[Funland] Các Cụ - Mợ có biết đến tạp chí "Việt Nam Ngày nay" được phát miễn phí không ạ?

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Em có biết về tờ báo miễn phí đặc biệt này qua mạng facebook.
Rất lạ là cách làm việc của tờ báo này là phát miễn phí cho người đọc.






















Tờ báo này đang rất được quan tâm và có tiếng vì những bài viết chất lượng, đậm tính nhân văn có thể hơi duy tình.
Nhưng những nhân vật trong tờ báo đề cập đến đều là những người dân bình thường, dân nghèo sống trong xã hội, cuộc sống đời thường của Họ, cách nhìn đậm tình người.
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Khác với Nạn phá rừng của VTV - người đồng bào dân tộc thiểu số.
Em chẳng muốn nói về những con người làm Văn hóa mà Vô văn hóa đến mức có thể lợi dụng những đồng bào thấp cổ bé họng như vậy vào mục đích của mình.

Bài viết này rất đáng để đọc, suy nghĩ , đoàn kết dân tộc và cùng yêu thương nhau nhiều hơn.


Những đồng bào lơ ngơ trên phố

Bạn sẽ không khó bắt gặp một người dân tộc thiểu số ngơ ngác trên đường phố Hà Nội những ngày này. Họ có thể vẫn mặc bộ quần áo thổ cẩm, hoặc không. Nhưng sự xa lạ của những con người lớn lên ở núi rừng giờ phải lưu lạc đi kiếm ăn, là không thể giấu diếm.

Chuyện của Chống

Lý A Chống đứng ở bến xe Mỹ Đình. Trong túi Chống không có một đồng cắc. Tiền xe đi từ Mù Căng Chải xuống Hà Nội cậu cũng không có mà trả. Chống gọi điện cho "anh Cường" (phóng viên ảnh Đỗ Mạnh Cường của Ngày Nay), người duy nhất mà Chống quen ở Hà Nội này, nhờ anh Cường ra đón và trả hộ tiền xe. Họ ngẫu nhiên quen nhau trong một lần Đỗ Mạnh Cường lên Mù Căng Chải chụp ảnh từ năm ngoái.

Chống cũng chẳng biết mô tả chỗ mình đứng như thế nào, chỉ biết “em đang đứng cạnh một cái xe màu vàng”. Làm sao tìm được “một cái xe màu vàng” ở giữa bến Mỹ Đình khổng lồ này, Chống không quan tâm, và cậu cũng chẳng có cách diễn đạt nào khác: chàng trai người Mông hoàn toàn mù chữ.

Lý A Chống xuống Hà Nội để đi kiếm việc làm. Nhà hết gạo, không có cả tiền mua thóc giống. Năm ngoái, thóc giống là do "anh Cường" cho. Năm nay muốn có thì phải xuống Hà Nội tìm việc làm. Chống đã xoay xở nhiều đường suốt từ ngày lấy vợ. Vì nhà ít ruộng, mỗi năm chỉ thu được 7-8 bao thóc, ăn được hơn nửa năm thì đã hết.

Những năm trước, Chống xuống huyện Mù Căng Chải đi làm thuê, đào đất cho người ta. Rồi Chống lên rừng, tìm cây táo rừng hái đem xuống bán. Bây giờ táo không hái được, việc ở huyện cũng vãn, Chống quyết định mình phải đi xuống Hà Nội, cho dù một chữ bẻ đôi không biết, tiếng Kinh nói cũng không sõi. Đầu tiên, cậu làm phụ hồ ở Mỹ Đình. Công việc chính là buộc thép để đổ bê tông. Nhưng Chống không kham nổi việc ấy. Làm công trình phải leo lên leo xuống tầng cao trong trời nắng gắt, còn mắt Chống thì rất kém: cậu là một người bạch tạng.

Lý A Chống sinh năm 1993, đã có vợ và một đứa con 7 tuổi. Cậu lấy vợ từ tuổi 15. Ngày xưa cũng có đi học. Nhưng những người bạch tạng bẩm sinh đã mắt kém, tới mức có thể liệt vào dạng người khiếm thị. Không có chế độ hỗ trợ riêng, việc học với họ là một cực hình - gần như không thể tiếp thu nổi. Mặc dù thể lực vẫn tốt, nhưng thị lực kém khiến cho khả năng lao động của Chống giảm đi rất nhiều.

Bây giờ Chống được "anh Cường" xin vào làm việc tại một trạm trộn bê tông. Công việc hàng ngày là dậy lúc 5-6h sáng, dọn vệ sinh khu trạm trộn. Mỗi tháng, Chống được trả hơn 4 triệu đồng và được nuôi ăn ở miễn phí. Thế là có tiền. Vợ chồng thoải mái hơn nhiều. Việc phù hợp với sức khỏe của Chống. Nhưng người quản lý trạm nhiều khi cũng gặp tình huống khó xử. Thỉnh thoảng có chuyên gia nước ngoài tới, cũng căn vặn về việc thuê Chống làm việc.

Người bạch tạng – mặc dù có một số lượng không nhỏ ở nước ta – không hề được xếp vào nhóm “người khuyết tật” mặc dù họ chắc chắn sẽ có thị lực vô cùng kém. Bây giờ thuê Chống làm việc là tạo điều kiện giúp cậu, cũng đã bố trí việc nhẹ, nhưng cũng lời ra tiếng vào...”

---***---

SH: Lại một câu chuyện nữa về lao động di cư, lần này, tác giả Hoàng Hối Hận sẽ đem đến cho bạn đọc Ngày Nay số phận của một chàng trai dân tộc thiểu số người Mông, không những không biết chữ, nói tiếng Kinh không sõi, chàng trai còn mang căn bệnh bạch tạng bẩm sinh, căn bệnh kì lạ khiến người mang nó có thể trạng rất yếu đuối và thị lực thì cực kém.

Số phận của Chống và những người đồng bào mình trên những nẻo đường li hương ra sao, mời quý vị đón đọc trên Ngày Nay, báo miễn phí duy nhất tại Việt Nam, số ra ngày 21/4/2016.

P/S: Số báo này như một số báo đặc biệt, hàng loạt bài viết cực kì chất lượng với các chủ đề như biển đảo Lý Sơn, sự gian lận trong đấu thầu và sử dụng dược liệu giả, Chuyện thu hoạch Ngô biến đổi gene ... đến chuyện Alibaba thâu tóm Ladaza và mối liên hệ tới Việt Nam của các tác giả có tên tuổi tập trung vào số này. Mời quý vị đón đọc Ngày Nay, báo miễn phí duy nhất tại Việt Nam, số ra ngày 21/4/2016.

‪#‎baomienphi‬

Bìa: Vợ chồng Chống trên chiếc xe trộn bê tông tại nơi làm việc. Ảnh:Cường Đỗ Mạnh


 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46


Không biết tôi đã nghe thấy ở đâu đó nói rằng, hạt muối ta sử dụng hàng ngày được chắt chiu từ sự mặn mòi của đất, và đất nơi đó được hình thành từ những giọt mồ hôi của diêm dân. Nhưng có lẽ sẽ là thiếu, nếu không nói thêm rằng, hạt muối mặn còn bởi mang theo cả nước mắt, nước mắt của người làm muối trên những cánh đồng. Đến khi nước mắt cạn khô, họ bỏ ruộng đi, để lại trên những cách đồng làm muối mênh mông nứt nẻ đó, chỉ còn lại những người già. Những người hoặc vướng bận chồng con, hoặc vì tuổi cao sức yếu.

Những diêm dân của đồng muối Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi có lẽ chưa bao giờ an nhàn, nhưng cũng chưa bao giờ, họ phải bỏ muối tìm kế sinh nhai nhiều như năm nay. Bà Võ Thị Thanh, 83 tuổi, sống cùng đứa cháu trong căn nhà trống trải, mỗi khi nắng gắt, bà lại lụi cụi vác cái trang, một dụng cụ để làm muối ra đồng. Hai đứa con bà, chúng nó bỏ đồng ruộng vào Sài Gòn bán hủ tiếu mưu sinh. Họ, những diêm dân đã chạm đến sự cùng cực của nghề, của giới hạn sinh tồn.

Có một điều nghịch lí tồn tại như một dấu hỏi với đất nước hơn 3000km bờ biển này là phải nhập khẩu muối, trong khi muối của diêm dân thì thừa thãi ê chề, giá rẻ như vứt đi, một bao muối 50kg mất bao công sức làm ra được bán với giá chưa tới 30.000 đồng. Chưa tới 1000đ/kg. Thậm chí với giá đó còn chẳng có người mua,.

Nghịch lí í xuất phát từ nhiều nguyên do, phần do chất lượng muối trong nước không đáp ứng yêu cầu, phần do chính sách quá chậm trễ trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh muối, nhưng dù nguyên nhân gì thì diêm dân cũng không đủ sức để giải quyết một mình, để tồn tại họ bắt buộc tham gia vào cuộc li hương, trở thành những nhân tố góp phần cho bài toán áp lực dân số ở các đô thị lớn càng thêm rắc rối.

Nước mắt mặn như muối – Đời nhạt như diêm dân. Bài viết của tác giả Linh Pham về những mảnh đời của những diêm dân còn trụ lại trên những cánh đồng muối nắng gắt ở Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. Chỉ có trên Ngày Nay, báo miễn phí duy nhất tại Việt Nam, số ra ngày 14/4/2016.
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Có lẽ, những người quanh khu vực Trường Chinh - Giải Phóng không lạ lẫm với cảnh một thanh niên đi lang thang với dòng chữ trên áo "Xin đừng đánh", kèm theo đó là số điện thoại của người thân. Đó là Minh, 26 tuổi, hàng xóm hay gọi là Minh "hấp".

Minh "hấp" có sở thích nghịch ngợm bấm chuông cửa các căn nhà trong xóm, và thích sờ vào người khác. Sở thích đó khiến Minh "hấp" nhiều khi về nhà với hàng chục vết bầm tím trên người và mặt mũi, người biết thì không sao, người lạ họ đánh Minh không thương tiếc. Có hôm, Minh về với vết chém sâu hoắm trên đầu, máu chảy ròng ròng ướt áo.

Bố của Minh, ông Bình ngậm ngùi kể: Minh sinh năm 1990, đến 6 tuổi, trí tuệ của Minh ngừng phát triển. Cái thời mà cả xã hội chưa có í thức về chứng tự kỉ, gia đình đã đưa Minh đi chạy chữa khắp các bệnh viện lớn nhỏ, kể cả các trại tâm thần, nhưng không chỗ nào đưa ra kết quả phù hợp với tình trạng của em.

Cuối cùng, gia đình đưa em vào trường Bình Minh, ngôi trường dành cho trẻ tự kỉ hiếm hoi thời đó. Nhưng trường chỉ trông trẻ dưới 18 tuổi, nên 8 năm nay, Minh "hấp" phải ở nhà. Gia đình cũng bó tay không biết làm thế nào với tình trạng của Minh, người thân Minh có sáng kiến viết lên tất cả những chiếc áo của em dòng chữ "Xin đừng đánh" kèm theo số điện thoại của gia đình.

Minh học đếm được từ một đến mười. Em có thể tự đếm được hai viên thuốc an thần để uống. Em có thể biết ngày hôm nay là thứ mấy, ngày mai là thứ mấy. Nhưng những điều tưởng chừng đơn giản như trời nắng hay mưa, bố em có nói đến hàng trăm lần, thì cứ năm phút em vẫn sẽ hỏi lại.

Minh không thể ngồi yên, em chạy nhảy khắp nhà, chân liên tục đập vào thành ghế, hai bàn tay đan vào nhau, miệng liên tục nói những điều không ai có thể hiểu được. Và thỉnh thoảng, em chạy lại hôn vào ngực áo của bố. Mỗi lần như thế, ông Bình chỉ biết nhìn con rồi cười, rồi khóc.

Dù sao, Minh vẫn may mắn bởi sinh ra và lớn lên tại thành phố. Tại các vùng sâu, vùng xa, các vùng quê hẻo lánh, những đứa trẻ sinh ra mắc phải chứng tự kỉ đều bị gọi chung là tâm thần. Những đứa trẻ mắc chứng tự kỉ thể nặng có thể bị nhốt trong buồng kín, cũi sắt hoặc xích như những con thú để tránh phiền hà cho người thân và cộng đồng. Những đứa khác bị bỏ mặc, không có nhận thức, chúng có thể ngã xuống ao chết đuối, lao ra đường gặp tai nạn mà chẳng mấy ai quan tâm.

Chưa có con số chính thức về trẻ tự kỷ tại Việt Nam, nhưng theo như tỷ lệ tại các quốc gia trên thế giới, khoảng hơn 60 trẻ sinh ra sẽ có một trẻ mắc phải căn "bệnh" này. Một tỉ lệ không nhỏ.

"Câu hỏi đặt ra ở đây: có bao nhiêu người Việt Nam có ý thức về tự kỷ? Những bậc cha mẹ; những thành viên cộng đồng; và ở trên cùng, là hệ thống chính sách về người khuyết tật, tất cả đều có vai trò trong cuộc đời của những người tự kỷ. Và tất cả đều đang tồn tại những lỗ hổng về nhận thức.

Nhiều bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ đang tập hợp lại. Họ thực hiện những chương trình xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ; thành lập các trung tâm; và thậm chí đang vận động chính sách để chữ “tự kỷ” xuất hiện trong những văn bản về người khuyết tật, để hoàn thiện môi trường cho những đứa trẻ tội nghiệp của mình.

Nhưng những nỗ lực ấy vẫn đơn lẻ. Và ngoài kia, những đứa trẻ như Minh vẫn đang chỉ biết trông vào dòng chữ viết trên lưng áo. “Xin đừng đánh”. Những đứa trẻ tội nghiệp ấy có thể không bị đánh bằng tay, nhưng khoảng trống về nhận thức sẽ còn tra tấn chúng bởi sự thờ ơ, từ gia đình đến cộng đồng."

---***---

Năm 2007, lần đầu tiên Đại hội đồng Liên hiệp quốc lấy ngày 02/4 làm ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ. Thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chứng Tự kỷ.

Để hưởng ứng, vào ngày 2/4 hàng năm, Autism Speaks, một tổ chức bênh vực người tự kỷ ở Mỹ có chiến dịch toàn cầu “Thắp đèn xanh lơ - Light It Up Blue” nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng đối với khuyết tật tự kỷ.

Chính vì lẽ đó, Bìa báo Ngày Nay số 22 ra thứ năm ngày 31.3.2016 quyết định lấy màu xanh lơ và hình ảnh của "Minh hấp", hi vọng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với những đứa trẻ không may mắn. Không những vậy, số này, còn có nhiều câu chuyện khác về thế giới kỳ lạ này.

Bắt đầu từ số này, ngoài các điểm thường xuyên, báo Ngày Nay sẽ hiện diện thêm tại tất cả các quán thuộc hệ thống cà phê Cộng tại Hà Nội. Mời quý vị đón đọc.

‪#‎baomienphi‬

 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46


Cách đây chưa lâu, trong một lần xem lại bộ phim "Chuyện tử tế" của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, suốt từ lúc đó đến bây giờ, trong đầu tôi cứ ám ảnh một đoạn lời bình trong phim, 30 năm đằng đẵng, nó như một câu hỏi, lại như một lời trách móc oán hờn gửi cho các thế hệ làm báo đương đại:

"Vì sao, khi chúng ta chưa có chính quyền trong tay, thì nhân vật của văn nghệ báo chí chủ yếu là những người nghèo khổ, một bác phu xe, một bé bán báo, một bé đi ở, một bà mẹ nghèo, một tiếng rao đêm...

Ngày nay, khi quyền hành đã về một mối, thì những người nghèo khổ, bất hạnh trong văn học, báo chí bỗng dưng biến mất. Y như đồng bào của chúng ta bây giờ rất xa lạ với sự nghèo khổ, hoặc giả những người nghèo khổ đã chạy sang thế giới bên kia cả rồi.


Ăn ở với nhau như vậy thì, không những chưa được tử tế cho lắm, mà còn ... đáng sợ."

Quả đúng vậy, đảo qua mặt báo, giờ đây chỉ thấy những vụ án tình tiền tù tội chi tiết đến ghê rợn. Sang hơn, là thông tin về những "ngôi sao" với cuộc sống xa hoa đầy quái đản, những thị dân dư dật mải mê tranh cãi hết ngày dài đến đêm thâu vì cuộc sống riêng tư của một cô ca sĩ... Thỉnh thoảng, có chăng vài thân phận khốn cùng được truyền thông đưa lên với mục đích lấy nước mắt và phục vụ cho việc gây quỹ nào đó.

Hàng triệu thân phận nghèo khổ khác trên đất nước này bị lãng quên.

An sinh - An ninh

An ninh tại TPHCM là chủ đề nóng bỏng kể từ khi bí thư Đinh La Thăng nhậm chức. Từ khi TP.HCM có tân bí thư thành uỷ, các biện pháp an ninh được thắt chặt. Lực lượng cảnh sát tuần tra thường xuyên hơn trên phố, các chuyên án được thành lập và đã bắt giữ được nhiều đối tượng.

Tuy nhiên, hành pháp chỉ là “ngọn” của vấn đề: bạn có thể cảm thấy yên tâm hơn khi di chuyển trên những con phố của các quận 1, quận 3 với những bóng áo xanh cảnh sát cơ động lòng vòng bên cạnh; nhưng cách đó hơn 10 cây số, ở quận 2, trong một khu trọ tồi tàn, không một lực lượng “trăm tay nghìn mắt” nào đảm bảo sự an toàn cho người dân nếu gốc của vấn đề là "an sinh" chưa được phần nào giải quyết.

Và khi mà tỷ lệ tội phạm ở TP.HCM trở thành một vấn đề nhức nhối, khi mà không còn một cư dân TP.HCM nào dám nghe điện thoại ngoài đường hay thậm chí là đeo túi xách khi di chuyển trên phố, thì vấn đề cần đặt dấu hỏi ở đây là an sinh xã hội đã được đảm bảo như thế nào.

Để biết những người cùng khổ trong các khu ổ chuột ở Quận 2, Quận 4, nơi tiềm ẩn sản sinh ra các thế hệ tội phạm hình sự mới bởi nghèo khổ, thất học, mưu sinh ra sao, mời bạn đọc theo bước chân của Đức Hoàng (Hoàng Hối Hận) đến nhà anh bán báo Tây bị mù, đến những công nhân của các khu công nghiệp ven đô. Họ sống mà luôn phải đối mặt với sự bất trắc hàng ngày.

Mặt trái của "cỗ máy xay người" khổng lồ Sài Gòn và những cư dân khốn khổ của nó. Chỉ có trên Ngày Nay, báo miễn phí duy nhất tại Việt Nam, số ra ngày 24.3.2016.


Ảnh bìa: Một đứa trẻ Việt Nam nhặt rác trên bãi rác tại "một nơi nào đó". Tác giả: Cu Trí
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46


Bàn chân của mẹ

Vốn ám ảnh bởi những đôi bàn chân phụ nữ, mấy lần đến Bắc Kinh, tôi đều cố gắng rẽ qua cửa hàng lưu niệm trước Tử Cấm Thành để mua vài đôi hài nhỏ xíu, những đôi hài chứa đựng một chiều dài lịch sử về người phụ nữ phong kiến xưa kia. Nó mang cả niềm tự hào lẫn bao đau đớn.

Điển tích xưa kể rằng, Triệu Phi Yến, một mỹ nữ trong hàng ngàn cung tần và là cung phi được sủng ái nhất của Hán Thành Đế. Mỗi khi nàng nhảy múa, trăng phải thẹn, mây phải ngừng trôi, đào liễu phải cúi mình.

Triệu Phi Yến thường cuốn dải lụa quanh đôi chân nhỏ xíu của mình khi múa hát khiến vị Hoàng đế say đắm ngẩn ngơ và đặt cho đôi chân nàng cái tên mỹ miều "Kim Liên tam thốn" tức là "Gót sen ba tấc".

"Kim Liên tam thốn dĩ thành mỹ nữ" trở thành tiêu chuẩn về cái đẹp. Các cung tần mỹ nữ khác vì muốn vua yêu đều bắt chước Triệu Phi Yến ép đôi chân mình thật bé bằng các dải lụa. Từ đó, hình thành nên tập tục bó chân của phụ nữ con nhà quyền quý ngày xưa, mặc dù nó gây ra bao đau đớn, và tiêu chuẩn "gót sen" phần nào ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Phụ nữ, họ ngâm chân bằng đủ thứ thảo mộc, muối khoáng thậm chí là sữa tươi, họ tỉa tót nó bằng những màu sắc sặc sỡ và đeo vào đó những đôi giày cao gót điệu đà. Đó luôn là một phần tạo nên vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại.

Nhưng, có những đôi bàn chân lại mang sứ mệnh khác, nó được dùng để mưu sinh nuôi gia đình, nuôi con cái ăn học. Đó là đôi bàn chân của những người phụ nữ trên Phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế.


Tại Phá Tam Giang, không khó để nhìn thấy những người phụ nữ cả ngày dầm mình dưới nước, đôi bàn chân họ dò dẫm từng cm dưới bùn để tìm những con ngao. Bàn chân khéo léo thay bàn tay quặp lấy con ngao rồi đưa lên thúng. Nắng rát trên đầu, nước lạnh dưới chân, ngày này qua ngày khác.

Những đôi bàn chân ấy đi hàng vạn dặm dưới bùn mang biết bao cơ cực, nó mang cả kiếp nhân sinh trong từng vết nứt nẻ. Cuộc đời họ, có thể nói, gói gọn vào những bàn chân.


Đó là hình ảnh của bìa báo Ngày Nay, báo miễn phí duy nhất tại Việt Nam, số 20, ra ngày 17.3.2016. Mời độc giả đón xem.

Ảnh bìa: Xuân Trường
 

Cad pro

Xe máy
Biển số
OF-433599
Ngày cấp bằng
30/6/16
Số km
57
Động cơ
214,110 Mã lực
Khác với Nạn phá rừng của VTV - người đồng bào dân tộc thiểu số.
Em chẳng muốn nói về những con người làm Văn hóa mà Vô văn hóa đến mức có thể lợi dụng những đồng bào thấp cổ bé họng như vậy vào mục đích của mình.

Bài viết này rất đáng để đọc, suy nghĩ , đoàn kết dân tộc và cùng yêu thương nhau nhiều hơn.


Những đồng bào lơ ngơ trên phố

Bạn sẽ không khó bắt gặp một người dân tộc thiểu số ngơ ngác trên đường phố Hà Nội những ngày này. Họ có thể vẫn mặc bộ quần áo thổ cẩm, hoặc không. Nhưng sự xa lạ của những con người lớn lên ở núi rừng giờ phải lưu lạc đi kiếm ăn, là không thể giấu diếm.

Chuyện của Chống

Lý A Chống đứng ở bến xe Mỹ Đình. Trong túi Chống không có một đồng cắc. Tiền xe đi từ Mù Căng Chải xuống Hà Nội cậu cũng không có mà trả. Chống gọi điện cho "anh Cường" (phóng viên ảnh Đỗ Mạnh Cường của Ngày Nay), người duy nhất mà Chống quen ở Hà Nội này, nhờ anh Cường ra đón và trả hộ tiền xe. Họ ngẫu nhiên quen nhau trong một lần Đỗ Mạnh Cường lên Mù Căng Chải chụp ảnh từ năm ngoái.

Chống cũng chẳng biết mô tả chỗ mình đứng như thế nào, chỉ biết “em đang đứng cạnh một cái xe màu vàng”. Làm sao tìm được “một cái xe màu vàng” ở giữa bến Mỹ Đình khổng lồ này, Chống không quan tâm, và cậu cũng chẳng có cách diễn đạt nào khác: chàng trai người Mông hoàn toàn mù chữ.

Lý A Chống xuống Hà Nội để đi kiếm việc làm. Nhà hết gạo, không có cả tiền mua thóc giống. Năm ngoái, thóc giống là do "anh Cường" cho. Năm nay muốn có thì phải xuống Hà Nội tìm việc làm. Chống đã xoay xở nhiều đường suốt từ ngày lấy vợ. Vì nhà ít ruộng, mỗi năm chỉ thu được 7-8 bao thóc, ăn được hơn nửa năm thì đã hết.

Những năm trước, Chống xuống huyện Mù Căng Chải đi làm thuê, đào đất cho người ta. Rồi Chống lên rừng, tìm cây táo rừng hái đem xuống bán. Bây giờ táo không hái được, việc ở huyện cũng vãn, Chống quyết định mình phải đi xuống Hà Nội, cho dù một chữ bẻ đôi không biết, tiếng Kinh nói cũng không sõi. Đầu tiên, cậu làm phụ hồ ở Mỹ Đình. Công việc chính là buộc thép để đổ bê tông. Nhưng Chống không kham nổi việc ấy. Làm công trình phải leo lên leo xuống tầng cao trong trời nắng gắt, còn mắt Chống thì rất kém: cậu là một người bạch tạng.

Lý A Chống sinh năm 1993, đã có vợ và một đứa con 7 tuổi. Cậu lấy vợ từ tuổi 15. Ngày xưa cũng có đi học. Nhưng những người bạch tạng bẩm sinh đã mắt kém, tới mức có thể liệt vào dạng người khiếm thị. Không có chế độ hỗ trợ riêng, việc học với họ là một cực hình - gần như không thể tiếp thu nổi. Mặc dù thể lực vẫn tốt, nhưng thị lực kém khiến cho khả năng lao động của Chống giảm đi rất nhiều.

Bây giờ Chống được "anh Cường" xin vào làm việc tại một trạm trộn bê tông. Công việc hàng ngày là dậy lúc 5-6h sáng, dọn vệ sinh khu trạm trộn. Mỗi tháng, Chống được trả hơn 4 triệu đồng và được nuôi ăn ở miễn phí. Thế là có tiền. Vợ chồng thoải mái hơn nhiều. Việc phù hợp với sức khỏe của Chống. Nhưng người quản lý trạm nhiều khi cũng gặp tình huống khó xử. Thỉnh thoảng có chuyên gia nước ngoài tới, cũng căn vặn về việc thuê Chống làm việc.

Người bạch tạng – mặc dù có một số lượng không nhỏ ở nước ta – không hề được xếp vào nhóm “người khuyết tật” mặc dù họ chắc chắn sẽ có thị lực vô cùng kém. Bây giờ thuê Chống làm việc là tạo điều kiện giúp cậu, cũng đã bố trí việc nhẹ, nhưng cũng lời ra tiếng vào...”

---***---

SH: Lại một câu chuyện nữa về lao động di cư, lần này, tác giả Hoàng Hối Hận sẽ đem đến cho bạn đọc Ngày Nay số phận của một chàng trai dân tộc thiểu số người Mông, không những không biết chữ, nói tiếng Kinh không sõi, chàng trai còn mang căn bệnh bạch tạng bẩm sinh, căn bệnh kì lạ khiến người mang nó có thể trạng rất yếu đuối và thị lực thì cực kém.

Số phận của Chống và những người đồng bào mình trên những nẻo đường li hương ra sao, mời quý vị đón đọc trên Ngày Nay, báo miễn phí duy nhất tại Việt Nam, số ra ngày 21/4/2016.

P/S: Số báo này như một số báo đặc biệt, hàng loạt bài viết cực kì chất lượng với các chủ đề như biển đảo Lý Sơn, sự gian lận trong đấu thầu và sử dụng dược liệu giả, Chuyện thu hoạch Ngô biến đổi gene ... đến chuyện Alibaba thâu tóm Ladaza và mối liên hệ tới Việt Nam của các tác giả có tên tuổi tập trung vào số này. Mời quý vị đón đọc Ngày Nay, báo miễn phí duy nhất tại Việt Nam, số ra ngày 21/4/2016.

‪#‎baomienphi‬

Bìa: Vợ chồng Chống trên chiếc xe trộn bê tông tại nơi làm việc. Ảnh:Cường Đỗ Mạnh


Bác HHH này viết rất tốt này
Rất sắc, rất thật, có đầu tư
Mặc dù không phải bài nào em cũng đồng ý với bác ấy
Cơ mà vẫn follow bác ấy như thường
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Bác HHH này viết rất tốt này
Rất sắc, rất thật, có đầu tư
Mặc dù không phải bài nào em cũng đồng ý với bác ấy
Cơ mà vẫn follow bác ấy như thường
Những cây bút trong tờ báo này theo em biết đều có tiếng trong làng báo.
Em nói thật là còn đáng để đọc và mất thời gian hơn so với nhiều chuyên mục trên VTV ( đó là bản thân em)
Khi báo chí hiện nay đi về khai thác đời tư sao xẹt và những bài viết lá cải quá nhiều.

Tờ báo miễn phí đặc biệt này như một món ăn đặc sản hiếm hoi với những độc giả biết đọc.
 

Cad pro

Xe máy
Biển số
OF-433599
Ngày cấp bằng
30/6/16
Số km
57
Động cơ
214,110 Mã lực
Những cây bút trong tờ báo này theo em biết đều có tiếng trong làng báo.
Em nói thật là còn đáng để đọc và mất thời gian hơn so với nhiều chuyên mục trên VTV ( đó là bản thân em)
Khi báo chí hiện nay đi về khai thác đời tư sao xẹt và những bài viết lá cải quá nhiều.

Tờ báo miễn phí đặc biệt này như một món ăn đặc sản hiếm hoi với những độc giả biết đọc.
Thế ạ
Phát ở đâu thế cụ để em đi lượm?
Mấy cái đời tư sao xẹt đó em cũng không quan tâm
Lãng phí thời gian
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Thế ạ
Phát ở đâu thế cụ để em đi lượm?
Mấy cái đời tư sao xẹt đó em cũng không quan tâm
Lãng phí thời gian
Phát miễn phí ở trước Bệnh Viện Việt Đức, Bệnh viện K
Trường ĐHBK
Các quán cà phê ở Triệu Việt Vương .
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,802
Động cơ
230,701 Mã lực
Tờ này e biết 1 vài người cũng khá được
 

Ut.Minh

Xe container
Biển số
OF-133798
Ngày cấp bằng
9/3/12
Số km
6,881
Động cơ
427,380 Mã lực
Nơi ở
HCM
Phát miễn phí ở trước Bệnh Viện Việt Đức, Bệnh viện K
Trường ĐHBK

Các quán cà phê ở Triệu Việt Vương .
Em cũng tô đậm hỏi cụ
Tờ báo này thuê cụ seeding bao nhiêu KPI đấy ạ
;))
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Tờ này e biết 1 vài người cũng khá được
Họ là quy tụ của một tập thể, muốn mang đến cho độc giả cách nhìn chân thực về cuộc sống, xã hội.
Điều em thích là những bài viết đậm tính nhân văn, về những con người, thân phận tầng lớp dưới trong xã hội hiện tại.

Cách Họ viết không cường điệu, không phê phán, chỉ như muốn giang rộng vòng tay nhân ái, đoàn kết trong xã hội giữa TÌNH NGƯỜI một điều như xa xỉ trong cuộc sống thời đại KIM TIỀN.

Tờ báo này có lẽ cũng là tờ báo duy nhất của VN có mặt tại Thư viện Widener của Đại học Harvard lừng danh thế giới.





 
Chỉnh sửa cuối:

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Em cũng tô đậm hỏi cụ
Tờ báo này thuê cụ seeding bao nhiêu KPI đấy ạ
;))
Thế là Cụ đánh giá quá thấp những người làm ra tờ báo này rồi. Họ chẳng cần thiết phải thuê Seeding.
Họ đều là những người có danh , có tiếng trong làng báo.
Họ đang sử dụng biện pháp "Hữu xạ tự nhiên hương"
Cái gì quý giá, hương của nó tất nhiên sẽ lan xa và Người mách Người, Người chỉ cho Người tìm đến thôi


Em mà đã chỉ thì mọi người đều tin tưởng bởi vì em được đánh giá trên cộng đồng mạng là độc giả khó tính vô cùng đấy VTV em còn phê phán ...

Không phải tờ báo nào em cũng Chỉ , cũng Mách như vậy :D
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,802
Động cơ
230,701 Mã lực
Em cũng xác nhận tờ này cách làm khá lạ, có nhẽ theo mô hình freemium :D
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Hiệp hội CLB Unesco hả em Moon?
 

Ut.Minh

Xe container
Biển số
OF-133798
Ngày cấp bằng
9/3/12
Số km
6,881
Động cơ
427,380 Mã lực
Nơi ở
HCM
Thế là Cụ đánh giá quá thấp những người làm ra tờ báo này rồi. Họ chẳng cần thiết phải thuê Seeding.
Họ đều là những người có danh , có tiếng trong làng báo.
Họ đang sử dụng biện pháp "Hữu xạ tự nhiên hương"
Cái gì quý giá, hương của nó tất nhiên sẽ lan xa và Người mách Người, Người chỉ cho Người tìm đến thôi


Em mà đã chỉ thì mọi người đều tin tưởng bởi vì em được đánh giá trên cộng đồng mạng là độc giả khó tính vô cùng đấy ...Không phải tờ báo nào em cũng Chỉ , cũng Mách như vậy :D
Em không đánh giá thấp 1 ai và nghề của ai cả. Ai cũng có nghề riêng miễn không phạm pháp thì được tôn trọng thôi.
Em viết theo cảm nhận của em nhé.
Nếu cụ là độc giả bình thường thì không có phong cách còm thế này. Những điểm mạnh của tờ báo theo demo seeding được tô đậm thì chỉ có seeder mới làm thế ( nhưng cách này giờ thô lắm vì đa số dân cư mạng họ đã biết seeding là gì :D ). Người độc giả bình thường họ chỉ viết bình thường thôi, hờ hờ
Thôi cụ cứ làm ăn đê em không phá cụ nữa :D
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46


Chiến dịch săn cáo


"Tháng 3/2015, truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định: có ít nhất 150 quan chức nước này đã trốn sang Mỹ. Đồng thời, chính phủ Bắc Kinh gửi cho Washington một bản danh sách “những mục tiêu ưu tiên” mà họ đang nhắm tới.

Đó là một phần của “Chiến dịch săn cáo” - một cuộc tập kích song song với Đả hổ diệt ruồi - hướng tới những nghi can trong các vụ án kinh tế đã trốn chạy ra nước ngoài.

Cùng với nỗ lực bắt người, Trung Quốc còn muốn tìm cách thu hồi số tài sản mà những kẻ này đã tẩu tán.

Nước Mỹ, cùng với Australia và Canada từ lâu đã được xem là điểm đến lý tưởng của những tội phạm kinh tế Trung Quốc.

Với chính sách khuyến khích đầu tư, một người nước ngoài có thể có tư cách thường trú nhân tại các quốc gia này với một giá không quá đắt (khoảng 500.000 USD cho visa đầu tư). Cả ba nước này đều không có hiệp định dẫn độ với Trung Quốc, dù Bắc Kinh đã nhiều lần kêu gọi hợp tác.

Năm 2014, một quan chức ngoại giao Trung Quốc đã phải thốt lên rằng các nước trên “tỏ thái độ thờ ơ” trước việc ký kết hiệp định dẫn độ với Bắc Kinh, vì lý do họ mang “định kiến về hệ thống luật pháp Trung Quốc”.

Theo con số tạm tính, thì từ năm 1990, đã có từ 16.000 đến 18.000 “con cáo” đã trốn khỏi đất nước, ôm theo khối tài sản lên tới 800 tỷ Nhân dân tệ, tương đương với 135 tỷ USD.

Trước sự kêu gọi của Trung Quốc, Mỹ đáp lại rất chừng mực: “Chúng tôi tiếp tục khuyến khích Trung Quốc cung cấp thêm bằng chứng và thông tin tình báo để đảm bảo rằng các cơ quan hành pháp của Mỹ có thể điều tra và khởi tố những cá nhân được cáo buộc tham nhũng này”.

Vì chưa có hiệp định dẫn độ, nên trường hợp khả quan nhất, là Mỹ có thể tự khởi tố những cựu quan chức này với bằng chứng mà Bắc Kinh cung cấp, rồi sau đó trục xuất họ về nước.

Cách đây 10 năm, một vụ án kinh tế lớn diễn ra tại ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) chi nhánh Quảng Đông cũng đã tạo ra một cuộc điều tra chung, khi nhiều nghi phạm trốn sang Mỹ. Một số bị khởi tố trên đất Mỹ, và bị trục xuất về Trung Quốc. Nhưng đó vẫn là những trường hợp “săn cáo” thành công hiếm hoi trên đất Mỹ.

Theo báo chí Trung Quốc, thì từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015, nước này đã đưa được 49 nghi can kinh tế từ 17 quốc gia khác nhau về nước để xét xử. Con số này vẫn là rất nhỏ nếu xét đến phong trào xin visa nước ngoài để thoát án vốn đã thịnh hành tại Trung Quốc trong suốt 2 thập kỷ qua.

---***---

Bạn sẽ làm gì nếu có vài triệu USD và có nguy cơ bị khởi tố trong nay mai? Rất nhiều chính phủ đã nghĩ điều đó giùm bạn: hãy đầu tư vào nước họ, bạn sẽ nhận một tấm hộ chiếu hoặc visa định cư dài hạn. Hộ chiếu EU giá bao nhiêu? Hơn 1 triệu USD. Còn Carribe với cát trắng nắng vàng? Rẻ hơn nữa, chỉ vài trăm nghìn.

---***---

Khi visa là hàng hoá

Có khá nhiều nước phát triển hiện nay thu hút nguồn vốn đầu tư và gia tăng ngân khố bằng việc bán tư cách thường trú nhân, hay thậm chí là quốc tịch. Chương trình EB-5 của Mỹ cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều. Một trong những quan điểm phổ biến nhất: điều này sẽ tạo cơ hội cho những người giàu rửa tiền xuyên quốc gia.

Hiện nay, chương trình cấp visa định cư hoặc quốc tịch đang có mặt tại 20 quốc gia, bao gồm Mỹ, châu Âu và một số quốc đảo Carribe.

Mức giá dao động trong khoảng từ vài trăm nghìn đến vài triệu USD. Ví dụ, Bulgaria yêu cầu nhà đầu tư mua tối thiểu là 700.000 USD trái phiếu chính phủ trong vòng 5 năm, hay như quốc đảo St. Kitts & Nevis ở Carribe chỉ đòi 400.000 USD đầu tư vào bất động sản hoặc là ngành công nghiệp mía đường của nước này.

Một số nước bán hẳn quốc tịch, như Malta: nhà đầu tư cần đem vào một khoản tiền 650.000 euro và mua một bất động sản có giá trị ít nhất 350.000 euro, cộng thêm một ít “tiền lẻ” vài chục nghìn euro nếu muốn đưa theo cả vợ con.

Malta là một điểm đến rất hấp dẫn bởi hộ chiếu của nước này đồng nghĩa với việc có thể tự do đi lại trên toàn châu Âu (Malta là thành viên của EU). Quy định của họ thậm chí thoáng đến mức người nộp đơn xin nhập tịch không cần phải sống ở quốc đảo này.

Một số nước EU khác, sau khi Malta tung ra chương trình Nhà đầu tư cá nhân này, đã lên tiếng phản đối vì cho rằng nước này đang “bán hộ chiếu”.

Nhưng Malta không phải là nước duy nhất ở EU sử dụng tư cách công dân để thu hút vốn đầu tư: đảo Cyprus cũng có một chương trình tương tự, chỉ có điều giá đắt hơn chút ít. Nhà đầu tư cần bỏ ra đến 2 triệu euro để có thể trở thành công dân của nước này."

---***---

Bài viết của Đức Hoàng, chỉ có trên Ngày Nay, tạp chí miễn phí duy nhất tại Việt Nam số 38 ra ngày 21/7/2016, về vấn đề nhập quốc tịch bằng cách bỏ tiền ra mua.





Tờ báo này không bán nhé các Cụ - Mợ
Bài viết chất lượng.
Em không biết khi phát hành ra tờ báo này có lãnh đạo nào đứng sau hay không ?
Em cũng không hiểu với cách phát hành miễn phí, những bài báo có chất lượng như thế đến với độc giả thì nguồn kinh phí Họ lấy ở đâu ra.

Nhưng cách làm của Họ thật khác cũng như những bài viết tràn lan trên các báo chí VN về sao xẹt, hay cả những chương trình rởm rít , những bình luận viên mặt non choẹt trả lời từ câu hỏi phỏng vấn cũng ấm ở của VTV
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Em không đánh giá thấp 1 ai và nghề của ai cả. Ai cũng có nghề riêng miễn không phạm pháp thì được tôn trọng thôi.
Em viết theo cảm nhận của em nhé.
Nếu cụ là độc giả bình thường thì không có phong cách còm thế này. Những điểm mạnh của tờ báo theo demo seeding được tô đậm thì chỉ có seeder mới làm thế ( nhưng cách này giờ thô lắm vì đa số dân cư mạng họ đã biết seeding là gì :D ). Người độc giả bình thường họ chỉ viết bình thường thôi, hờ hờ
Thôi cụ cứ làm ăn đê em không phá cụ nữa :D
Haha phong cách viết của NLK em là Moon lúc nào em chẳng tô đậm, trước em còn bôi xanh bôi đỏ, chứ tím trên các forum cơ :D
Cụ biết em mà không biết điều đó sao ?
Còn ai thuê được Thánh Cô em làm seeding người đó quá kỳ lạ, chẳng ai thuê nổi đâu.

Em hoạt động từ xưa trên mạng xã hội tại VN em đã tính đúng kiểu Alone Wolf
Rất cô độc, đánh giá tất cả mọi việc qua bộ lọc của bản thân mình, hành động một mình không có tổ chức.

Người như em cực kỳ khó trị - Nhưng cũng cực kỳ có lòng tin với công dân mạng.
Em mà chê nơi nào thì cũng chẳng có sai :D
Em mà khen nơi nào thì chỉ có đúng :D
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
báo chí giờ cho không em cũng không đọc
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top