[Funland] Các cụ/mợ nhà mình có ai sưu tập tranh không?

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
Khoan hãy bàn đến nét vẽ của hoạ sĩ, hãy nhìn vào nội dung bức tranh. Khung cảnh ở chợ cá, hai người phụ nữ vừa phải bán hàng vừa phải bế con nhỏ theo, cho nó bú. Toàn bộ bức tranh miêu tả sự tần tảo của những người phụ nữ nghèo, vất vả mưu sinh. Hai người phụ nữ hở ngực nhưng không hề gợi dục, còn mỗi hoạ sĩ có một cái tôi riêng trong từng nét vẽ, như em đã nói, nó mang phong cách riêng mà người sưu tập tranh của ông không cần nhìn chữ ký cũng có thể nhận ra. Cá nhân em cảm nhận tác phẩm này đẹp :)
Nghĩ rộng hơn chút nữa thì bức tranh miêu tả cuộc sống của những ngư dân tại một làng chài nghèo nào đó ở Việt Nam, những người đàn ông thì phải ra khơi để đánh bắt cá, còn những người vợ thì mang số cá ít ỏi mà ng chồng đánh bắt được đi bán, vừa bán cá, vừa mang theo con nhỏ…đại loại thế :D
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Đây là cảm xúc của người hoạ sỹ mợ ạ. Nếu mợ có chút đồng cảm thì cảm giác như có người hiểu mình, đơn giản vậy thôi.
Còn em cũng không cảm nhận được cái đẹp của nó như mợ.
Vâng, nhưng đã gọi là nghệ thuật thì hoa sỹ phải lột tả được cảm xúc, Thần thái của người được vẽ, cảnh được vẽ, vật được vẽ hoặc gợi mở ý tưởng nào đó bằng nét vẽ, mầu sắc, ( đối với hội hoạ) hay bằng âm thanh, giai điệu đối với âm nhạc. Còn ko lột tả được thì chứng tỏ chả có j để nói và đương nhiên chả có giá trị gì. Còn nói đẹp ko? Em tin rằng hầu hết mọi người ở đây đều chả thấy đẹp gì. Đó là quan điểm của em. Em ko nhớ cụ nào nói, chọn tranh theo họa sỹ và giá cũng theo họa sỹ. Như thế này quá dễ dãi trong nghệ thuật và nghệ thuật sẽ bị lạm dụng để kiếm tiền, thật xấu xí. Đó là lý do em ko còn cảm hứng với hội họa là vì thế.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Nghĩ rộng hơn chút nữa thì bức tranh miêu tả cuộc sống của những ngư dân tại một làng chài nghèo nào đó ở Việt Nam, những người đàn ông thì phải ra khơi để đánh bắt cá, còn những người vợ thì mang số cá ít ỏi mà ng chồng đánh bắt được đi bán, vừa bán cá, vừa mang theo con nhỏ…đại loại thế :D
Vâng, nội dung thì ai cũng nhìn ra, nhưng nếu chỉ thế thì nhiếp ảnh còn tả tốt hơn, thật hơn. Và cụ xem dáng ngồi của người phụ nữ kia đi, trông rất hưởng thụ, thư giãn ấy:)
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,672
Động cơ
325,428 Mã lực
Vâng, nhưng đã gọi là nghệ thuật thì hoa sỹ phải lột tả được cảm xúc, Thần thái của người được vẽ, cảnh được vẽ, vật được vẽ hoặc gợi mở ý tưởng nào đó bằng nét vẽ, mầu sắc, ( đối với hội hoạ) hay bằng âm thanh, giai điệu đối với âm nhạc. Còn ko lột tả được thì chứng tỏ chả có j để nói và đương nhiên chả có giá trị gì. Còn nói đẹp ko? Em tin rằng hầu hết mọi người ở đây đều chả thấy đẹp gì. Đó là quan điểm của em. Em ko nhớ cụ nào nói, chọn tranh theo họa sỹ và giá cũng theo họa sỹ. Như thế này quá dễ dãi trong nghệ thuật và nghệ thuật sẽ bị lạm dụng để kiếm tiền, thật xấu xí. Đó là lý do em ko còn cảm hứng với hội họa là vì thế.
Mợ xem tranh in trên đồng tiền 100 đồng đầu tiên cảnh người nông dân lao động có thấy cảm xúc không nhé.
680C14E0-0041-40DA-8EFD-6E4792486257.jpeg
CC4DA938-E168-4806-BF87-839DB88CB8DA.jpeg
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ cho em hỏi cụ nhìn tranh này có nhận thấy hay có cảm xúc gì ko?
Cảm thụ vẻ đẹp của mỗi bức tranh ở mức cao nhất, đó là sau khi được trực tiếp gặp họa sĩ tác giả, (hoặc được những nhà phê bình hướng dẫn cách cảm thụ). Dó dó cháu không đưa ra bình luận (vì chưa được gặp trực tiếp họa sĩ Phạm Lực).

Cháu có thể đưa ra một ví dụ về cảm xúc, sau khi được hướng dẫn cách cảm thụ, cảm xúc khác hoàn toàn khi tự ngắm mà không có hướng dẫn. Ví dụ bức tranh "Starry night" của Van Gogh.

4_QFWJ.jpg


"Starry night" là một bức họa nổi tiếng của Van Gogh, nếu tự ngắm thì cũng đẹp, nhưng cảm xúc không mãnh liệt lắm. Nhưng nếu nhìn vào vòng tròn quay tít ở clip bên dưới khoảng 1 phút, sau đó quay trở lại ngắm bức họa "Starry night" bên trên, điều kỳ ảo sẽ hiện ra.

 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thưởng thức tranh mà được gặp chính họa sĩ tác giả là hoàn hảo nhất, đó là lý do vì sao những người sưu tầm tranh bỏ thời gian, tiền bạc, bay thậm chí nửa vòng trái đất để được gặp họa sĩ tác giả. Nếu họa sĩ không còn sống thì cần được những nhà phê bình lão luyện, cực kỳ am hiểu họa sĩ đó, hướng dẫn cảm thụ.

Còn tự ngắm tranh thì lâu lên level lắm.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ví dụ bức tranh "No.7" của họa sĩ Mark Rothko (1903 - 1970).

299n10819-3x6zb-02.jpg


Họa sĩ Mark Rothko vẽ bức tranh này năm 1951. Bức tranh có giá 82,4 triệu USD trong phiên đấu giá ngày 15/11/2021 tại nhà đấu giá Sotheby's.


Nếu chỉ tự ngắm bức tranh (qua màn hình điện thoại hoặc máy tính) thì không thể hiểu nổi tại sao 3 mảng màu đơn giản như vậy mà có giá hơn 80 triệu đô.

Nhưng hãy nghe bình luận của nhà sử gia nghệ thuật Katherine Kuh (1904 - 1994): Người xem như bị cuốn vào tranh. Các màu sắc như một không gian vô định mà mỗi người nhìn vào sẽ có cảm nhận và cảm xúc khác nhau. Kiệt tác không thể lặp lại hay bắt chước này mang đến cho người xem đặc quyền về trải nghiệm hình ảnh và soma.

Như vậy muốn có cảm xúc với bức tranh này cần phải:
(1) Xem trực tiếp, bởi vì bức tranh có kích thước 240,7 cm x 138,7cm (nghĩa là to hơn cả một cánh cửa). Xem trực tiếp để có cảm giác thực sự bị cuốn vào tranh hay không?
(2) Khi xem tranh cần phải có cảm xúc nào đó bị mắc kẹt trong cơ thể cần phải giải phóng ra ngoài (giống như liệu pháp điều trị tâm lý soma, xoa dịu tâm lý của bệnh nhân bằng các hình ảnh quang học). Sau khi xem tranh, tâm lý có thấy được xoa dịu không?

Bởi vì cháu chưa có cơ hội (1) + (2), cho nên cháu chỉ tạm dừng ở việc ghi nhớ bình luận của bà Katherine Kuh, để sau này tự trải nghiệm (nếu có cơ hội).
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Cảm thụ vẻ đẹp của mỗi bức tranh ở mức cao nhất, đó là sau khi được trực tiếp gặp họa sĩ tác giả, (hoặc được những nhà phê bình hướng dẫn cách cảm thụ). Dó dó cháu không đưa ra bình luận (vì chưa được gặp trực tiếp họa sĩ Phạm Lực).

Cháu có thể đưa ra một ví dụ về cảm xúc, sau khi được hướng dẫn cách cảm thụ, cảm xúc khác hoàn toàn khi tự ngắm mà không có hướng dẫn. Ví dụ bức tranh "Starry night" của Van Gogh.

4_QFWJ.jpg


"Starry night" là một bức họa nổi tiếng của Van Gogh, nếu tự ngắm thì cũng đẹp, nhưng cảm xúc không mãnh liệt lắm. Nhưng nếu nhìn vào vòng tròn quay tít ở clip bên dưới khoảng 1 phút, sau đó quay trở lại ngắm bức họa "Starry night" bên trên, điều kỳ ảo sẽ hiện ra.

À, những bức tranh nổi tiếng nước ngoài em ko nói, em nói về hội họa Việt Nam! Nói chung ấy.
Đương nhiên, đằng sau mỗi bức tranh sẽ là những câu chuyện hàng tầng ý nghĩa và đẳng cấp của họa sỹ là thể hiện nó ra bằng bức tranh của mình. Nhưng câu chuyện mà cụ chủ thớt vừa kể trên thì các cụ có thấy j ko? Có xúc động ko? Có suy tưởng ko? Và em hỏi lại, có thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ko? Mầu sắc của bức tranh có tác động vào não của các cụ ko? . Vâng, một bức tranh đẹp ít ra phải có tối thiểu những thứ đó chứ nhỉ?
Nếu chỉ kể về một câu chuyện, thì nhiếp ảnh lai phản ánh khá tốt, nó ko phải là những mơ mộng viển vông mà nó là những hiện thực đang xảy ra, nó cũng là tiếng nói, là tuyên ngôn và cũng làm nhiều người phải suy tưởng, trăn trở, hành động....
Em lấy ví dụ câu chuyện đằng sau bức ảnh đạt giải Pulitzer của Kevin Carter
ken-ken-va-em-be.jpg


Vâng, đằng sau bức ảnh này là những câu chuyện bi kịch của cả người chụp và người được chụp.

Đứa bé được chụp kia đang trong tình trạng hấp hối do phải nhịn đói nhiều ngày và đang lết đến trạm cứu trợ. Con kền kền kia đang chờ đứa bé chết để ăn thịt. Và anh nhà báo phải chờ rất lâu mới chụp được những khoảnh khắc như vậy. Nhưng khi bức ảnh được công bố, một làn sóng dư luận đã phản ứng ngược chiều, những câu hỏi tại sao anh ta ko cứu đứa bé? tại sao chỉ vì những khoảnh khắc đó mà nỡ nhìn một đứa trẻ hấp hối? đứa trẻ đó vế sau ra sao? lòng trắc ẩn của anh ta đâu? Họ bảo anh ta cũng không khác gì con kền kền ăn thịt kia khi không từ bỏ mục tiêu để cứu đứa bé. Và cuối cùng anh ta cũng tự tử mà chết khi không thể thoát ra được những hình ảnh, những nỗi đau, những oán trách..."Tôi hoàn toàn suy sụp, không điện thoại, không tiền thuê nhà, không tiền nuôi con, không tiền trả nợ... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về những đứa trẻ chết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình...". Và đến nay bức ảnh này có giá trị gấp nhiều lần những cuộc biểu tình hay các cuộc chiến. Và, cái chết của Kevin là bài học cho cả thế giới.

Tất cả những gì em muốn nói, nghê thuật đích thực là phải chạm được đến cảm xúc của con người, vì con người và làm cho con người vươn được tới những giá trị đẹp trong cuộc sống.
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,564
Động cơ
462,736 Mã lực
Em về xem tính nhân văn trong những bức tranh. Thế này cả đời của một ông hs chắc vẽ đc 2 bức. Bức nào cũng chạm đến cảm xúc và mang tính nhân văn cao cả thì vẽ khó quá nhỉ. Bức nào cũng mang con người đến với những giá trị cao đẹp thì không biết vẽ làm sao cho vừa đây. Khổ cho hs quá.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhưng khi bức ảnh được công bố, một làn sóng dư luận đã phản ứng ngược chiều, những câu hỏi tại sao anh ta ko cứu đứa bé? tại sao chỉ vì những khoảnh khắc đó mà nỡ nhìn một đứa trẻ hấp hối? đứa trẻ đó vế sau ra sao? lòng trắc ẩn của anh ta đâu? Họ bảo anh ta cũng không khác gì con kền kền ăn thịt kia khi không từ bỏ mục tiêu để cứu đứa bé. Và cuối cùng anh ta cũng tự tử mà chết khi không thể thoát ra được những hình ảnh, những nỗi đau, những oán trách
Khi bức ảnh được đăng tải thì Kevin Carter bị dư luận ném đá tơi bời, vì người ta chưa hiểu hoàn cảnh, cảm xúc của tác giả vào thời điểm chụp bức ảnh.
Cũng giống như tác phẩm của họa sĩ Phạm Lực bị bác chê là xấu thôi, vì bác chưa hiểu hoàn cảnh, cảm xúc của họa sĩ vào thời điểm sáng tác.
 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,564
Động cơ
462,736 Mã lực
À, những bức tranh nổi tiếng nước ngoài em ko nói, em nói về hội họa Việt Nam! Nói chung ấy.
Đương nhiên, đằng sau mỗi bức tranh sẽ là những câu chuyện hàng tầng ý nghĩa và đẳng cấp của họa sỹ là thể hiện nó ra bằng bức tranh của mình. Nhưng câu chuyện mà cụ chủ thớt vừa kể trên thì các cụ có thấy j ko? Có xúc động ko? Có suy tưởng ko? Và em hỏi lại, có thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ko? Mầu sắc của bức tranh có tác động vào não của các cụ ko? . Vâng, một bức tranh đẹp ít ra phải có tối thiểu những thứ đó chứ nhỉ?
Nếu chỉ kể về một câu chuyện, thì nhiếp ảnh lai phản ánh khá tốt, nó ko phải là những mơ mộng viển vông mà nó là những hiện thực đang xảy ra, nó cũng là tiếng nói, là tuyên ngôn và cũng làm nhiều người phải suy tưởng, trăn trở, hành động....
Em lấy ví dụ câu chuyện đằng sau bức ảnh đạt giải Pulitzer của Kevin Carter
ken-ken-va-em-be.jpg


Vâng, đằng sau bức ảnh này là những câu chuyện bi kịch của cả người chụp và người được chụp.

Đứa bé được chụp kia đang trong tình trạng hấp hối do phải nhịn đói nhiều ngày và đang lết đến trạm cứu trợ. Con kền kền kia đang chờ đứa bé chết để ăn thịt. Và anh nhà báo phải chờ rất lâu mới chụp được những khoảnh khắc như vậy. Nhưng khi bức ảnh được công bố, một làn sóng dư luận đã phản ứng ngược chiều, những câu hỏi tại sao anh ta ko cứu đứa bé? tại sao chỉ vì những khoảnh khắc đó mà nỡ nhìn một đứa trẻ hấp hối? đứa trẻ đó vế sau ra sao? lòng trắc ẩn của anh ta đâu? Họ bảo anh ta cũng không khác gì con kền kền ăn thịt kia khi không từ bỏ mục tiêu để cứu đứa bé. Và cuối cùng anh ta cũng tự tử mà chết khi không thể thoát ra được những hình ảnh, những nỗi đau, những oán trách..."Tôi hoàn toàn suy sụp, không điện thoại, không tiền thuê nhà, không tiền nuôi con, không tiền trả nợ... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về những đứa trẻ chết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình...". Và đến nay bức ảnh này có giá trị gấp nhiều lần những cuộc biểu tình hay các cuộc chiến. Và, cái chết của Kevin là bài học cho cả thế giới.

Tất cả những gì em muốn nói, nghê thuật đích thực là phải chạm được đến cảm xúc của con người, vì con người và làm cho con người vươn được tới những giá trị đẹp trong cuộc sống.
Cụ nghe con chim hót có hiểu không?
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
3,264
Động cơ
509,949 Mã lực
Các cụ toàn bàn chuyện cao siêu nhỉ. Em thì mỗi lần nhìn tranh chỉ nghĩ: Mua tranh rồi còn tiền đâu mua nhà để treo tranh?😂

Bức này của hs Lê Quý Tông, em mua đấu giá online nhân một sự kiện gây quỹ. Mua về hết chỗ, đành treo cạnh chậu rửa.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mỗi người 1 quan điểm, 1 cách thưởng thức nghệ thuật mà cụ.
Kiệt tác của Van Gogh còn bị ném súp cà chua.
"Điều gì đáng giá hơn, nghệ thuật hay cuộc sống?".
"Nó có giá trị hơn thức ăn không? Hơn cả công lý? Bạn quan tâm hơn đến việc bảo vệ bức tranh hay bảo vệ hành tinh và con người của chúng ta?".

 

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,564
Động cơ
462,736 Mã lực
Các cụ toàn bàn chuyện cao siêu nhỉ. Em thì mỗi lần nhìn tranh chỉ nghĩ: Mua tranh rồi còn tiền đâu mua nhà để treo tranh?😂

Bức này của hs Lê Quý Tông, em mua đấu giá online nhân một sự kiện gây quỹ. Mua về hết chỗ, đành treo cạnh chậu rửa.
Chơi tranh là phải đủ 3T Cụ nhỉ😍
 

ntdz27

Xe tải
Biển số
OF-38898
Ngày cấp bằng
22/6/09
Số km
372
Động cơ
474,819 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Một bức tranh đẹp tự nó sẽ toát lên cả về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật, sẽ ko cần mô tả diễn giải nhiều. Sao cần phụ đề thuyết minh đủ thứ câu chuyện xung quanh nó.
 

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
Vâng, nội dung thì ai cũng nhìn ra, nhưng nếu chỉ thế thì nhiếp ảnh còn tả tốt hơn, thật hơn. Và cụ xem dáng ngồi của người phụ nữ kia đi, trông rất hưởng thụ, thư giãn ấy:)
Thế thì ta lại cảm nhận người phụ nữ lạc quan dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào chứ :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Một bức tranh đẹp tự nó sẽ toát lên cả về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật, sẽ ko cần mô tả diễn giải nhiều. Sao cần phụ đề thuyết minh đủ thứ câu chuyện xung quanh nó.
"Đẹp" là một khái niệm trừu tượng của thẩm mỹ, văn hóa, tâm lý, xã hội học ...

Pythagore cho rằng "đẹp" là tỷ lệ vàng, Plato coi "đẹp" là Ý tưởng trên mọi ý tưởng khác, Aristotle coi "đẹp" là đức hạnh. Thời Trung cổ, "đẹp" là sự kết hợp của integritas (trọn vẹn), consonantia (hòa hợp), claritas (tỏa sáng). Thời đại khai sáng "đẹp" là "sự thống nhất trong sự đa dạng và sự đa dạng trong sự thống nhất". Tiếp nối là Thời kỳ lãng mạn, Ấn tượng, Hậu Ấn tượng, Biểu hiện, Lập thể, Siêu Thực, Trừu tượng, Kinetic, Tối giản, Nhận thức ...

Hội họa là một loại hình nghệ thuật mà tư duy của người sáng tạo tiến nhanh hơn mặt bằng tư duy chung của nhân loại. Một người bình thường, nếu không học, không đọc, về cơ bản thì tư duy nhận thức về "đẹp" thường dừng ở mức độ thời Trung Cổ ("đẹp" là sự kết hợp của integritas (trọn vẹn), consonantia (hòa hợp), claritas (tỏa sáng).
 

ntdz27

Xe tải
Biển số
OF-38898
Ngày cấp bằng
22/6/09
Số km
372
Động cơ
474,819 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
"Đẹp" là một khái niệm trừu tượng của thẩm mỹ, văn hóa, tâm lý, xã hội học ...

Pythagore cho rằng "đẹp" là tỷ lệ vàng, Plato coi "đẹp" là Ý tưởng trên mọi ý tưởng khác, Aristotle coi "đẹp" là đức hạnh. Thời Trung cổ, "đẹp" là sự kết hợp của integritas (trọn vẹn), consonantia (hòa hợp), claritas (tỏa sáng). Thời đại khai sáng "đẹp" là "sự thống nhất trong sự đa dạng và sự đa dạng trong sự thống nhất". Tiếp nối là Thời kỳ lãng mạn, Ấn tượng, Hậu Ấn tượng, Biểu hiện, Lập thể, Siêu Thực, Trừu tượng, Kinetic, Tối giản, Nhận thức ...

Hội họa là một loại hình nghệ thuật mà tư duy của người sáng tạo tiến nhanh hơn mặt bằng tư duy chung của nhân loại. Một người bình thường, nếu không học, không đọc, về cơ bản thì tư duy nhận thức về "đẹp" thường dừng ở mức độ thời Trung Cổ ("đẹp" là sự kết hợp của integritas (trọn vẹn), consonantia (hòa hợp), claritas (tỏa sáng).
Nghệ thuật cũng là vị nhân sinh, ít nhất cũng là với thế giới quan của người sáng tạo. Với mỗi thời đại, con người khác nhau có những cảm nhận cung bậc khác nhau tuy nhiên nó cũng có nguyên tắc chung, chính vì vậy nên ko phải tg nào qua đời thì tranh cũng lên giá. Ko phải nguệch ngoạc vài nét thì ra dc trừu tượng và hội họa cũng ko cần đính kèm nhiều câu chuyện giải thích dài dòng thì mới thấy đẹp.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top