ý, khách sẽ tới đặt cọc ngay. "Mức giá môi giới đưa ra khiến tôi cũng rất bất ngờ. Tôi đồng ý bán nhưng đã một tuần chưa thấy ai đến", anh Hà nói.
Thực tế, những môi giới làm vậy để chủ nhà tưởng rằng chung cư đang rất "nóng"; giá tăng rất nhanh để chủ nhà có thể dừng kế hoạch bán, hạn chế nguồn cung. Bên cạnh đó, chủ nhà có thể sẽ đẩy giá cao hơn nữa làm cho thị trường thêm "nóng".
Còn ở phía người mua, thấy rằng các chủ nhà đều đồng loạt tăng giá sẽ nghĩ rằng nếu không mua nhanh giá sẽ tăng thêm, khó mua, từ đó thúc đẩy quá trình xuống tiền của người mua nhanh hơn.
Theo Dân trí
Các cụ còn biết cò đất còn các chiêu trò nào nữa không?