Việc tăng mức phạt vi phạm giao thông, mặc dù được kỳ vọng sẽ răn đe người dân, nhưng trên thực tế lại đang tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng. Thay vì tuân thủ luật pháp, nhiều người dân chọn cách "thỏa thuận" với người xử phạt, dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng gia tăng.
Trước đây, khi mức phạt còn thấp, tỷ lệ người dân chấp hành pháp luật tương đối cao. Tuy nhiên, với mức phạt mới tăng cao, việc "cò kè mặc cả" đã trở thành chuyện thường ngày. Điều này làm xói mòn niềm tin của người dân vào pháp luật và tạo ra hệ luỵ “ nôn tiền mới chuẩn” còn ko nôn tiền là ngu.
Nguy hiểm hơn, việc đặt ra chỉ tiêu thu tiền phạt cho lực lượng chức năng đã tạo ra một áp lực rất lớn, buộc họ phải tìm mọi cách để "đạt chỉ tiêu, chỉ tiêu cững lẫn chỉ tiêu mềm” Điều này dẫn đến tình trạng "lập lờ" trong việc xử lý vi phạm, thậm chí kể cả là "cài bẫy".
Hệ quả của việc này là đạo đức xã hội bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng "mặc cả", "mua chuộc" trở nên phổ biến, khiến những giá trị như trung thực, liêm chính bị xem nhẹ. Một xã hội mà đạo đức bị băng hoại sẽ khó có thể phát triển bền vững.
Việc đặt nặng vấn đề thu tiền phạt từ vi phạm giao thông là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới, như Trung Quốc, đã hạn chế tối đa việc này để tránh những hệ lụy tiêu cực. Thay vào đó, họ tập trung vào việc nâng cao ý thức của người dân về luật giao thông và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn.
Chúng ta cần rút ra bài học từ những kinh nghiệm của các nước khác và có những điều chỉnh phù hợp. Việc tăng mức phạt không phải là giải pháp lâu dài. Chúng ta cần xây dựng một xã hội mà pháp luật được tôn trọng, nơi mọi người tự giác chấp hành luật giao thông, chứ không phải vì sợ bị phạt."
Ps: Hiện tại chúng ta ko co một cơ quan chức năng độc lập kiểm tra , giám sát việc thực thi xử phạt giao thông đã tuân thủ theo quy định.