Cụ nào có cái hình ảnh và nguyên lý kích nổ của cái viên đạn pháo phòng không post cho cháu xin mấy ạ.
Cháu cứ thắc mắc mãi cái cách kích nổ không tiép xúc của đạn pháo nó hoạt động như nào.
Em copy về cụ tham khảo nhé:
Trên thế giới ngày nay người ta chia ngòi nổ đạn pháo phòng không thành các dạng như sau:
Ngòi chạm nổ có cài thời gian tự hủy / Impact fuze / Contact fuze: Đạn sẽ phát nổ khi chạm mục tiêu. Nếu trong trường hợp đạn không trúng mục tiêu nào cả, nó sẽ tự hủy ở cuối tầm để tránh đạn rơi xuống gây nguy hiểm cho người và các công trình trên mặt đất cũng như là tận dụng cơ may cuối cùng của đạn để hạ mục tiêu.
- Ưu điểm: Kích thước nhỏ và dễ chế tạo và sử dụng
- Nhược điểm: Xác suất tiêu diệt mục tiêu thấp bởi khả năng đạn chạm được vào mục tiêu và phát nổ là rất thấp.
Ngòi nổ dạng này thường được gắn trên các hoặc là các đạn pháo ngày trước (do hạn chế về kỹ thuật chế tạo cũng như khả năng thu nhỏ ngòi nổ) hoặc các loại đạn ngày nay có cỡ 30mm trở xuống (quá nhỏ để gắn các ngòi nổ kiểu khác).
Ngòi nổ định giờ / Time fuze: Ngòi nổ của đạn được cài đặt thời gian phát nổ (bằng điện tử và cơ khí), thời gian mà hệ thống kiểm sóat bắn tính toán và dự đoán đạn sẽ gặp mục tiêu.
- Ưu điểm: Đạn sẽ phát nổ gần mục tiêu, các mảnh đạn sẽ tiêu diệt hoặc làm hư hỏng và vô hiệu mục tiêu.
- Nhược điểm: Ngòi nổ định giờ kiểu này đòi hỏi khả năng tính toán thời gian phải cực kỳ chính xác của hệ thống kiểm soát bắn.
Với kỹ thuật như hiện nay, người ta đã chế tạo được ngòi nổ định giờ cho cỡ đạn 30mm. Dưới đây là sơ đồ bắn của loại đạn này:
Chú thích: 1 - Hệ thống radar / quang-điện phát hiện và cung cấp các dữ liệu của mục tiêu cho hệ thống kiểm sóat bắn. 2 - Đo sơ tốc đạn tại miệng nòng. 3 - Từ các dữ liệu của mục tiêu và sơ tốc của đạn, hệ thống kiểm soát bắn sẽ tính toán thời điểm dực kiến đạn sẽ gặp mục tiêu rồi cài thông số này vào ngòi nổ được gắn ở đế đạn. 4 - Tại thời điểm đã được cài, đạn sẽ được kích nổ và bắn ra vô số các mảnh kim loại làm bằng tungsten chùm lên mục tiêu.
Cấu tạo đầu đạn 30mm với ngòi nổ định giờ nằm ở đế đạn. Khi được kích nổ, nó sẽ đẩy những mảnh kim loại tungsten bay thành chùm hướng về phía trước
Ngòi nổ cảm biến / Proximity fuze / Variable time fuze : Ngòi nổ sẽ tự động kích nổ đạn khi nó cách mục tiêu một khoảng đã được cài trước. Nó cũng được cài nổ tự hủy ở cuối tầm bắn trong trường hợp nó không bay đủ gần mục tiêu nào để kích nổ. Các loại ngòi nổ cảm biến thông thường hiện nay trên thế giới:
1 - Radio (radar) fuze: Ngòi nổ phát ra sóng radio xung quanh sau khi đã được bắn đi. Khi gặp mục tiêu, sóng này sẽ dội lại và tạo ra một năng lượng do hiện tượng cộng hưởng. Năng lượng này được khuếch đại và sẽ thay đổi (tăng lên) với mỗi khoảng cách nửa bước sóng giữa đạn và mục tiêu được thu hẹp. Nó sẽ kích nổ khi năng lượng (khoảng cách) này đạt ngưỡng đã cài trước.
2 - Laser fuze: Có nguyên lý vận hành tương tự như loại bên trên nhưng sử dụng tia laze thay vì sóng radio.
3 - IR (Infrared) fuze: Cảm ứng nhiệt phát ra từ mục tiêu để kích nổ đạn.
- Ưu điểm: Kích nổ chính xác và linh hoạt hơn loại định giờ.
- Nhược điểm: 1 - Có thể bị gây nhiễu và kích nổ sớm do trời mưa, do nhiễu điện tử hay bột kim loại, pháo sáng của đối phương. 2 - Kích thước hiện nay khá lớn nên chỉ gắn được cho các đầu đạn cỡ từ 76,2mm trở lên.
Để tránh tránh bị kích nổ sớm cũng như là tối ưu hóa khả năng tiêu diệt mục tiêu, một loại ngòi nổ mới được chế tạo kết hợp giữa dạng 2 và dạng 3. Đó chính là
Controlled Variable time fuze / Cảm biến nổ có kiểm soát. Cảm biến (sóng radio, laze hoặc IR) sẽ chỉ được kích hoạt 5 giây trước thời điểm mà đạn được dự kiến sẽ gặp mục tiêu. Nếu trong khoảng 5 giây này mà nó không bay đủ gần mục tiêu nào để kích nổ thì nó sẽ kích nổ tại thời điểm khi 5 giây đã hết.
Dưới đây là ngòi nổ cảm biến M-203A do Iran sản xuất có thể gắn vừa các loại đầu đạn cỡ 76,2mm cho tới 203mm. Nó dùng sóng radio (radar) với thời gian nổ tự hủy có thể cài đặt trước khi bắn. Biên độ điều chỉnh có thể từ 1.5 cho tới 75 giây.