Chém về định lượng trước đi. Trong số các "diva" được nêu tên, Thanh Lam có vẻ được đánh giá cao nhất làm em chợt nhớ một kỷ niệm lần đầu tiên được nghe "tiếng hát con người" thực sự.
Khoảng 2012-13 gì đó (em ko nhớ rõ), kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Israel, Đại sứ quán Israel có tổ chức buổi hòa nhạc giao lưu tại Nhà hát Lớn Hà Nội với thành phần nghệ sỹ được mời có Ca sỹ thính phòng classic (aka opera cho dễ hình dung) David Dior, được giới thiệu là ca sỹ hàng đầu của nước bạn vào thời điểm đó. Anh ấy hát 3 bài, trong đó có Ave Maria làm em nhớ nhất vì quen thuộc chứ 2 bài kia chẳng hiểu gì. Ấn tượng lúc đó của em là anh chàng này gần như không dùng mic vì anh ấy có vẻ không hài lòng với chất lượng bộ tăng âm, mixer.... Anh chàng liên tục đưa mic ra xa rồi vào gần (nhưng ko quá 2 gang tay), có lúc còn bịt luôn mic lại, khác hẳn với các ca sỹ Việt em thường thấy, mà âm lượng vẫn tràn ngập khán phòng. Một cảm giác vừa thần thánh vừa ma quái. Thanh Lam là khách mời duy nhất từ Việt Nam ta. Chị ấy cũng là thần tượng của em ngày đó với Một thoáng Tây Hồ hay các tác phẩm mới của Dương Thụ và bài hát được chọn giao lưu cũng đúng tủ - Lắng nghe mùa xuân về của Dương Thụ. Sau khi nghe Thanh Lam hát xong, David Dior ngỏ lời muốn hát cùng. Vì không biết tiếng Việt nên anh ấy đề nghị Thanh Lam hát trước 1 câu rồi dừng lại để anh ấy bắt trước. Cái này thì thuần định lượng rồi vì David lúc đó ko hiểu bài hát đó nói gì. Đầu tiên, em thấy xấu, rất xấu xí với hình ảnh Thanh Lam hai tay ôm mic dí sát miệng nhưng bạn gái em gặm ngô nướng , trong khi David vẫn cầm mic, điều chỉnh khoảng cách liên tục...cho đến khi anh ấy tìm được điểm "ngọt' ở gần rốn, nơi mà âm lượng của anh ấy phát ra cân bằng với Thanh Lam. Tiếp theo là CHOÁNG, từ đoạn dạo đầu nhẹ nhàng cho đến điệp khúc cao trào, nghe như người khổng lồ đứng cạnh chù lùn tí hon (không liên quan đến âm lượng vì anh ấy chỉnh rất khéo). Đến khi anh ấy thuộc lời rồi thì cũng là lúc này em mới hiểu tờ rơi giới thiệu giọng ca 5 quãng tám là cái gì. Các đoạn cao trào nối tiếp của Lắng nghe mùa xuân về được anh ấy đẩy tone (tông) liên tiếp 4 lần và Thanh Lam gần như buông mic....
Và chúng ta lại đón giao thừa
Phút giây lặng lẽ mong chờ
Lắng nghe mùa xuân về
Để biết ta còn mãi trong đời
Phút mong chờ ấy tuyệt vời
Chứa chan niềm tin yêu
Kìa anh tới
Và chúng ta lại đón giao thừa
Phút giây lặng lẽ mong chờ
Lắng nghe mùa xuân về
Để biết ta còn mãi trong đời
Phút mong chờ ấy tuyệt vời
Chứa chan niềm tin yêu
Kìa anh tới mùa xuân về
Lần đầu tiên em thấy nghe nhạc cũng có cảm giác dựng tóc gáy, nổi gai ốc ...nhưng xem phim kinh dị. Từ đó trở đi, em ko nghe ca sỹ Việt và nhạc Việt trong 5 năm.... Cho đến khi vô tình (lại) gặp chị Thanh Lam hát Mẹ Yêu Con với Phạm Thu Hà. Nhờ đó, em bắt đầu nghe lại nhạc Việt với rất nhiều cái tên, giọng ca không có xếp hạng vì đã vượt qua vị trí "diva" tự phong của Việt Nam rồi
Thanh Lam là vậy nên em ko bàn về Hồng Nhung và Mỹ Linh nữa.
Có nhiều tiêu chí, kỹ thuật để đánh giá ca sỹ thanh nhạc nhưng trong giới hạn nhạc POP, Rock, Jazz, theo em, chỉ cần 3 tiêu chí cơ bản là đủ. Đầu tiên là tròn vành rõ chữ, ko kéo đuôi hay xâm lấn lên nhau trừ những ca khúc vay mượn nghệ thuật dân gian cố tình làm méo tiếng (điển hình như điệu Bắc phản trong Ca Trù). Thứ 2 là hát liền hơi (legato), có thể sử dụng thoải mái những kỹ thuật cơ bản như hát lướt (glissando), tăng/giảm âm lượng nhanh (pianissimo/fortissimo) và ngân, rung (belt, vibrato) được. Thứ 3 là có thể hát giọng đầu ((head voice) - sử dụng cộng hưởng khoang xoang khiến âm lượng ko thay đổi (hao hụt) khi lên các note cao, ko bị dư hơi dẫn đến tiếng xì xẹt ở các phụ âm x,s,tr,ch,th..., làm thính giả không phân biệt được vị trí cụ thể của ca sỹ vì cộng hưởng âm dội thẳng trong đầu và đỉnh cao là âm thanh như vòng ra sau gáy làm rung xương hộp sọ. Headvoice chính là vũ khí giúp Lê Dung đơn ca bản hùng ca Khúc hát Sông Thao (Đỗ Nhuận) mà vượt xa cả Nhóm Tiếng tơ đồng với Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao, Quốc Anh.
Trở lại với "Mùa hè đẹp nhất", tác phẩm mang tính "chính thống" classic nhất của Đức Huy. Toàn bộ đoạn mở đầu ca khúc, Trần Thu Hà hát nhỏ nhẹ trên legato vô cùng mượt mà, không một chút gợn, các âm tiết nhả ra kết nối như dòng lụa dài. Cô chuyển giọng liên tục từ giọng ngực (chest voice) tới giọng đầu (head voice) qua những đoạn chuyển (passagio) với tốc độ chóng mặt, cứ một âm tiết là chuyển giọng 1 lần mà gần như ko để lại dấu vết, vẫn mượt mà theo những đường legato trôi chảy.
Nhiều ca sỹ Việt Pop có thể xuống được B3 (nốt Son quãng tám số 3) thậm chí sâu tới A3 (La 3) nhưng hát được nốt trầm A3 ở (1:56) một cách nhẹ nhàng, không hề làm legato đứt gãy.. thì ít người làm được. Chữ “đời” (3:15), Hà Trần sử dụng glissando (hát lướt) kết hợp cùng ngân rung (vibrato) để đẩy nhanh tốc, vuốt âm tiết mượt theo nhạc đệm, hay chữ “anh” (4:09) được đẩy lên tận E5 (Mi5) theo cao độ yêu cầu nhưng Hà Trần lại chọn cách mixed voice (hát pha) heady khiến nó mềm, mảnh và nhẹ hơn cách mixed cân bằng, có thể bị bắt lỗi kỹ thuật vì không kiểm soát được headvioce tốt, khiến nó bị thừa, nhưng lại khá phù hợp với kết cấu, cảm xúc. Giống như nghe NAM hát bài "Anh còn nợ em" (Anh Bằng - Phan Thành Tài) thì như khất nợ còn NỮ hát thì như đòi nợ vậy.
Đoạn cuối cùng của ca khúc, vẫn ở chữ “đời” (từ 4:54), Hà Trần giữ một trường hơi vô cùng dài, tới tận 17 giây ở chữ “đời” để thể hiện sự bất tận, kéo dài mãi mãi của “mùa hè đẹp nhất” vào kí ức. Dù kéo dài như vậy nhưng không hề có một chút gợn, đứt gãy hay giật âm nào, âm lượng cũng ko bị "vuốt mỏng" (như các ca sỹ chỉ hát được giọng ngực), toàn bộ nốt nhạc vẫn mượt mà như dòng suối. Đoạn đầu trường hơi đó, Hà Trần dùng kĩ thuật cộng minh giọng thật và belting (hát "với", giả thanh lên trên âm vực cơ sở) trên quãng trung A4 (vốn không phải lợi thế của nữ cao) rất đầy đặn, thoải mái, thư giãn, mà nếu là một nữ cao khác sẽ khá chật vật. Vẫn trong làn hơi đó, cô chuyển giọng đầy linh hoạt sang head voice mà vẫn giữ trên quãng trung. Với nữ cao, giữ head voice thấp như vậy khá khó, nhưng Hà Trần vẫn thoải mái như không. Không những vậy, cô còn dùng được cả pianissimo (kĩ thuật hát nhỏ tiếng) để vuốt đoạn belting đang căng tràn xuống head voice nhỏ li ti mà không hề thay đổi cao độ (5:03), lại vẫn vô cùng mượt mà, lơ thơ như làn khói...
Đó là định lương cơ sở, mệt quá !
Mùa hè đẹp nhất, bản thân nó ko phải là một bài hát hay với hình ảnh tượng trưng nghèo nàn, có lẽ chỉ vừa đủ để vượt qua giới hạn nhạc Vàng than thân trách phận. Tuy nhiên, Hà Trần đã cố gắng dùng mọi kỹ thuật thanh nhạc kinh điểm để khoác cho nó cái áo mới sang trọng hơn...aka "hay" hơn. Chị ấy đã làm dùng một chiếc ly bằng ngọc để uống rượu đế hạng xoàng, ít nhất cũng để thính giả yêu nhạc, hiểu nhạc có được "dăm phút vui trần thế" (Tình khúc thứ nhất - Vũ Thành An, Nguyễn Đình Toàn).
Nói đi nói lại cũng phải trách chính thính giả, chính chúng ta đã "lười" để cho ca sỹ đỉnh cao lười theo. Bản thân Lê Dung cũng có đế 2 phiên bản tuyệt phẩm Thiên Thai (Văn Cao) lệch hẳn nhau và 2 phiên bản tuyệt phẩm Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi) càng lệch nhau như trời với đất. Khi không có đủ LƯỢNG, các ca sỹ hạng xoàng bắt đầu dùng chiến lược theo binh pháp. Đó là gầm, gào (rống), vay mượn ngũ âm, trù, chèo, tuồng...để đánh lạc hướng thính giả. Thập chí như KPOP còn đánh lạc hướng đỉnh cao đến độ biến
nghe nhạc thành
xem nhạc. (aka mà một số người cho rằng đó là nghê thuật "làm chủ sân khấu")
Em lại hơi lan man, trở lại với Hà Trần. Lối hát kỹ thuật rất mệt, tốn sức với thực lực chỉ ở mức trung bình của chị. Có thể do vậy mà chị ko áp dụng nhiều và
Mùa hè đẹp nhất được đánh giá là đỉnh cao nhất đến giờ vì nội dung của nó tương đối dễ thể hiện. Tuy nhiên, Hà Trần có áp dụng cho một số tác phẩm của các nhạc sỹ "chiếu trên", nội dung giầu tính nghệ thuật hơn như Phạm Duy (Gọi em là đóa hoa sầu), Từ Công Phụng (Kiếp dã tràng) và nhiều nhất là Vũ Thành An - Nguyễn Đình Toàn (Em đến thăm anh đêm 30, Bài không tên số 50, Trong tay nhau...)