Các loại phụ tùng đang có trên thị trường

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Em thay 2 con bãi chạy thấy cũng tạm, không tèo nữa, hôm nào thay đồng bộ 4 em mới, có cụ gì trên này bán hàng denso xịn 1.3 củ 1 em thì phải, trước em lưu số đt nhưng vừa rồi chạy lại phần mềm không thấy số nữa, cụ hỏi các cụ khác vậy
Nếu cụ ko nhớ ra thì cụ cũng có thể tham khảo thêm em ạ. Giá cả thì cũng same same nhau thôi cụ.
 

khaipapillon

Xe đạp
Biển số
OF-647790
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
18
Động cơ
109,580 Mã lực
Tuổi
38
bài viết của cụ chi tiết quá
 

Dũng PQ

Xe tăng
Biển số
OF-467579
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,121
Động cơ
213,396 Mã lực
Tuổi
45
Cụ cho em xin giá két nước Camry 3.5 2007, hàng chính hãng ạ
 

duy277

Xe tăng
Biển số
OF-144118
Ngày cấp bằng
1/6/12
Số km
1,053
Động cơ
373,252 Mã lực
Nơi ở
Số 38 ngõ 860 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cụ cho em xin giá két nước Camry 3.5 2007, hàng chính hãng ạ
Dạ thị trường ngoài ko có hàng xịn ạ, có cũng là hàng giả thôi ạ. Em có hàng thay thế Sakura-Indonesia giá 2000k và hàng Koyorad-Trung Quốc giá 4500k. Giá cả khác nhau ở chất lượng và độ dày két ạ.
 

longthang

Xe buýt
Biển số
OF-161011
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
871
Động cơ
357,458 Mã lực
Cụ có lọc gió động cơ toy venza 2.7 loại chính hãnh không ạ?
 

Bò Sữa 2014

Xe hơi
Biển số
OF-366190
Ngày cấp bằng
10/5/15
Số km
127
Động cơ
256,731 Mã lực
Nơi ở
Yên đổ- Phú Lương - Thái Nguyên
Dạ thị trường ngoài ko có hàng xịn ạ, có cũng là hàng giả thôi ạ. Em có hàng thay thế Sakura-Indonesia giá 2000k và hàng Koyorad-Trung Quốc giá 4500k. Giá cả khác nhau ở chất lượng và độ dày két ạ.
Cụ có cái này k ạ? Cái e bôi màu đỏ ý. Xe e corona 1993
 

bui duong ca

Xe hơi
Biển số
OF-315542
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
100
Động cơ
295,814 Mã lực
Rất hữu ích, em lưu lại, ủn lên cho các cụ cần.
 

Ngố.Rừng

Xe buýt
Biển số
OF-366330
Ngày cấp bằng
11/5/15
Số km
840
Động cơ
263,863 Mã lực
Em xin update Lọc gió điều hòa "than hoạt tính" Toyota/Lexus hàng chính hãng - Made in Japan















Lọc gió này giá rổ thế nào cụ, trước em lấy 4 con mobin Altis bên cụ chạy ngon nhưng em thay luôn 4 con bugi cho đồng bộ
 

xehoidoimoi

Xe đạp
Biển số
OF-69446
Ngày cấp bằng
29/7/10
Số km
16
Động cơ
429,960 Mã lực
Kính chào cccm,

Em cũng là người bán phụ tùng ô tô, nhân đây cũng chia sẻ về một vài quan điểm của em về các loại phụ tùng đang có trên thị trường. Đa số các cccm đều đã biết cả rồi, nhưng em cũng mạn phép làm bài tổng hợp, và mong các ý kiến xây dựng đóng góp từ toàn cộng đồng nhằm cho chúng ta một khái niệm đúng đắn với phụ tùng thay thế. Tránh được các rủi ro không đáng có, hoặc đơn giản là có được cho mình khả năng lựa chọn thông minh hơn trong việc mua bán hoặc không cảm thấy lạ lẫm với các từ hàng hãng, xịn, dzin, hàng liên doanh, hàng tháo xe, hàng không vỏ hộp...
Em tạm xếp nó có khoảng 6 loại hàng chính theo thứ tự từ dễ mua đến khó mua (phụ thuộc kiến thức, thông thái, hiểu biết...):
Phân biệt các loại phụ tùng thay thế trên thị trường:

1. Phụ tùng chính hãng (Genuine Parts - hay gọi hàng hãng, hàng xịn):





Hiểu đơn giản thì nó chính là phụ tùng nguyên bản khi mới tinh được gắn vào xe cccm từ dây truyền lắp ráp của hãng. Điều này ko có nghĩa phụ tùng chính hãng là do chính hãng sản xuất mà nó thường là phụ tùng được hãng đặt các nhà sản xuất khác theo thông số, theo thiết kế và tiêu chuẩn của hãng và được gắn thương hiệu (thường là lên vỏ hộp) của hãng xe. Đây là loại phụ tùng thường là đắt nhất vì chúng ta phải trả tiền cho thương hiệu của hãng cho bảo hành của hãng (vì hãng sẽ bảo hành ko chỉ phụ tùng lắp lên mà còn các vấn đề khác phát sinh khi thay thế).

Ví dụ cccm thay giảm sóc chính hãng thì tất cả các vấn đề phát sinh từ việc thay cái giảm sóc mới này đều được hãng đảm bảo và bảo hành (không chỉ riêng cái ống giảm sóc đó).

Tuy nhiên để mua hàng chính hãng không phải cứ vào hãng mua, chúng ta có thể mua được từ thị trường bên ngoài với giá rẻ hơn, và sở dĩ có chênh lệch giá bán vì các đơn vị phân phối có thể nhập khẩu từ hãng ở nước ngoài, nơi có giá rẻ hơn so với giá hàng chính hãng đặt tại VN và vì thế cũng bán ra giá rẻ hơn.

Ưu điểm:

- Yên tâm,
- Bảo hành không chỉ mỗi phụ tùng đó, mà còn được bảo hành về hiệu quả hoạt động sau khi thay thế. nếu thay mua tại hãng

Nhược điểm:

- Giá cao

- Không hẳn phụ tùng chính hãng là có chất lượng tốt nhất.

2. Phụ tùng thay thế (OEM - Original Equipment Manufacturer, theo chợ búa có thể gọi là hàng liên doanh):




Đây là cũng phụ tùng của nhà sản xuất được hãng đặt hàng, phẩm cấp cũng như đặc điểm không khác gì với phụ tùng chính hãng vì nó là một. Tuy nhiên nó được đóng gói dưới thương hiệu của nhà sản xuất và thông thường các nhà sản xuất họ chỉ có chế độ bảo hành phụ tùng đó, do đó giá thành cũng rẻ hơn so với hàng chính hãng.

Ví dụ cụ mua giảm sóc KYB cũng chính là tên nhà sản xuất cung ứng giảm sóc KYB cho hãng Toyota, nhưng khi các cụ mua hàng KYB thì sẽ chỉ được bảo hành giảm sóc mà thôi mà ko được bảo hành về các vấn đề khác phát sinh trong quá trình thay thế (lắp nhầm, lắp sai kỹ thuật v.v...).

Ưu điểm:

- Giá rẻ hơn phụ tùng chính hãng và chất lượng tương đương.

- Dễ dàng mua được (có mã phụ tùng theo catalog chính hãng).

Nhược điểm:

- Chỉ được bảo hành cho loại phụ tùng đó (các vấn đề phát sinh khác không được bảo đảm như quy trình thay sai, thay thiếu các phụ tùng liên quan khác dẫn đến hoạt động thiếu hiệu quả của phụ tùng thay thế).

- Có thể khó khăn nếu các cụ không biết được các tên các thương hiệu nhà sản xuất OEM chỉ định của hãng.

3. Phụ tùng Aftermarket, phụ tùng thay thế.




Là loại phụ tùng thay thế được sản xuất bởi các nhà sản xuất không phải do hãng chỉ định hoặc hãng đặt hàng. Thông thường các loại phụ tùng này đều đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật chất lượng của hãng, thậm chí cá biệt còn tốt hơn cả phụ tùng của chính hãng với các tiêu chuẩn kĩ thuật cao hơn, chất liệu tốt hơn, tối ưu hơn v.v... vì họ có những thiết kế riêng biệt để cạnh tranh với chính các phụ tùng chính hãng và oem, nâng cao hiệu suất của xe do họ không có thỏa thuận tuân theo chỉ định của hãng. Thông thường phụ tùng Aftermarket có giá rẻ hơn phụ tùng chính hãng và phụ tùng oem vì chi phí thương hiệu và cạnh tranh.

Ưu điểm:

- Giá cạnh tranh, thường rẻ hơn phụ tùng chính hãng và phụ tùng OEM.

- Chất lượng có thể tương đương, hoặc tốt hơn hàng chính hãng nhưng cũng có cả chất lượng kém hơn.

- Có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng, phụ thuộc giá cả - chất lượng.

Nhược điểm:

- Khó mua được chính xác phụ tùng cần (có thể mã sản phẩm khác với mã của hãng).

- Khó lựa chọn nếu cccm chưa biết thương hiệu nào tốt, uy tín, cccm cần tìm hiểu sâu hơn (tiêu dùng thông minh, khách hàng thông thái) nếu lựa chọn sản phẩm aftermarket.

- Có thể nhằm giảm giá bán, các thương hiệu này ko cam kết bảo hành, hoặc thời gian bảo hành ngắn.

4. Phụ tùng CKD (chắc chỉ thông dụng tại một số quốc gia còn lỏng lẻo quản lí như Trung Quốc, Thái Lan, Indo... chúng ta hay gọi hàng không vỏ hộp): nôm na là loại phụ tùng chính hãng không vỏ hộp, được nhà máy đặt hàng cho dây chuyền lắp ráp, tuy nhiên vì một vài lí do nào đó được tuồn ra ngoài thị trường (có thể do lỗi bản thân sản phẩm, do lỗi của dây chuyền lắp ráp hoặc đơn giản là kế hoạch lắp ráp thay đổi), thông thường sẽ được hãng hủy đi, nhưng vì lí do nào đó hàng này vẫn được tuồn bán ra ngoài. Đặc điểm loại phụ tùng này là không có vỏ bao bì, giá rẻ hơn nhiều hàng chính hãng và nếu ko có lỗi thì khả năng hoạt động không khác gì hàng chính hãng hay OEM.

Ưu điểm:

- Giá rẻ và nếu được cam đoan của nhà cung cấp về không có lỗi và bảo hành, hoàn toàn có thể tin tưởng.

Nhược điểm:

- Do không vỏ hộp nên việc bảo quản không được tốt có thể dẫn tới giảm chất lượng.

- Không dồi dào hàng hóa vì ko phải lúc nào cũng sẵn loại hàng phụ tùng này.

5. Phụ tùng tháo xe (hàng bãi):




Là các loại phụ tùng được tháo ra từ các xe cũ đã qua sử dụng. Thường ở VN được nhập từ các nước láng giềng như Thái, Campuchia, Trung Quốc v.v...

Ưu điểm:

- Rẻ và nếu với những loại phụ tùng không cần quá về chất lượng, hoặc các phụ tùng có tuổi thọ cao, hoặc thay vào các dòng xe đã quá cũ không còn sản xuất, không còn lựa chọn phụ tùng nào khác hoặc giá phụ tùng mới quá đắt không phù hợp giá trị xe.

- Nhiều phụ tùng bãi có tuổi thọ cao vẫn còn rất tốt, hơn các các phụ tùng mới không đảm bảo tiêu chuẩn. Ví dụ: Mô bin bãi dùng rất tốt và rẻ hơn rất nhiều với Mô bin mới.

Nhược điểm:

- Hên xui.

- Cần có sự đảm bảo của người bán khi thay thế (bảo hành bảo tỏi v.v...) và kinh nghiệm của chính cccm thông qua tìm hiểu (tiêu dùng thông minh, khách hàng thông thái).

6. Phụ tùng trôi nổi, phụ tùng nhái:




Là các phụ tùng được sản xuất nhưng ko có thương hiệu của nhà cung cấp, được các lái buôn nhập lại và đặt in bao bì đóng gói nhái lại các thương hiệu đã có uy tín (có thể dùng bao bì chính hãng, bao bì nhà sản xuất OEM hoặc bao bì các thương hiệu uy tín) nhằm trục lợi, bán được giá cao hơn thay vì dùng đúng thương hiệu của nhà sản xuất gốc.

Không có ưu nhược gì với loại hàng hóa này, vì chúng ta tẩy chay. Rất tiếc là khả năng nhận biết phụ tùng này là rất khó, cccm cần mua qua các đơn vị có uy tín, đảm bảo.
Mong các cccm bỏ qua và đóng góp thêm nếu ý kiến của em ko đúng, không chính xác.
Cụ có giảm sóc trước, sau xe camry 3.5Q 2007 hàng chính hãng không, báo giá em, bên cụ có thay luôn ko?
 

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,862
Động cơ
123,289 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
Kính chào cccm,

Em cũng là người bán phụ tùng ô tô, nhân đây cũng chia sẻ về một vài quan điểm của em về các loại phụ tùng đang có trên thị trường. Đa số các cccm đều đã biết cả rồi, nhưng em cũng mạn phép làm bài tổng hợp, và mong các ý kiến xây dựng đóng góp từ toàn cộng đồng nhằm cho chúng ta một khái niệm đúng đắn với phụ tùng thay thế. Tránh được các rủi ro không đáng có, hoặc đơn giản là có được cho mình khả năng lựa chọn thông minh hơn trong việc mua bán hoặc không cảm thấy lạ lẫm với các từ hàng hãng, xịn, dzin, hàng liên doanh, hàng tháo xe, hàng không vỏ hộp...
Em tạm xếp nó có khoảng 6 loại hàng chính theo thứ tự từ dễ mua đến khó mua (phụ thuộc kiến thức, thông thái, hiểu biết...):
Phân biệt các loại phụ tùng thay thế trên thị trường:

1. Phụ tùng chính hãng (Genuine Parts - hay gọi hàng hãng, hàng xịn):





Hiểu đơn giản thì nó chính là phụ tùng nguyên bản khi mới tinh được gắn vào xe cccm từ dây truyền lắp ráp của hãng. Điều này ko có nghĩa phụ tùng chính hãng là do chính hãng sản xuất mà nó thường là phụ tùng được hãng đặt các nhà sản xuất khác theo thông số, theo thiết kế và tiêu chuẩn của hãng và được gắn thương hiệu (thường là lên vỏ hộp) của hãng xe. Đây là loại phụ tùng thường là đắt nhất vì chúng ta phải trả tiền cho thương hiệu của hãng cho bảo hành của hãng (vì hãng sẽ bảo hành ko chỉ phụ tùng lắp lên mà còn các vấn đề khác phát sinh khi thay thế).

Ví dụ cccm thay giảm sóc chính hãng thì tất cả các vấn đề phát sinh từ việc thay cái giảm sóc mới này đều được hãng đảm bảo và bảo hành (không chỉ riêng cái ống giảm sóc đó).

Tuy nhiên để mua hàng chính hãng không phải cứ vào hãng mua, chúng ta có thể mua được từ thị trường bên ngoài với giá rẻ hơn, và sở dĩ có chênh lệch giá bán vì các đơn vị phân phối có thể nhập khẩu từ hãng ở nước ngoài, nơi có giá rẻ hơn so với giá hàng chính hãng đặt tại VN và vì thế cũng bán ra giá rẻ hơn.

Ưu điểm:

- Yên tâm,
- Bảo hành không chỉ mỗi phụ tùng đó, mà còn được bảo hành về hiệu quả hoạt động sau khi thay thế. nếu thay mua tại hãng

Nhược điểm:

- Giá cao

- Không hẳn phụ tùng chính hãng là có chất lượng tốt nhất.

2. Phụ tùng thay thế (OEM - Original Equipment Manufacturer, theo chợ búa có thể gọi là hàng liên doanh):




Đây là cũng phụ tùng của nhà sản xuất được hãng đặt hàng, phẩm cấp cũng như đặc điểm không khác gì với phụ tùng chính hãng vì nó là một. Tuy nhiên nó được đóng gói dưới thương hiệu của nhà sản xuất và thông thường các nhà sản xuất họ chỉ có chế độ bảo hành phụ tùng đó, do đó giá thành cũng rẻ hơn so với hàng chính hãng.

Ví dụ cụ mua giảm sóc KYB cũng chính là tên nhà sản xuất cung ứng giảm sóc KYB cho hãng Toyota, nhưng khi các cụ mua hàng KYB thì sẽ chỉ được bảo hành giảm sóc mà thôi mà ko được bảo hành về các vấn đề khác phát sinh trong quá trình thay thế (lắp nhầm, lắp sai kỹ thuật v.v...).

Ưu điểm:

- Giá rẻ hơn phụ tùng chính hãng và chất lượng tương đương.

- Dễ dàng mua được (có mã phụ tùng theo catalog chính hãng).

Nhược điểm:

- Chỉ được bảo hành cho loại phụ tùng đó (các vấn đề phát sinh khác không được bảo đảm như quy trình thay sai, thay thiếu các phụ tùng liên quan khác dẫn đến hoạt động thiếu hiệu quả của phụ tùng thay thế).

- Có thể khó khăn nếu các cụ không biết được các tên các thương hiệu nhà sản xuất OEM chỉ định của hãng.

3. Phụ tùng Aftermarket, phụ tùng thay thế.




Là loại phụ tùng thay thế được sản xuất bởi các nhà sản xuất không phải do hãng chỉ định hoặc hãng đặt hàng. Thông thường các loại phụ tùng này đều đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật chất lượng của hãng, thậm chí cá biệt còn tốt hơn cả phụ tùng của chính hãng với các tiêu chuẩn kĩ thuật cao hơn, chất liệu tốt hơn, tối ưu hơn v.v... vì họ có những thiết kế riêng biệt để cạnh tranh với chính các phụ tùng chính hãng và oem, nâng cao hiệu suất của xe do họ không có thỏa thuận tuân theo chỉ định của hãng. Thông thường phụ tùng Aftermarket có giá rẻ hơn phụ tùng chính hãng và phụ tùng oem vì chi phí thương hiệu và cạnh tranh.

Ưu điểm:

- Giá cạnh tranh, thường rẻ hơn phụ tùng chính hãng và phụ tùng OEM.

- Chất lượng có thể tương đương, hoặc tốt hơn hàng chính hãng nhưng cũng có cả chất lượng kém hơn.

- Có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng, phụ thuộc giá cả - chất lượng.

Nhược điểm:

- Khó mua được chính xác phụ tùng cần (có thể mã sản phẩm khác với mã của hãng).

- Khó lựa chọn nếu cccm chưa biết thương hiệu nào tốt, uy tín, cccm cần tìm hiểu sâu hơn (tiêu dùng thông minh, khách hàng thông thái) nếu lựa chọn sản phẩm aftermarket.

- Có thể nhằm giảm giá bán, các thương hiệu này ko cam kết bảo hành, hoặc thời gian bảo hành ngắn.

4. Phụ tùng CKD (chắc chỉ thông dụng tại một số quốc gia còn lỏng lẻo quản lí như Trung Quốc, Thái Lan, Indo... chúng ta hay gọi hàng không vỏ hộp): nôm na là loại phụ tùng chính hãng không vỏ hộp, được nhà máy đặt hàng cho dây chuyền lắp ráp, tuy nhiên vì một vài lí do nào đó được tuồn ra ngoài thị trường (có thể do lỗi bản thân sản phẩm, do lỗi của dây chuyền lắp ráp hoặc đơn giản là kế hoạch lắp ráp thay đổi), thông thường sẽ được hãng hủy đi, nhưng vì lí do nào đó hàng này vẫn được tuồn bán ra ngoài. Đặc điểm loại phụ tùng này là không có vỏ bao bì, giá rẻ hơn nhiều hàng chính hãng và nếu ko có lỗi thì khả năng hoạt động không khác gì hàng chính hãng hay OEM.

Ưu điểm:

- Giá rẻ và nếu được cam đoan của nhà cung cấp về không có lỗi và bảo hành, hoàn toàn có thể tin tưởng.

Nhược điểm:

- Do không vỏ hộp nên việc bảo quản không được tốt có thể dẫn tới giảm chất lượng.

- Không dồi dào hàng hóa vì ko phải lúc nào cũng sẵn loại hàng phụ tùng này.

5. Phụ tùng tháo xe (hàng bãi):




Là các loại phụ tùng được tháo ra từ các xe cũ đã qua sử dụng. Thường ở VN được nhập từ các nước láng giềng như Thái, Campuchia, Trung Quốc v.v...

Ưu điểm:

- Rẻ và nếu với những loại phụ tùng không cần quá về chất lượng, hoặc các phụ tùng có tuổi thọ cao, hoặc thay vào các dòng xe đã quá cũ không còn sản xuất, không còn lựa chọn phụ tùng nào khác hoặc giá phụ tùng mới quá đắt không phù hợp giá trị xe.

- Nhiều phụ tùng bãi có tuổi thọ cao vẫn còn rất tốt, hơn các các phụ tùng mới không đảm bảo tiêu chuẩn. Ví dụ: Mô bin bãi dùng rất tốt và rẻ hơn rất nhiều với Mô bin mới.

Nhược điểm:

- Hên xui.

- Cần có sự đảm bảo của người bán khi thay thế (bảo hành bảo tỏi v.v...) và kinh nghiệm của chính cccm thông qua tìm hiểu (tiêu dùng thông minh, khách hàng thông thái).

6. Phụ tùng trôi nổi, phụ tùng nhái:




Là các phụ tùng được sản xuất nhưng ko có thương hiệu của nhà cung cấp, được các lái buôn nhập lại và đặt in bao bì đóng gói nhái lại các thương hiệu đã có uy tín (có thể dùng bao bì chính hãng, bao bì nhà sản xuất OEM hoặc bao bì các thương hiệu uy tín) nhằm trục lợi, bán được giá cao hơn thay vì dùng đúng thương hiệu của nhà sản xuất gốc.

Không có ưu nhược gì với loại hàng hóa này, vì chúng ta tẩy chay. Rất tiếc là khả năng nhận biết phụ tùng này là rất khó, cccm cần mua qua các đơn vị có uy tín, đảm bảo.
Mong các cccm bỏ qua và đóng góp thêm nếu ý kiến của em ko đúng, không chính xác.
Nhà em hiện dùng 2 xe, bà xã đi xe Hàn mới tinh được trên 5 năm (hạng B) thì chỉ vào hãng bảo dưỡng sửa chữa, em đi xe cũ Toy (hạng D) tuổi đời xe cũng chục năm vẫn hay vào hãng bảo dưỡng thay thế vài thứ nhỏ, nhưng chắc qua thời gian sẽ cần thay thế một số phụ tùng đắt hơn rất cần những địa chỉ bán hàng uy tín để tham khảo cho đỡ chi phí. Thấy cách giới thiệu bán hàng khá rõ ràng của bác thấy phần nào yên tâm cho những người đang dùng xe cũ có nhu cầu..em đẩy thead lên để anh em có nhu cầu thấy...Tks.
 

timeout

Xe điện
Biển số
OF-35577
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
2,829
Động cơ
495,246 Mã lực
Cụ chủ/ hoặc cụ nào có đồ Toy tiện thớt này cho em xin giá mấy đồ như sau cho xe Yaris cụt đuôi 2009
1. Đôi giảm xóc trước
2. Đôi thanh cân bằng trước
3. Cụm lọc xăng
4. Doăng nắp máy.
5. Lọc gió cabin.
Cảm ơn các cụ ạ.
 

temcq

Xe máy
Biển số
OF-450752
Ngày cấp bằng
5/9/16
Số km
75
Động cơ
207,550 Mã lực
Chào cụ!
Cám ơn cụ đã chia sẻ.
Em đang đi xe Renault, bây h không còn đại lý ở HN. Tuy vẫn còn xưởng sửa chữa nhưng đã nhượng lại cho Sông Hồng nên phụ tùng cũng phải qua đó, giá cũng khá mắc.
Em quan tâm không biết bên cụ có nhập phụ tùng của Renault không, giả sử khi cần em có thể order bên cụ không ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top