Các hỏi đáp thường gặp liên quan tới GPS

anhminh

Xe tải
Biển số
OF-92
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
322
Động cơ
584,320 Mã lực
nếu các bác thích, em sẽ post lên mấy cái link liên quan tới bản đồ, gps lên đây, nhưng thú thực, em chẳng biết post vào đâu.
 

hanoi341956

Xe tải
Biển số
OF-312
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
216
Động cơ
582,660 Mã lực
Ai cần Ozi bản m không nhảy

Em mới được bọn hacker Nga tặng bản Ozi 3.94.5m, không biết có bác nào muốn thử không? Bác nào cần thì cho xin e-mail để iem phục vụ!:)
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Bác có thể up lên đâu đấy cho anh em download được ko ?

Bác @honnhien cái này là phần mềm Ozi Explorer sử dụng cho máy Pocket PC cùng với thiết bị GPS định vị vệ tinh
 
Biển số
OF-1
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
1,005
Động cơ
593,469 Mã lực
Tuổi
18
Các bác thông cảm tý nhé. Bác nào có phần xèo nào muốn chia xẻ thì cũng đừng đưa link lên đây nhé. Bác nào cần thì PM để lấy link là được rồi các bác ạ.

Mong các bác hợp tác!
 

hanoi341956

Xe tải
Biển số
OF-312
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
216
Động cơ
582,660 Mã lực
@nakio đúng đấy pác ạ, cái này dành cho PC
 

anhminh

Xe tải
Biển số
OF-92
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
322
Động cơ
584,320 Mã lực
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,591
Động cơ
591,351 Mã lực
Dưng mà bác ơi. Dùng cái này thì cần đến bản đồ. Em có thể lấy bản đồ ở đâu để cho vào được bác nhể
 

anhminh

Xe tải
Biển số
OF-92
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
322
Động cơ
584,320 Mã lực
sang bên www.gpsvn.com/forums, có cả phần bản đồ của bác tuandq, bác ấy làm cả vn rồi đấy. Tiện thì bác kéo cái link sang bên này cũng được.
 

Niva4WD

Xe tải
Biển số
OF-30
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
293
Động cơ
585,600 Mã lực
Khiêu khích anhminh, dịch chơi một đoạn để hâm nóng không khí. Các bác xem tạm, tôi không hứa có phần sau đâu

(Nguồn: http://www.garmin.com/aboutGPS/)
(Ghi chú trong một số ngoặc là của người biên dịch)

GPS là gì
Hệ Định vị Toàn cầu (Global Positioning System - GPS) là hệ dẫn đường dựa trên một mạng lưới 24 quả vệ tinh được Bộ Quốc phòng Mỹ đặt trên quỹ đạo không gian.

(Các hệ thống dẫn đường truyền thống hoạt động dựa trên các trạm phát tín hiệu vô tuyến điện. Được biết nhiều nhất là các hệ thống có tên gọi LORAN – LOng RAnge Navigation – hoạt động ở giải tần 90-100kHz chủ yếu dùng cho hàng hải, hay TACAN – TACtical Air Navigation – dùng cho quân đội Mỹ và biến thể với độ chính xác thấp VOR/DME – VHF Omnidirectional Range/Distance Measuring Equipment – dùng cho hàng không dân dụng.
Gần như đồng thời với Mỹ phát triển GPS, Liên Xô cũng phát triển một hệ thống tương tự với tên gọi GLONAS. Hiện nay Cộng đồng Châu Âu đang phát triển hệ dẫn đường vệ tinh của mình mang tên Galileo.
Chú ý rằng cả GPS và GLONAS đều được phát triển trước hết cho mục đích quân sự. Nên mặc dù chúng có cho dùng dân sự nhưng không hệ nào đưa ra sự đảm bảo tồn tại liên tục và độ chính xác. Vì thế chúng không thoả mãn được những yêu cầu an toàn cho dẫn đường dân sự hàng không và hàng hải, đặc biệt là tại những vùng và tại những thời điểm có hoạt động quân sự của những quốc gia sở hữu các hệ thống đó. Chỉ có hệ thống dẫn đường vệ tinh châu Âu GALILEO (đang được xây dựng) ngay từ đầu đã đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của dẫn đường và định vị dân sự.)


GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980 chính phủ (Mỹ) cho phép sử dụng dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên trái đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền trả cho việc thiết lập sử dụng GPS.

GPS hoạt động thế nào
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh trái đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống trái đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính được chính xác vị trí của người dùng. Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu GPS phải khoá được với tín hiệu của ít nhất ba quả vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (2D, kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số quả vệ tinh trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (3D, kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian mặt trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.

GPS chính xác bao nhiêu
Các máy thu GPS hôm nay cực kì chính xác, nhờ vào thiết kế nhiều kênh hoạt động song song của chúng. Các máy thu 12 kênh song song của Garmin nhanh chóng khoá vào các quả vệ tinh khi mới bật lên và chúng duy trì chắc chắn liên hệ này, thậm chí trong tán lá rậm rạp hoặc thành phố với các toà nhà cao tầng. Tình trạng nhất định của khí quyển và các nguồn gây sai số khác có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy thu GPS. Các máy thu GPS của Garmin có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu GPS Garmin mới hơn với khả năng WAAS (Hệ Tăng Vùng Rộng, Wide Area Augmentation System) có thể tăng độ chính xác trung bình tới dưới 3 mét. Không cần thêm thiết bị hay mất phí để có được lợi điểm của WAAS. Người dùng cũng có thể có độ chính xác tốt hơn với GPS Vi sai (Differential GPS, DGPS) sửa lỗi các tín hiệu GPS để có độ chính xác trong khoảng 3 đến 5 mét. Cục Phòng vệ Bờ biển Mỹ vận hành dịch vụ sửa lỗi này. Hệ thống bao gồm một mạng các đài thu tín hiệu GPS và phát tín hiệu đã sửa lỗi bằng các máy phát hiệu. Để thu được tín hiệu đã sửa lỗi, người dùng phải có máy thu hiệu vi sai bao gồm cả ăn-ten để dùng với máy thu GPS của họ.

Hệ thống vệ tinh GPS
24 quả vệ tinh làm nên vùng không gian GPS trên quỹ đạo 12 nghìn dặm cách bề mặt trái đất. Chúng chuyển động ổn định, hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian gần 24 giờ. Các vệ tinh này chuyển động với vận tốc khủng khiếp 7 nghìn dặm một giờ.
Các vệ tinh được nuôi bằng năng lượng mặt trời. Chúng có các nguồn pin dự phòng để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng mặt trời. Các tên lửa nhỏ gắn ở mỗi quả vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định.
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý về các vệ tinh GPS (còn gọi là NAVSTAR, tên gọi chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho GPS):
· Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng năm 1978.
· Hoàn chỉnh đầy đủ 24 vệ tinh vào năm 1994.
· Mỗi vệ tinh được làm để hoạt động tối đa là 10 năm.
· Vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 2 nghìn bảng Anh (900kg) và dài khoảng 17 bộ (5m) với các tấm mặt trời mở.
· Công suất phát bằng hoặc dưới 50 watts.

Tín hiệu GPS
Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp giải L1 và L2. (Giải L là phần sóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0.39 tới 1.55GHz). GPS dân sự dùng tần số L1 1575.42 MHz trong giải UHF. Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa là chúng sẽ xuyên qua mây, thuỷ tinh và nhựa nhưng không qua phần lớn các đối tượng cứng như núi và nhà.
Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên văn và dữ liệu lịch. Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định được quả vệ tinh nào là phát thông tin nào. Có thể nhìn số hiệu của các quả vệ tinh trên trang vệ tinh của máy thu Garmin để biết nó nhận được tín hiệu của quả nào.
Dữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết quả vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời điểm trong ngày. Mỗi quả vệ tinh phát dữ liệu thiên văn chỉ ra thông tin quỹ đạo cho vệ tinh đó và mỗi vệ tinh khác trong hệ thống.
Dữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi quả vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về trạng thái của vệ tinh (lành mạnh hay không), ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là cốt lõi để phát hiện ra vị trí.

Nguồn lỗi của tín hiệu GPS
Những điều có thể làm giảm tín hiệu GPS và vì thế ảnh hưởng tới chính xác bao gồm:
· Giữ chậm của tầng đối lưu và tầng ion – Tín hiệu vệ tinh bị chậm đi khi xuyên qua tầng khí quyển.
· Tín hiệu đi nhiều đường – Điều này xảy ra khi tín hiệu phản xạ từ nhà hay các đối tượng khác trước khi tới máy thu.
· Lỗi đồng hồ máy thu – Đồng hồ có trong máy thu không chính xác như đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh GPS.
· Lỗi quỹ đạo – Cũng được biết như lỗi thiên văn, do vệ tinh thông báo vị trí không chính xác.
· Số lượng vệ tinh nhìn thấy – Càng nhiều quả vệ tinh được máy thu GPS nhìn thấy thì càng chính xác. Nhà cao tầng, địa hình, nhiễu loạn điện tử hoặc đôi khi thậm chí tán lá dầy có thể chặn thu nhận tín hiệu, gây lỗi định vị hoặc không định vị được. Nói chung máy thu GPS không làm việc trong nhà, dưới nước hoặc dưới đất.
· Hình học che khuất – Điều này liên quan tới vị trí tương đối của các vệ tinh ở thời điểm bất kì. Phân bố vệ tinh lí tưởng là khi các quả vệ tinh ở vị trí góc rộng với nhau. Phân bố xấu xảy ra khi các quả vệ tinh ở trên một đường thẳng hoặc cụm thành nhóm.
· Sự giảm có chủ tâm tín hiệu vệ tinh – Là sự làm giảm tín hiệu cố ý do sự áp đặt của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhằm chống lại việc đối thủ quân sự dùng tín hiệu GPS chính xác cao. Chính phủ (Mỹ) đã ngừng việc này từ tháng 5 năm 2000, làm tăng đáng kể độ chính xác của máy thu GPS dân sự. (Tuy nhiên biện pháp này hoàn toàn có thể được sử dụng lại trong những điều kiện cụ thể để đảm bảo gậy ông không đập lưng ông. Chính điều này là tiềm ẩn hạn chế an toàn cho dẫn đường và định vị dân sự.)
 

anhminh

Xe tải
Biển số
OF-92
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
322
Động cơ
584,320 Mã lực
quá hay! Em viết chủ yếu về phần hướng dẫn sử dụng với OziExplorer để các bác có thể đi offroad cho sướng chân.
Quên, có bác tư triều, bên handheldvn.com đang viết 1 phần mềm bản đồ Hà nội, dùng với gps ngon phết, các bác thử dùng xem, có các tính năng như tìm kiếm đường đi ngắn nhất, và sau sẽ còn các interest points. Các bác vào xem và ủng hộ nhé :
http://www.handheld.com.vn/forum/showthread.php?t=26678
http://www.gpsvn.com/tutrieu/VietMap0.5.rar
 
Chỉnh sửa cuối:

Niva4WD

Xe tải
Biển số
OF-30
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
293
Động cơ
585,600 Mã lực
Đấy mới là cái cần.
Hôm nọ tôi calib bản đồ quân sự cũ, chả biết datum Indian Thailand, cứ chơi WGS84, lệch. Sau lytoet bên ttvnol nói cho mới biết. Nhưng là nói đâu biết đấy. Bác hệ thống cho cái, không cần sâu lắm, để còn tự xoay sở được.
Cái bản đồ giao thông VN của bác tuandq thì dùng WGS84 à. Nghe nói VN dùng VN2000, thì tương ứng với cái gì trong Ozi, ... Nhiều thứ lỗ chỗ lắm. Mà đọc bên ttvnol thì họ đi trước lâu rồi, tìm ra cái mình cần cũng khó.
Tôi sẽ xem bên gpsvn.
À, tôi load cái VietMap của Tư Triều về rồi. Nhưng cái đấy cho PDA, tôi không có cái này. Tôi chỉ mới chơi trên PC, làm tư liệu và để suy ngẫm thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Niva4WD

Xe tải
Biển số
OF-30
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
293
Động cơ
585,600 Mã lực
Có cái GPS TrackMaker bản free. Tôi load về chạy thử. Hình như nó không giống cái Ozi. Nếu đã có Ozi crack rồi thì chả cần quan tâm cái này nhỉ (được mỗi cái là free).
 

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
Đấy mới là cái cần.
Cái bản đồ giao thông VN của bác tuandq thì dùng WGS84 à. Nghe nói VN dùng VN2000, thì tương ứng với cái gì trong Ozi, ... Nhiều thứ lỗ chỗ lắm. Mà đọc bên ttvnol thì họ đi trước lâu rồi, tìm ra cái mình cần cũng khó.
Tôi sẽ xem bên gpsvn.
Vâng bác ạ! Tôi calibrated bộ bản đồ đó theo WGS84. Đối với bản đồ VN phải theo VN2000, datum này cũng được xây dựng dựa trên WGS84 nhưng các số thông số hiệu chỉnh là bí mật quốc gia. Tuy vậy bộ bản đồ mà tôi calibrate có độ chính xác chấp nhận được để đi đường, còn để lấy mục tiêu để bắn tên lửa thì không ổn. :D:D
 

Niva4WD

Xe tải
Biển số
OF-30
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
293
Động cơ
585,600 Mã lực
Cứ tạm hiểu là VN ta cũng dùng WGS84, xong "tiêm" sai số theo một thuật toán nào đấy vào cho nó thành VN2000.
 

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
Niva4WD nói:
Cứ tạm hiểu là VN ta cũng dùng WGS84, xong "tiêm" sai số theo một thuật toán nào đấy vào cho nó thành VN2000.
Ngược lại bác ạ!
Như mọi người đã biết, trái đất có hình cầu trong khi đó chúng ta lại thường sử dụng bản đồ phẳng nên phải có một phép chuyển từ hình cầu qua mặt phẳng. Và đây chính là phép chuyển toạ độ hay datum. WGS84 là hệ toạ độ cơ bản dùng để chuyển toàn bộ bề mặt trái đất ra mặt phẳng với sai số chấp nhận được trên quy mô toàn cầu, nhưng lại có sai số quá lớn khi áp dụng với những khu vực cụ thể. Chính vì lý do này, người ta phải xây dựng nên các hệ toạ độ riêng cho từng khu vực cụ thể (thông thường là ở quy mô các quốc gia). Khi sử dụng xác định vị trí với hệ toạ độ phù hợp với khu vực thì độ chính xác sẽ được nâng cao lên nhiều. Các tham số để thiết lập nên hệ toạ độ bao gồm: Elipsoid (dạng cầu), Radius (bán kính), 1/f, DeltaX, DeltaY, DeltaZ (Delta là độ dịch chuyển theo các chiều so với mặt cầu gốc). Hệ toạ độ VN2000 được xây dựng dựa trên WGS84 nên 03 tham số ban đầu giống hệt hệ toạ độ gốc, chỉ 03 tham số DeltaX, DeltaY, DeltaZ là thuộc bí mật quốc gia. Chính vì những lý do đó, với bản đồ Việt Nam thì các vị trí được xác định theo hệ toạ độ VN2000 sẽ có độ chính xác cao hơn khi xác định theo WGS84.

Ví dụ: Toạ độ 170 độ 30'18"7N, 106 độ 037'41"9E trong hệ toạ độ VN2000 tương ứng với toạ độ 170 độ 30'15"1N, 106 độ 037'48"5E trong WGS84.

Như vậy có độ sai lệch kết quả giữa 2 hệ toạ độ này và nó sẽ tăng hay giảm tuỳ theo thực địa.

Có thể tham khảo thêm về hệ toạ độ quốc gia VN2000 tại đây: http://www.ciren.gov.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3469

Tuy nhiên, Việt Nam không công bố các thông số DeltaX, DeltaY, DeltaZ nhưng lại đưa ra chương trình có thể chuyển các toạ độ từ WGS84 qua VN2000. Bác nào thích có thể tham khảo ở đây: http://www.ciren.gov.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=24
 
Chỉnh sửa cuối:

Niva4WD

Xe tải
Biển số
OF-30
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
293
Động cơ
585,600 Mã lực
Bác viết dễ hiểu.
Tôi sẽ xem thêm các site bác chỉ. Hi vọng là có thể giải đáp được vấn đề: vì GPS Garmin luôn dùng WGS84 nên nếu muốn chính xác hơn khi áp lên bản đồ mới của VN thì phải chuyển kết quả của nó sang VN2000. Nguyên tắc thì là như vậy, nhưng cách làm thì chắc là không đơn giản. Mình lưu được TrackLog và Waypoint kết quả từ GPS thành file. Chương trình chuyển đổi mà VN công bố có "ăn" được các file ấy không. Nếu được thì quá ngon phải không bác.
Chưa có thời gian ngó nên đành tạm để vấn đề đấy, chưa hỏi bác cái gì sâu hơn.
 

tuandq

Xe máy
Biển số
OF-87
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
98
Động cơ
581,818 Mã lực
Niva4WD nói:
Bác viết dễ hiểu.
Tôi sẽ xem thêm các site bác chỉ. Hi vọng là có thể giải đáp được vấn đề: vì GPS Garmin luôn dùng WGS84 nên nếu muốn chính xác hơn khi áp lên bản đồ mới của VN thì phải chuyển kết quả của nó sang VN2000. Nguyên tắc thì là như vậy, nhưng cách làm thì chắc là không đơn giản. Mình lưu được TrackLog và Waypoint kết quả từ GPS thành file. Chương trình chuyển đổi mà VN công bố có "ăn" được các file ấy không. Nếu được thì quá ngon phải không bác.
Chưa có thời gian ngó nên đành tạm để vấn đề đấy, chưa hỏi bác cái gì sâu hơn.
Các máy GPS luôn có nhiều hệ toạ độ khác nhau cho mình chọn mà đặt mặc định thường là WGS84. Vụ chuyển từ VN2000 qua WGS theo tôi không cần thiết lắm vì mình không có trong tay bộ bản đồ số có độ chính xác cao nên cứ WGS84 mà dùng là ổn rồi. Tuy nhiên có lần tôi đi Mũi Né, khi mới từ thành phố Phan Thiết rẽ vào thì máy đã báo mình đang ở trên biển, cách bờ khoảng 5km. :D

Còn chương trình mà tôi nói ở bài trước chỉ có chức năng chuyển toạ độ nên với các track log và waypoints phải qua xử lý, lược bớt một số yếu tố khác đi mới được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top