- Biển số
- OF-49857
- Ngày cấp bằng
- 31/10/09
- Số km
- 2,580
- Động cơ
- 480,130 Mã lực
Sơ lược lịch sử của pháo
Những khẩu pháo đúng nghĩa đầu tiên (nghĩa là pháo dùng thuốc nổ, sở dĩ mình nói vậy nhằm phân biệt pháo với các loại máy bắn đá mà người ta còn gọi là thạch pháo) xuất hiện từ thời Tống bên Trung Hoa. Vào thời đó, pháo được đúc bằng đồng và bắn đá hay đạn gang. Sau đó, kỹ thuật đúc pháo được truyền tới Ba Tư (Iran ngày nay) và từ nơi đó truyền dần qua châu Âu. Chính người châu Âu đã tạo thêm khương tuyến (rãnh) để viên đạn bay xa hơn. Một thời gian khá lâu sau đó, vào Thế chiến I, người Đức chế tạo khẩu siêu pháo dài 34 m đường kính 200 mm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng nó lại quá ngắn: bắn một lần duy nhất rồi bỏ luôn vì nòng bị mài mòn nhiều và di chuyển phiền phức (phải tháo từng khúc ra chở trên xe lửa). Từ đó về sau, không có nước nào "điên khùng" như Đức nữa.
Phân loại pháo
Có nhiều tiêu chí để phân loại pháo. Thông thường thì người ta phân loại theo các tiêu chí sau: đường kính nòng (105mm, 150mm,...), tầm bắn (tầm gần, tầm xa), phương thức di chuyển(pháo xe tăng, pháo tự hành, pháo máy bay, pháo hải quân,...), mục đích sử dụng (chống tăng, phòng không) và đặc điểm tác chiến (sơn pháo, lựu pháo, súng cối, pháo phản lực)
Cách phân loại thông dụng nhất là theo đặc điểm tác chiến. Theo đó, pháo có bốn loại:
-Sơn pháo (pháo bắn thẳng): quỹ đạo trái đạn là đường thẳng, do đó pháo thủ phải nhắm sao cho hình thành đường ảo từ ống ngắm đến mục tiêu. Vì đặc điểm như thế nên loại pháo này chỉ thích hợp khi đặc ở nơi cao (vì không bị vật khác che khuất mục tiêu)
-Lựu pháo (pháo bắn vòng): quỹ đạo trái đạn là đường parabol, pháo thủ chỉ cần tính toán theo công thức vật lý về điểm rơi của vật (bạn nào học qua Vật Lý 10 là biết) là có thể bắn trúng mục tiêu. Loại pháo này rất thích hợp cho chiến trường đồi núi.
-Súng cối (pháo cối/bích kích pháo): quỹ đạo trái đạn cũng là đường parabol, nhưng loại pháo này nhẹ hơn nhiều, chỉ cần tổ 2-3 người là mang theo được. Loại pháo này chủ yếu dùng để phá rối hàng ngũ, đồn bót quân địch.
-Pháo phản lực (ống phóng tên lửa): quỹ đạo trái đạn là đường thẳng. Đây là loại pháo khá thông dụng, có thể lắp trên máy bay, trực thăng, xe tăng hoặc là mang vác luôn. Hình thức gồm loại nhiều ống và loại một ống (tên lửa vác vai)
Những khẩu pháo đúng nghĩa đầu tiên (nghĩa là pháo dùng thuốc nổ, sở dĩ mình nói vậy nhằm phân biệt pháo với các loại máy bắn đá mà người ta còn gọi là thạch pháo) xuất hiện từ thời Tống bên Trung Hoa. Vào thời đó, pháo được đúc bằng đồng và bắn đá hay đạn gang. Sau đó, kỹ thuật đúc pháo được truyền tới Ba Tư (Iran ngày nay) và từ nơi đó truyền dần qua châu Âu. Chính người châu Âu đã tạo thêm khương tuyến (rãnh) để viên đạn bay xa hơn. Một thời gian khá lâu sau đó, vào Thế chiến I, người Đức chế tạo khẩu siêu pháo dài 34 m đường kính 200 mm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng nó lại quá ngắn: bắn một lần duy nhất rồi bỏ luôn vì nòng bị mài mòn nhiều và di chuyển phiền phức (phải tháo từng khúc ra chở trên xe lửa). Từ đó về sau, không có nước nào "điên khùng" như Đức nữa.
Phân loại pháo
Có nhiều tiêu chí để phân loại pháo. Thông thường thì người ta phân loại theo các tiêu chí sau: đường kính nòng (105mm, 150mm,...), tầm bắn (tầm gần, tầm xa), phương thức di chuyển(pháo xe tăng, pháo tự hành, pháo máy bay, pháo hải quân,...), mục đích sử dụng (chống tăng, phòng không) và đặc điểm tác chiến (sơn pháo, lựu pháo, súng cối, pháo phản lực)
Cách phân loại thông dụng nhất là theo đặc điểm tác chiến. Theo đó, pháo có bốn loại:
-Sơn pháo (pháo bắn thẳng): quỹ đạo trái đạn là đường thẳng, do đó pháo thủ phải nhắm sao cho hình thành đường ảo từ ống ngắm đến mục tiêu. Vì đặc điểm như thế nên loại pháo này chỉ thích hợp khi đặc ở nơi cao (vì không bị vật khác che khuất mục tiêu)
-Lựu pháo (pháo bắn vòng): quỹ đạo trái đạn là đường parabol, pháo thủ chỉ cần tính toán theo công thức vật lý về điểm rơi của vật (bạn nào học qua Vật Lý 10 là biết) là có thể bắn trúng mục tiêu. Loại pháo này rất thích hợp cho chiến trường đồi núi.
-Súng cối (pháo cối/bích kích pháo): quỹ đạo trái đạn cũng là đường parabol, nhưng loại pháo này nhẹ hơn nhiều, chỉ cần tổ 2-3 người là mang theo được. Loại pháo này chủ yếu dùng để phá rối hàng ngũ, đồn bót quân địch.
-Pháo phản lực (ống phóng tên lửa): quỹ đạo trái đạn là đường thẳng. Đây là loại pháo khá thông dụng, có thể lắp trên máy bay, trực thăng, xe tăng hoặc là mang vác luôn. Hình thức gồm loại nhiều ống và loại một ống (tên lửa vác vai)
Chỉnh sửa cuối: