Chào các bác ạ. Em rất i tờ về GPS nên không dám bàn, chỉ có tí ý kiến về cái Cao độ 0 của biển mà các bác đang bàn thôi ạ. Cao độ nước biển ở mọi nơi đều thay đổi lên xuống liên tục lên Cao độ O chỉ là 1 cao độ tưởng tượng trung bình tại thời điểm mặt biển trung bình ở trạng thái yên tĩnh. Mặt cầu nối các cao độ 0 tưởng tượng này được gọi là Mặt thuỷ chuẩn làm cơ sở xác lập hệ cao độ của 1 vùng (hoặc quốc gia). Ở VN trước năm 75 có 2 mốc 0, 1 nằm ở đảo Hòn Dấu, Hải Phòng, 2 ở Mũi Nai, Kiên Giang. Sau 75 thì đã thống nhất mốc Hòn Dấu là mốc 0 quốc gia duy nhất.
Dựa vào mốc 0 này, các mốc thứ cấp (1,2,3...) được xác lập, các công việc tuỳ theo mức độ sẽ dùng mốc thứ cấp tương ứng (em vd các dự án XD nhóm A cấp Quốc gia cũng chỉ cần dùng mốc quốc gia cấp 3 thôi). Các Datum trong lĩnh vực bản đồ thì em không dám chắc, nhưng có lẽ cũng được XD dựa trên các mốc thứ cấp. Và cao độ ta thấy trên GPS là cao độ đối chiếu theo một mốc 0 tương đối của Datum.
Cái đồng hồ của bác gì chắc chắn cũng phải cho phép input 1 mốc 0 hoặc 1 datum nào đấy, chắc là chưa sử dụng thành thạo thôi ạ.
Đến đây thì em hỏi 1 câu ạ, các bác hay dùng hệ VN2000, trong ngành XD, trắc đạc (phía Bắc) thì toàn dùng hệ HN72, có khác biệt cụ thể gì giữa 2 hệ này không ạ?
@anhminh: nhân tiện bác đang dùng GPS Receiver loại gì đấy?