Với câu hỏi như của cụ, thì bên lập pháp họ cũng đã lường trước, nên họ có đưa ra các giải pháp kèm theo như em nói ở trên, đó là các phương tiện vẫn tiếp tục di chuyển theo luật giao thông khi không có đèn chỉ dẫn.Thì rõ rồi mà bác.
Câu hỏi là, trong khi chờ đợi các ảnh, ta làm gì.
Còn các ảnh đến rồi, ta nghe chỉ đạo thôi, kể cả khi các ảnh bẩu: Đèn hỏng, tụi bây cứ tiếp tục như hiện tại đang đi, là được.
Còn cái sự chen ngang hay đi bậy, bác lạ gì. Nó vớ được thì nó phạt cho thủng ví.
Việc hỏng đèn, hay mất điện đèn cũng khá hay sảy ra trên giao lộ, nên khi có sự cố thì hệ thống đèn sẽ tự báo động cho Trung tâm điều hành và cảnh sát. Người dân thường là cũng sẽ gọi điện để báo. Lúc đó những xe đang giữa giao lộ đa số sẽ tiếp tục đi theo lệnh của đèn hiệu khi chưa mất điện. Tức là ai đang đèn xanh sẽ tiếp tục đi, đèn đỏ thì vẫn phải chờ. Nhưng những xe đang thuộc luồng có đèn xanh khi chưa hỏng, mà chưa vào giao lộ, khi thấy đèn tín hiệu hỏng thì họ phải nhìn biển báo, xem họ có đang trong đường chính được ưu tiên hay không, nếu họ thuộc đường ưu tiên, họ được phép đi tiếp vào giao lộ, nhưng vẫn phải để ý cẩn thận những xe ở luồng phụ, bởi có thể lái xe đó chưa kịp phản ứng, kịp nhận ra họ đang thuộc đường phụ, khi vào giao lộ, lúc đèn chỉ dẫn hỏng bất ngờ. Còn bên phía luồng đường phụ, thì khi thấy đèn chỉ dẫn bất chợt hỏng thì đa số phải dừng lại để nhường đường đã, bởi anh đang trong đường phụ, phải ưu tiên cho các xe khác.
Khi giao lộ bị hỏng đèn chỉ dẫn, mà cũng không có cả biển báo chính-phụ (điều này gần như không có trong thực tế bên em), thì các xe sẽ đều giảm tốc từ từ và đi theo luật ưu tiên cho xe bên phải trước (theo quy tắc bàn tay phải), cho tới khi cảnh sát tới xử lý sự cố. Nói chung mọi tình huống đều được bên lập pháp lường trước, nếu tình huống nào phát sinh thì sẽ lập tức có luật sửa đổi để nâng cấp, hoàn thiện tốt hơn.