[Funland] Các loại súng bộ binh

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Súng của cụ chỉ bắn được nước và dọa chị em thôi:)):))
Cụ Pháo khai ra em mới bít :D
Té ra lão Hổ là giám đốc công ty ... nước sạch :))
Thế thời vô hại cho 1/2 cái xã hội này roài. Dọa được ai đâu :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Chuẩn men. Cây này bắn điện.
Thời 1979-1989 nó gắn trên UH1 làm mưa làm gió bên Miên. Còn đứa nào đem ra làm mưa gió thời chẳng cần điểm mặt nhể :D
Cụ tổ của khẩu này là quay bằng tay phải không cụ Vịt. Cháu có xem bộ phim giề thời nội chiến bên anh Mèo thấy có khẩu ngựa kéo,khi bắn thời một chú ngồi quay tay.
 

dongcasper_2

Xe tăng
Biển số
OF-44097
Ngày cấp bằng
22/8/09
Số km
1,686
Động cơ
477,343 Mã lực
Cá nhân e đã bắn cả wesson và G-lock, mỗi loại có cái hay riêng, wes thì chắc tay, tiếng nổ chắc, giật bt, cầm rất manly. Glock thì đúng là nhỏ mà có võ, tiếng nổ cực phê, giật khá mạnh, mỗi lần đi bắn e toàn chọn Glock
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cụ tổ của khẩu này là quay bằng tay phải không cụ Vịt. Cháu có xem bộ phim giề thời nội chiến bên anh Mèo thấy có khẩu ngựa kéo,khi bắn thời một chú ngồi quay tay.
Chuẩn luôn cụ ạ, ổng tổ của nó đây

Tiền thân của súng Mini găn với hệ thống phát hoả bằng tay quay
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Trong phim The Pacific chú Jon Seda này trở thành người hùng khi dùng món này không càng. Browning M1917







 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
các cụ cho biết thế chiến 1 thấy hay dùng đại liên này tên là gì, nước sx ?
Em mượn bài báo nói thêm về khẩu này. Com hình trên là Maxim M1910 do Liên Xô sản xuất bắn đạn 7,62x54mm.
Hiram Maxim


Nhà sáng chế cỗ máy giết người: Hiram Maxim,
người Mỹ, năm 1884 đã sáng chế ra loại súng
lên đạn tự động.
Năm1884 Hiram Maxim người Mỹ đã phát triển loại súng nạp đạn tự động đầu tiên trong lịch sử. Sáng chế của ông đã làm cho hàng ngàn vạn người phải bỏ mạng - nhưng bản thân ông, tổ sư của chiến tranh lại được tôn sùng là “một người cứu nhân độ thế“.


Năm 1893, khoảng 50 lính Anh đã tiến hành một trận đánh vào ở một vùng xa xăm ở Nam Phi thuộc Anh. Họ phải chống chọi với cái nóng như đổ lửa và hàng nghìn chiến binh thuộc bộ lạc Matabele dưới sự chỉ huy của tù trưởng Lobengula quyết giữ đất đai của bộ tộc mình. Binh lính Anh đánh trả ác liệt và lấn lướt các cuộc tấn công của thổ dân Matabele - mặc dù về quân số thổ dân nhiều gấp bội so với quân Anh. Lý do: quân đội Anh có 4 khẩu đại liên mang tên người phát triển chúng, nhà sáng chế Hiram Maxim, tất cả các khẩu súng đều đặt trên xe để dễ bề cơ động. Đó là loại súng liên thanh lên đạn tự động đầu tiên trên thế giới, có khả năng bắn sáu trăm viên đạn trong một phút và có thể giết hàng loạt kẻ thù trong khoảnh khắc.

Trận đánh có tính quyết định xảy ra không xa Bulawayo, thủ đô của người Matabele. 5000 chiến binh thổ dân liên tục tấn công vị trí đóng quân của quân Anh. Đại liên “Maxims” nã đạn hàng loạt vào các cuộc tấn công của thổ dân và họ bị đốn quỵ hết lớp này đến lớp khác. Trên 3000 chiến binh Matabele bị tiêu diệt, số còn lại hoảng sợ chạy toán loạn.

Nhà sáng chế với hai quả đấm chớp nhoáng

Nhà sáng chế súng đại liên Hiram Maxim sinh năm 1840 tại một trang trại nhỏ ở Maine thuộc Hoa Kỳ. Ngay từ nhỏ cậu bé Hiram đã có tham vọng rất lớn - cậu tự coi mình là “tài năng toàn diện về kỹ thuật“, sẵn sàng thử tài với tất cả những ông thợ lành nghề ở Maine. Cũng có lúc kẻ tự xưng là kỹ thuật gia và nhà sáng chế còn dùng cả nắm đấm để thể hiện sự hơn hẳn của mình: người dân ở thị trấn kế bên rất ghét thói kiêu ngạo của Maxim đã thách đố anh ta tham gia một trận đấu quyền Anh và gã ngạo mạn này đã dễ dàng cho nhà vô địch địa phương bị đo ván. Maxim là điển hình của con người tự học: thay vì theo học ở một trường đại học, nhà sáng chế súng tương lai lại chỉ thích ngồi nhà đọc sách về khoa học tự nhiên và toán học. Ngoài ra hầu như không có nghề nào mà Maxin không nếm trải: Maxim từng làm người pha rượu, kẻ biển, làm thợ trong nhà máy rồi trở thành nhân viên vẽ kỹ thuật. Khi nào cảm thấy buồn chán thì anh tìm tòi làm ra những thiết bị, máy móc này nọ mà khởi đầu là làm một cái bẫy chuột, sau này anh còn dám đọ sức cả với người đi tiên phong trong lĩnh vực điện, Thomas Alva Edison, anh muốn cải tiến cái bóng điện của nhà phát minh tài ba này và luôn cho rằng model của mình hay hơn.

Chưa bao giờ giết người lại đơn giản đến thế

Đầu những năm 80 thế kỷ 19, Maxim được chủ một doanh nghiệp điện lực cử sang châu Âu công tác. Theo một huyền thoại thì tại một chuyến ông viếng thăm Hội chợ công nghiệp có một kẻ xa lạ nào đó từng khuyên Maxim: “Hãy phát minh ra một cỗ máy giết người, đại loại một cái gì đó giúp người chân Âu cắt cổ nhanh hơn - đó chính là cái mà châu Âu đang cần!” Và ý tưởng chế tạo súng liên thanh đến với ông sau khi ông bắn một phát đạn ở một khẩu súng bình thường, ông cảm thấy súng giật khá mạnh ra phía sau, mạnh đến mức, nếu người bắn không cẩn thận thì có thể bị vỡ bả vai.

Maxim nghiền ngẫm, tại sao lại lãng phí một nguồn năng lượng mạnh đến như vậy? Người ta có thể dùng cái năng lượng này để đánh bật vỏ đạn vừa bắn đi đồng thời tự động nạp đạn mới. Ông đã thực hiện thành công ý tưởng này vào năm 1884.

Tổng tư lệnh quân đội Anh quốc vội vã đến xưởng của Maxim, để nhìn tận mắt khẩu súng máy này. Cỗ súng được đặt trên một cái xe kéo có hai bánh – so với những loại súng bình thường thì khẩu súng máy này có tần số xả đạn cao chưa từng có. Cỗ súng máy còn có một thùng chứa nước để làm mát nòng súng, vỏ đạn rơi vào một cái hộp ở bên dưới nòng. Với loại súng liên thanh này, người bắn chỉ việc bóp cò, Có thể nói chưa bao giờ việc giết người lại đơn giản đến thế.

Vinh quang và tiền bạc là động cơ thúc đẩy

Ngay cả hoàng đế Đức Wilhelm đệ nhất cũng rất quan tâm đến loại vũ khí mới này. Năm 1887 ông cho Maxim trình diễn, so sánh súng “Maxim” với một số sản phẩm cạnh tranh của nhà chế tạo Gatling và Nordenfelt. Những ưu thế của súng “Maxim” rõ như ban ngày: Thí dụ loại súng Gatling-Repetier người ta phải mất rất nhiều sức mới lên đạn được, vả lại loại súng này lại hay bị hỏng hóc. Trong khi đó súng “Maxim” rất đáng tin cậy và không có những khuyết tật như vậy. Vị hoàng đế này tỏ ra rất phấn kích: “Thế này mới gọi là súng“, nhận xét của Wilhelm về súng máy Maxim, “đúng là có một không hai.”

Khi quan sát trình diễn “Maxim”ở Viên, hoàng thái tử nước Áo không khỏi bàng hoàng. Ông gọi loại súng này là “một loại công cụ kinh khủng nhất, mà tôi từng chứng kiến hoặc tôi có thể tưởng tượng nổi” - ông đặt mua ngay với số lượng lớn loại vũ khí này để trang bị cho đội quân Áo-Hung.

Hiram Maxim cực kỳ hài lòng: cuối cùng thì ông đã nhận được sự ca tụng, điều mà ông ta luôn khát khao. Đối với ông thì tiền tài và danh vọng chính là động lực, hầu như ông không hề bận tâm đến số phận người lính hay có cảm giác về tình yêu Tổ quốc. Ông liên tục cải tiến “Maxim”. Ông đã giảm được trọng lượng của cỗ súng máy, nay chỉ còn khoảng 70 kg. Giới quân sự luôn mong muốn có những loại vũ khí gọn nhẹ dễ cơ động để dễ dàng luồn lách trong những vùng rừng núi hoang vu ở các lãnh thổ thuộc địa. Ông nghĩ ra một loại băng đạn mới và chỉ cần sáu giây đồng hồ là có thể lắp ghép xong. Bên cạnh súng máy “Maxim” ông chăm chỉ thực hiện các sáng chế, phát minh khác, thí dụ ông chế tạo thành công loại thuốc súng không có khói. Trong suốt cuộc đời mình Maxim đã có trên 200 bằng sáng chế phát minh.

Hiram Maxim chưa lần nào phải quảng bá cho sản phẩm của mình. Ông đưa súng của mình tham gia các cuộc chiến tranh và đây là cách quảng bá tốt nhất cho sản phẩm của mình. Thí dụ năm 1898: thời điểm đó một đơn vị quân đội Anh – Ai Cập hành quân ngược dòng sông Nile để tiễu trừ những người lính cuối cùng thuộc đế chế Mahdi của Sudan. Chính đội quân này cách đó 10 năm đã giáng cho quân đội xâm lược Anh những thất bại thảm hại.

Ngày 2.9. 1898 đã diễn ra trận chiến quyết định ở thành phố Omdurman thuộc Sudan. Trên 60.000 binh sỹ Mahdisten xung trận với những bộ quân phục đầy màu sắc nhưng lại trang bị vũ khí hết sức nghèo nàn, họ hăng hái nhào vào đồn trại của quân đội Anh cho đến khi binh lính Anh để những khẩu “Maxim” nhả đạn liên hồi và xác chết nằm la liệt trên chiến trường. Một người Anh nổi tiếng đã tham gia trận chiến này, đó là Winston Churchill, ông này mô tả. “Vào thời điểm quyết định xuất hiện những chiếc xuồng - canông, súng đại liên “Maxim” khạc lửa, ở khoảng cách gần quân địch đang ào lên tấn công bị chết như ngả rạ”, Churchill mô tả. Kết quả, tổn thất phía quân đội Anh là không đến 50 người, phía Mahdisten đã có gần 10.000 chiến binh bỏ mạng.

Hiram Maxim hào hứng nghe tin về cuộc chiến ở Sudan xa xôi. Đối với ông ta thì cuộc chiến này là bằng chứng về thiên tài của mình.

Những lời nói của thủ tướng Salisbury mang tính tiên đoán: 14 năm sau, vào tháng tám năm 1914, người châu Âu đã chĩa súng đại liên để triệt hạ nhau, đây là những khẩu súng dựa vào sáng chế của Maxim. Hiram Maxim đã chứng kiến hàng nghìn khẩu súng máy theo kiểu của ông đã được đưa vào sử dụng trên chiến trường châu Âu.

Ông chết năm 1916 ở London.

NGUYỄN XUÂN HOÀI dịch
Spiegel 9/2013
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Em này là biến thể của com Maxims được Đức sản xuât với tên gọi là MG 08 bắn đạn 8mm




Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 1100mm
Nặng : 18,1+22kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Vickers do công ty Vickers thiết kế và sản xuất năm 1912 dựa trên khẩu đại liên Maxim của Mỹ. Đại liên Vickers là đại liên chính của quân đội Anh trong CTTG1 và 2, CT Triều Tiên.... với nhiều phiên bản cho bộ binh, phòng không, gắn trên xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay....
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Em này của khựa sản xuất dựa theo em MG 08 của Đức.
Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dây đạn : 250 viên
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đại liên Lewis



Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 965mm
Nặng : 12,7kg
Băng đạn : 47 viên

Đại liên Lewis do I.N Lewis thiết kế năm 1911
Đại liên Lewis được Anh sử dụng rộng rãi trong CTTG 1 và 2
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đại liên Hotchkiss M1914



Cỡ đạn : 8x50mm/11x59mm
Dài : 1390mm
Nặng : 24,4kg
Băng đạn 24 viên hoặc dây đạn 250 viên

Đại liên Hotchkiss kiểu 1914 (M1914) là phiên bản sau cùng trong loạt súng đại liên do công ty Hotchkiss phát triển từ 1897-1914. M1914 là đại liên tiêu chuẩn của quân đội Pháp trong CTTG 1 và 2
Đại liên Reibel M1931 (Cũng của Phú lãng sa)



Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1030mm
Nặng : 10,8kg
Băng đạn : 150 viên
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đại liên Hotchkiss 13,2mm/Kiểu 93 (Phú lãng sa/Nhật lùn)



Cỡ đạn : 13,2x96mm
Dài : 1670mm
Nặng : 37,5kg riêng súng
Băng đạn : 30 viên ( ? )

Đại liên Hotchkiss 13,2mm do công ty Hotchkiss thiết kế và sản xuất từ cuối thập niên 20, được quân đội Pháp sử dụng trong CTTG 2 với nhiều phiên bản cho bộ binh, gắn trong lô cốt, trên xe cơ giới, tàu hải quân.... Nhật sản xuất mẫu súng này với tên gọi Kiểu 93.
Đại liên Kiểu 3/Kiểu 92 (Nhật)



Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 1198/1156mm
Nặng : 55/55,3kg
Băng đạn : 30 viên ( ? )

Đại liên Kiểu 3 do Kijiro Nambu thiết kế năm 1914 dựa trên đại liên Hotchkiss M1914 của Pháp. Năm 1932 có thêm phiên bản Kiểu 92 dùng đạn 7,7x58mm được đưa vào biên chế chính thức của quân đội Nhật, được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đại liên Browning M1919



Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1219-1346mm
Nặng : 14kg
Dây đạn : 250 viên

Đại liên Browning kiểu 1919 do J.M Browning thiết kế năm 1919, được sản xuất hàng loạt và trở thành 1 trong những đại liên chính trong biên chế quân đội Mỹ với nhiều phiên bản. Đại liên M1919 được sử dụng rộng rãi trong CTTG 2 và CT Triều Tiên
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đại liên Browning M2



Cỡ đạn : .50 (12,7x99mm)
Dài : 1650m
Nặng : 38+20kg
Dây đạn : 110 viên

Đại liên Browning M2 do J.M Browning thiết kế năm 1918 và được đưa vào biên chế quân đội Mỹ năm 1923, được cải tiến nhiều lần và sản xuất hàng loạt, trở thành đại liên tiêu chuẩn của quân đội Mỹ
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đại liên SG-43/SGM (K 53/K 57)

Súng được phát triển bởi Goryunov vào năm 1942 nhằm tay thế cho khẩu Maxim 1910. Năm 1943 được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô cho đến giữa thập niên 60. Súng còn được sản xuất tại Trung Quốc với tên gọi K53/K 57
Cỡ đạn: 7,62x54mm
Trọng lượng: 13,8 kg (súng), 41 kg khi đặt trên bánh xe
Chiều dài: 1150mm
Chiều dài nòng: 720mm
Dây tiếp đạn từ 200 đến 250 viên
Tốc độ bắn: 500-700 phát/phút

K 57 với giá 3 chân

Khác biệt giữa K 53 và K 57 là K 57 có khe tản nhiệt dọc thân súng
K 57
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đại liên Kord

Đặc điểm
Súng đại liên Kord là phiên bản cải tiến của súng đại liên NSV-12,7 Utyos theo hướng tăng tuổi thọ phục vụ và điểm xạ chính xác, trong khi vẫn duy trì kích cỡ và tính năng chiến đấu cũng như tính tương thích với các bệ giá đỡ của loại súng này.

Thiết kế
Cùng sử dụng nguyên lý trích khí hành trình dài nhưng không giống cơ chế hoạt động với khóa nòng trượt ngang của súng đại liên NSV-12,7, súng đại liên Kord dùng khóa nòng xoay giúp tăng độ tin cậy xạ kích của súng. Máy cò súng lên búa nhờ khối bệ khoá nòng và có lẫy hãm cò chỉ dùng cho chế độ bắn loạt liên thanh. Súng cũng có thể bắn phát một nếu xạ thủ được huấn luyện phương pháp nhá cò. Súng có hai phiên bản với cửa nạp dây tiếp đạn từ phía trái hay phía phải của súng


Phiên bản
Súng có thể sử dụng giá 3 chân hạng nhẹ 6T7 khi bắn mục tiêu mặt đất, hoặc giá 3 chân đa năng 6U6 khi bắn cả mục tiêu mặt đất lẫn mục tiêu trên không, hoặc ụ xoay chuyên dụng khi bắn từ các hỏa điểm. Phiên bản phòng không sử dụng cò điện (6P49) của súng đại liên Kord có thể lắp trên ụ xoay của các loại tăng đương thời.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Cỡ đạn (mm): 12,7x108
Sơ tốc đầu nòng (m/s): 820-860
Tầm bắn thiết kế (m): 2.000
Trọng lượng thân súng (kg): 25
Chiều dài (mm): 1.577
Tốc độ bắn thiết kế (phát/phút): 650-750
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Dính một viên cỡ đạn (mm): 12,7x108 của em Kord này chắc là nát hết cả bét!:-o
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Dính một viên cỡ đạn (mm): 12,7x108 của em Kord này chắc là nát hết cả bét!:-o
Đọc thấy nói bọn đặc nhiệm Nga Spetsnaz ở Áp dùng Kord bắn tỉa phỉ ở cự ly hơn 1 cây tới 2 cây với kính ngắm quang học.
Đạn trúng đầu thì coi như cái đầu í chưa tồn tại bao giờ cả :P
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đọc thấy nói bọn đặc nhiệm Nga Spetsnaz ở Áp dùng Kord bắn tỉa phỉ ở cự ly hơn 1 cây tới 2 cây với kính ngắm quang học.
Đạn trúng đầu thì coi như cái đầu í chưa tồn tại bao giờ cả :P
Nhà mình mới lai ghép được 1 em 12,7 ly dùng cho bắn tỉa, em cũng chưa biết hiệu quả nó thế nào?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top