Các loại pháo cơ bản

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
quanh khu sân bay Nội bài chả có đến mấy chục trận địa pháo và tên lửa ấy thôi ạ
khu vực Mễ trì cũng còn vài trận địa cả pháo lẫn tên lửa ( hình như là sư 361)
Hôm nay có dịp đi Kiến An - HP để ý thấy có nhiều trận địa rada phòng không ra phết ... chắc các bệ phóng S-75 quanh quẩn ở đâu đó gần đới thoai ..
 

phamnamtien

Đi bộ
Biển số
OF-60345
Ngày cấp bằng
30/3/10
Số km
3
Động cơ
442,030 Mã lực
có bác nào biết về 2 khẩu pháo khổng lồ của Đức trong WW2 đặt trên 1 *** núi ngay biển để bắn tàu của đồng minh. cái này là do hôm trc co' coi trên HBO hay starmovies thấy nói về vụ phá hoại 2 khẩu này.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,540
Động cơ
566,291 Mã lực
có bác nào biết về 2 khẩu pháo khổng lồ của Đức trong WW2 đặt trên 1 *** núi ngay biển để bắn tàu của đồng minh. cái này là do hôm trc co' coi trên HBO hay starmovies thấy nói về vụ phá hoại 2 khẩu này.
Thớt bên kia có rồi cụ ạ.
Đại bác Dora và Gustav.
 

siuga

Xe tăng
Biển số
OF-62258
Ngày cấp bằng
19/4/10
Số km
1,295
Động cơ
452,691 Mã lực
kiến an thì khỏi nói :))
chiến lược mà
Mợ ơi, mợ có rành về khoản cung tên, phi tiêu , ám khí ko? E thích mấy món này lắm ợ? Chả biết trong quân đội có dùng món nào ko mợ nhỉ?
 

KhuongDuy

Xe điện
Biển số
OF-49857
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
3,004
Động cơ
479,076 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà em không có
Mợ ơi, mợ có rành về khoản cung tên, phi tiêu , ám khí ko? E thích mấy món này lắm ợ? Chả biết trong quân đội có dùng món nào ko mợ nhỉ?
Mấy món đấy bị cấm dùng vì là vũ khí hủy diệt hàng loạt cụ à
 

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,872
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
Em cũng mới nhặt được con pháo này , cả nhà chiêm ngưởng thử nhá :
Khẩu siêu pháo nặng 1.350 tấn của Hitler
19/03/2010 06:28:48

- Schwerer Gustav Gun là khẩu siêu pháo lớn nhất thế giới được quân đội Phát xít Đức đặt hàng nghiên cứu và chế tạo nhằm mục đích tấn công phá hoại các pháo đài, công sự phòng tuyến ở mặt trận Maginot Line của quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ II.




Siêu pháo Schwerer Gustav được chế tạo tại khu vực Essean nước Đức vào năm 1941 bởi tập đoàn gia đình trị Friedrich Krupp A.G. Sở dĩ cỗ máy chiến tranh hạng nặng này có tên Gustav Gun vì nó được đặt theo truyền thống của dòng họ Krupp theo tên của người đứng đầu gia đình - Gustav Krupp von Bohlen und Halbach.






Schwerer Gustav Gun được xem là thứ vũ khí chiến lược dạng pháo lắp trên đường ray xe lửa lớn nhất từ trước đến nay. Sự ra đời của khẩu siêu pháo này bắt nguồn từ mệnh lệnh của trùm độc tài Phát Xít Adolf Hitler từ cuối những năm1930 để tăng cường sức mạnh phá hoại các pháo đài phòng ngự của Pháp ở Maginot trong chiến tranh với quân đồng minh.

Giới phân tích lịch sử quân sự cho rằng đây là bước chuẩn bị chiến lược của Phát Xít Đức cho Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.

Trọng lượng của Schwerer Gustav Gun được từ điển bách khoa trực tuyến mã nguồn mở Wikipedia chú thích nặng 1.350 tấn nhưng có tài liệu của Đức ghi rằng trọng lượng chính xác của nó là 1.344 tấn. Schwerer Gustav Gun có khả năng bắn những đầu đạn nặng 7 tấn ở tầm bắn hiệu quả dao động trong khoảng 22 dặm (tương đương 37 km ).

Siêu pháo hạng nặng được quân đội Đức Quốc Xã sử dụng lần đầu tiên trong chiến dịch công phá thành phố cảng Sevastopol của Liên Xô (nay thuộc chủ quyền của Ucraine) mang tên “Chiến dịch Barbarossa”.




Siêu pháo đã từng được di chuyển đến Leningrad và nếu không bị người Mỹ bắt giữ và tháo rời thành từng bộ phận nhỏ có thể điểm đến của nó sẽ là thủ đô Warsaw (của Ba Lan ngày nay).

Một khẩu siêu pháo tương tự Schwerer Gustav Gun nhưng có thiết kế nhỏ hơn mang tên “Doracũng đã bị quân đội Mỹ phá huỷ vì lo sợ cỗ máy chiến tranh đặc biệt sẽ rơi vào tay Hồng Quân Liên Xô cuối giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tính tới thời điểm này, Schwerer Gustav Gun vẫn đứng ở vị trí số một về kích thước trong lịch sử ngành pháo binh trên thế giới. Cỗ pháo này của Đức Quốc Xã thậm chí còn nặng hơn cả các loại vũ khí từng được mệnh danh là Siêu cối; Vua chiến trường của quân đội Mỹ.

Qúa trình phát triển



Năm 1934, Bộ chỉ huy tối cáo quân đội Đức Quốc Xã đã yêu cầu tập đoàn Krupp ở Essen thiết kế ra ra một loại vũ khí để có thể tiêu diệt các pháo đài phòng ngự kiên cố ở Maginot, khi đó đang được quân đội Pháp đang tăng cường để đối phó với sự tấn công của quân Đức.

Yêu cầu của quân đội Đức đặt ra đối với tập đoàn Krupp là phải thiết kế được một loại đầu đạn có thể chọc thủng và công phá được những bức tường thành kiên cố dày hơn 7 mét bằng bê tông cốt thép của người Pháp, thậm chí có khu vực tường công sự của Pháp được thiết kế toàn bằng thép dày đến 1 mét.

Thực sự yêu cầu này quả là rất khó vì tất cả các loại pháo hạng nặng thời điểm đó đều không thể làm được. Erich Müller - Một kỹ sư tài ba của Krupp đã tính toán rằng để có thể công phá các pháo đài phòng thủ kiên cố của người Pháp từ khoảng cách xa như vậy cần một loại siêu pháo có thể bắn được những đầu đạn có đường kính 0,8 mét với trọng lượng khoảng trên 7 tấn. Tổng trọng lượng của loại siêu pháo này theo tính toán ban đầu của kỹ sư Erich là hơn 1.000 tấn.




Phương tiện để chuyên chở loại siêu pháo này chỉ có thể là loại đường ray giống như của xe lửa. Cũng xuất phát từ mệnh lệnh của Quốc trưởng Adolf Hitler, tập đoàn Krupp đã bắt tay vào nghiên cứu kế hoạch sản xuất một số loại siêu pháo cỡ nòng 70 cm; 80 cm; 85 cm và 1 mét.

Tháng 3/1936, trong một chuyến thăm của Hitler đến Essen, Quốc trưởng Phát Xít này đã yêu cầu phải thực hiện bằng được ít nhất một trong số những kế hoạch này. Mặc dù chưa có tài liệu nào đề cập cam kết quyết tâm của Adolf Hitler về vấn đề này nhưng kế hoạch sản xuất siêu pháo cỡ nòng 80 cm đã được các kỹ sư của Krupp bắt tay thực hiện.

Toàn bộ kế hoạch sản xuất siêu pháo cỡ nòng 0,8 mét Schwerer Gustav Gun đã được hoàn thành đầu năm 1937. Mùa hè năm đó, quá trình sản xuất loại vũ khí hạng nặng này bắt đầu được tiến hành. Hạn chót để hoàn thành siêu pháo Schwerer Gustav Gun là trước 1940 đã không được thực hiện do vấp phải một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật và vật liệu chế tạo đầu đạn.



Cuối năm 1939, các kỹ sư của tập đoàn Krupp đã chế tạo thành công một mẫu siêu pháo và đưa cỗ máy đặc biệt này tới trường bắn Hillersleben để thử nghiệm. Mẫu siêu pháo này đã bắn thử nghiệm thành công, đầu đạn nặng 7,1 tấn của nó có thể chọc thủng bê tông dày 7 mét và tường thép dày 1 mét.

Việc bắn thử nghiệm siêu pháo Schwerer Gustav Gun cỡ nòng 0,8 mét kết thúc giữa năm 1940 vì giai đoạn này một cỗ máy kéo đặc biệt đã được hoàn thành. Mùa xuân năm 1941, Alfried Krupp – một trong những lãnh đạo tập đoàn Krupp đã trực tiếp đón tiếp Quốc trưởng Adolf Hitler tại bãi kiểm nghiệm Rügenwald (Rügenwald Proving Ground). Tại đây, trùm Phát xít Hitler đã nói rằng Krupp có thể sản xuất loại đầu đạn nặng 11 tấn nếu như được sự cho phép của hắn.

Toàn bộ một khẩu siêu pháo Schwerer Gustav Gun được vận hành với 500 quân nhân dưới sự chỉ huy của một sỹ quan cấp thiếu tướng. Khi hành tiến chiến đấu Schwerer Gustav Gun được đặt trên một bệ bắn khổng lồ gắn trên 4 xe gòng chạy đường ray xe lửa. Mỗi chiếc xe gòng có 20 trục, tổng cộng có 80 trục và 160 bánh xe trên 4 xe gòng đặc biệt này.




Siêu pháo Schwerer Gustav Gun sử dụng 2 kiểu đầu đạn công phá hạng nặng (phá bê tông cốt thép) và đầu đạn công phá thường (phá huỷ các công trình hầm hào, nhà cửa thông thường). Đối với đầu đạn công phá hạng nặng, siêu pháo Schwerer Gustav Gun có thể khi bắn đi và cắm sâu vào lòng đất đến 80 mét trước khi phát nổ, còn đầu đạn công phá thường khi bắn đi có thể tạo ra một hố đất rộng và sâu trên dưới 10 mét.

Kinh nghiệm chiến đấu

Tháng 2/1942, Đơn vị pháo binh hạng nặng số 672 (trung đoàn) của quân đội Đức đã được thành lập và được biên chế một cỗ siêu pháo Schwerer Gustav Gun cỡ nòng 0,8 mét. Bắt đầu từ thời điểm này, Trung đoàn 672 thực hiện nhiệm vụ hành quân cùng cỗ siêu pháo Schwerer Gustav từ Đức đến Crimea.

Qúa trình hành quân, trung đoàn pháo binh 672 đã phải sử dụng tổng cộng 25 xe tải để kéo bệ bệ pháo Schwerer Gustav Gun lắp trên đường ray xe lửa. Đoàn hành quân đưa khẩu siêu pháo này kéo dài đến 1,5 km với sự tham gia của rất nhiều phương tiện nâng, kéo chuyên dụng.


Tháng 4/1942, cỗ máy chiến tranh đặc biệt này đã được chuyển tới bán đảo Crimea một cách an toàn bằng một hệ thống đường ra phụ dài 16 km nối liền với tuyến hoả xa từ Simferopol - Sevastopol.

Mọi công tác chuẩn bị cho trận chiến đầu tiên dùng siêu pháo công phá Schwerer Gustav Gun của quân đội Đức được tiến hành từ đầu tháng 5/1942.

Danh sách các mục tiêu bị quân đội Đức sử dụng pháo Schwerer Gustav hạng nặng bắn phá từ ngày 5/6 đến ngày 17/6 năm 1942 là Pháo đài Stalin; Pháo đài Molotov; Pháo đài Siberia; Pháo đài Maxim Gorki.


Một quả đạn của Schwerer Gustav bên cạnh một chiếc tăng T-34 của Liên Xô được trưng bày ở Ba Lan.



Chiến dịch bắn phá thành Sevastopol kéo dài đến ngày 4/7/1942, dưới sự tàn phá của hơn 30.000 tấn đạn pháo, thành phố Sevastopol đã bị tàn phá nặng nề.

Tính từ thời điểm bắn kiểm nghiệm trên đất Đức đến thời điểm kết thúc chiến dịch công phá Sevastopol, siêu pháo Schwerer Gustav đã bắn khoảng 250 quả đạn pháo khiến một số bộ phận cấu thành bị mòn vẹt nên quân đội Đức đã đưa những bộ phận này quay về nhà máy của tập đoàn Krupp ở Essen để sửa chữa lại.



Siêu pháo Schwerer Gustav đã bị tháo bỏ bộ phận quan trọng để đưa về Đức sửa chữa lại trong lúc người Đức đã lên kế hoạch tấn công thành phố Leningrad của Liên Xô.

Theo một số tài liệu, khẩu pháo hạng nặng của Đức Quốc Xã đã “nằm phục” gần Leningrad trong suốt mùa đông 1942-1943. Nhiều người cho rằng siêu pháo của quân Đức đã không được sử dụng ở Warsaw nhưng cũng không có giải thích trả lời câu hỏi tại sao tại Warsaw lại sở hữu một quả đạn của siêu pháo Schwerer Gustav, và cho đến nay quả đạn này vẫn đang được trưng bày tại một bảo tàng chiến tranh của thành phố.

Video tư liệu về siêu pháo Schwerer Gustav cỡ nòng 0,8 mét:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top