Họ chấp hành tốt vì dân trí cao, đa phần người dân hiểu luật và biết nếu vi phạm sẽ bị sao (ko phải chỉ mỗi 70 eur đâu ạ). Cái đó ở VN ko có, hầu như mọi người vẫn đem tư duy xe máy chạy lên ô tô và xe máy thì đi quá thoải mái bất chấp luật lệ gì trong một thời gian rất lâu.
cũng như việc nếu vi phạm nồng độ cồn thì phạt 20 triệu sẽ có sức răn đe hơn 2 triệu rất nhiều, nhất là với ô tô.
Hơn nữa cụ ko thể đem ví dụ của việc lái xe khi đi du lịch để so sánh được.
Tôi cũng từng cư trú ở nước ngoài bác ạ. Cái chính không phải là mức phạt, mà là ở việc thực hiện một cái nghiêm minh thì người dân sẽ tuân thủ.
Còn thế nào là tư duy xe máy ? thế nào là tư duy ô tô ? Đầy người lái ô tô rất nhiều năm nhưng lái ẩu vô cùng, luật thì không hiểu, còi vô tội vạ, đá pha điên loại, đảo làn, xào chẻ bất chấp ... nhưng tự tin mình lái hay lái giỏi đầy.
Tôi (trộm vía) là một trong số rất ít đi xe chưa từng bị phạt (đếm trên đầu ngón tay, kể cả xe máy nhỏ, xe máy lớn và ô tô), bị vẫy vào trao đổi quan điểm là cán bộ cho đi. Nhưng tôi cũng không chắc là sẽ ko có lúc vô tình mắc lỗi, và lúc đó mức phạt là quá nặng. Nếu so với mức thu nhập bình quân (đã có bác làm) thì nó là quá cao.
Cái dân trí cao mà các bác lướt qua Châu Âu hay khen, là do họ xử phạt rất nghiêm thôi. Cứ ở sẽ biết vì sao dân VN ra nước ngoài lái xe là ngoan hẳn ngay. Con số đưa ra là một mức xử phạt, ko phải tất cả các mức bên đó rồi.
Nên bác chả biết tôi là ai, trải nghiệm như nào mà lại phản bác toàn vào cá nhân nhằm bác đi quan điểm của tôi. Nghe nó buồn cười lắm ... như trẻ con ý.
Nếu nói về học thuật, thì có một phương pháp phân tích, đánh giá tính hiệu quả của chính sách bằng các phương pháp kinh tế là: Economic Analysis of Law (kinh tế học pháp lý). Đây là một phương pháp mới (so với các phương pháp nghiên cứu khác), và nó rất vừa vặn trong trường hợp này. Không phải cứ mức phạt cao là mọi thứ tuyệt vời hết đâu