[Funland] Các cụ giúp em tiếng Anh toán tiểu học với

KIA Q7

Xe tăng
Biển số
OF-75034
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
1,663
Động cơ
436,410 Mã lực
Tuổi
55
Em hỏi khí không phải chứ bằng cấp cao nhất của cụ là gì ạ, hơn hay kém bác gái? Em chỉ là KS quèn nhưng chẳng thấy lép vế trước bà TS ở nhà tý nào.
Gấu em cũng TS lại còn giảng viên ĐH nhưng mà tiếng Anh kiểu này chắc cũng trượt vỏ chuối... Em may cũng học chuyên toán hồi bé nên mặc dù tiếng Anh dốt nhưng ngồi "đoán" giống cụ, hé hé... Em chắc cũng hướng F1 học tiếng Anh qua toán thoai, chắc ra Đinh Lễ có sách kiểu này mua luôn cho nhanh ko nhỉ?

Em thấy cụ nào học tốt Toán, tư duy xã hội cũng sẽ nhanh và tốt hơn, em khuyến khích F1 em giỏi toán và tiếng anh, + đàn ca sáo nhị để sau còn đẽo C(G)ái đẹp ;) Như bác Trung Hà giỏi toán, làm kinh tế hơi bị siêu, đội lãnh đạo FPT cũng toàn dân Toán ra ;)
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
5,941
Động cơ
465,722 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Mợ "Anh Mách của em" chắc ngày xưa đi học thông minh giỏi toán :D
Cụ dịch đúng đấy ạ. Toàn bộ bài tập cụ dịch cực chuẩn luôn. Nó thực ra là giá trị ngoại lệ. Nhưng mà nếu giảng từ ấy cho em bé thì không hiểu bé có hiểu không nên dùng đột biến cho cháu dễ hiểu thôi ạ. Nó nôm na là cách giải thích nào diễn tả tốt nhất sự ảnh hưởng của giá trị ngoại lệ/đột biến lên giá trị trung bình của những dữ liệu sau:

A. Giá trị ngoại lệ/đột biến lớn hơn một chút so với giá trị trong list
B. Lớn hơn
C. Nhỏ hơn
D. Không ảnh hưởng

Thế là cụ chủ đã giải thích được cho cháu rùi. Các tháng 1,2,4,5 đều trong khoảng 100. Riêng tháng 3 nó lên tới 545. Nó chính là đột biến hay còn gọi là giá trị ngoại lệ và nó lớn hơn rất nhiều ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

wall

Xe tăng
Biển số
OF-60975
Ngày cấp bằng
5/4/10
Số km
1,708
Động cơ
453,090 Mã lực
Em hỏi khí không phải chứ bằng cấp cao nhất của cụ là gì ạ, hơn hay kém bác gái? Em chỉ là KS quèn nhưng chẳng thấy lép vế trước bà TS ở nhà tý nào.
Dạ em cũng như cụ, bằng cấp kém Gấu mấy phần, nhưng em nhiều hơn, hí hí.... Ví dụ em có hẳn vài cái CHỨNG CHỈ CHỨNG KHOÁN chẳng hạn, Gấu làm gì có :))

nhưng Gấu em nể em 1 phép, vì em mà chém gió thì .. phần phật, hệ hệ... Kệ chứ Gấu em TS dùng cho công việc thôi, về nhà vẫn phục vụ em chu đáo và cẩn trọng, hí hí
 

KIA Q7

Xe tăng
Biển số
OF-75034
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
1,663
Động cơ
436,410 Mã lực
Tuổi
55
Gấu nhà em nể em khoản khác. Nói riêng với cụ thôi nhé, thỉnh thoảng em vẫn phải huống vụng Vitamin E và húp trộm lòng đỏ trứng gà sống đấy. Chỉ có Viagra là chưa cần dùng đến thôi.
Dạ em cũng như cụ, bằng cấp kém Gấu mấy phần, nhưng em nhiều hơn, hí hí.... Ví dụ em có hẳn vài cái CHỨNG CHỈ CHỨNG KHOÁN chẳng hạn, Gấu làm gì có :))

nhưng Gấu em nể em 1 phép, vì em mà chém gió thì .. phần phật, hệ hệ... Kệ chứ Gấu em TS dùng cho công việc thôi, về nhà vẫn phục vụ em chu đáo và cẩn trọng, hí hí
 

Thichcuala

Xe buýt
Biển số
OF-120158
Ngày cấp bằng
11/11/11
Số km
732
Động cơ
389,230 Mã lực
Nơi ở
TTH
Em cũng đoán là câu B. Khó phết nhờ
Sang năm F1 nhà em cũng học lớp 3 rồi. lo quá!
 

wall

Xe tăng
Biển số
OF-60975
Ngày cấp bằng
5/4/10
Số km
1,708
Động cơ
453,090 Mã lực
Toán cho F1 lớp 3 xong rồi, đến mục chém gió rồi mà các cụ, khà khà, hà hà
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,904
Động cơ
958,662 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Hic, mới đọc cái đề mà thấy ngu hết cả người ~X(
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,292
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Em thấy cái định nghĩa này có vẻ trúng:

An outlying observation, or outlier, is one that appears to deviate markedly from other members of the sample in which it occurs.

Một điều đột biến quan sát được, hoặc "giá trị đột biến" là một sự việc tách rời ghi nhận được (lấy) từ các thành phần của tập hợp chứa sự vật đó.

Vậy cái outlier này dịch là Giá trị đột biến như có bác đã nói ở trên là ổn bác ạ.

Nôm na: tìm thằng nào lòi ra từ đống rơm! :)):))
 

hieuorbis

Xe buýt
Biển số
OF-54345
Ngày cấp bằng
5/1/10
Số km
698
Động cơ
455,940 Mã lực
Không tin là toán lớp 3.
Thực ra bài toán này không phải là khó, sao các cụ cứ kêu khó là sao. Vấn đề mấu chốt chỉ là câu tiếng Anh (outlier) thôi. Nếu dịch và hiểu đúng nghĩa câu outlier thì em nghĩ hầu hết học sinh lớp 3 đều trả lời được mà. Vì thực ra như F1 nhà em có thể dịch được hết nhưng không hiểu cái outlier là cái gì nên mới quay sang hỏi em.

Cuối cùng thì OF toàn các bậc cao thủ đã giúp em ghi điểm trong mắt F1 nhé. Cuối cùng xin đội ơn toàn thể các cụ các mợ nhà ta ạ
 

stevejob

Xe buýt
Biển số
OF-80477
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
909
Động cơ
421,740 Mã lực
Đây là một bài tập trắc nghiệm nôm na thía này ạ: "Câu nào đúng nhất thỏa mãn điều kiện của các giá trị đã cho trên đây". Cái này cụ phải dịch meaning into word chứ không nên dịch word to word cụ ạ. Tức là dịch nghĩa chứ không dịch từ với từ ạ.

Tất nhiên nó còn liên quan đến toàn bộ nội dung bài tập của cháu nữa cụ ạ. Khi cụ có nội dung thì mới giải thích được rõ hơn ạ.
Cụ hiểu vầy chưa đúng roài...
 

stevejob

Xe buýt
Biển số
OF-80477
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
909
Động cơ
421,740 Mã lực
Sau khi đọc toàn bộ bài tập thì em thấy thế này. Đây là một bài tập có vẻ dành cho bố cháu đang học thạc sĩ quản trị kinh doanh. Cụ nào dịch "Đột biến" là đúng nhất. Các tháng 1,2,4,5 đều deposit dao động từ 115 - 130. Riêng March đột biến 545$.
cái nì cụ chuẩn, hay F1 nhà cụ chủ cũng đang học MBA
 

stevejob

Xe buýt
Biển số
OF-80477
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
909
Động cơ
421,740 Mã lực
Có một vài khái niệm về xác suất thống kê:

Outlier là giá trị ngoại lệ (hay số ngoại lai), chẳng hạn trong các số 3, 5, 6, 12 thì 12 là giá trị ngoại lệ (lớn hơn hẳn các giá trị khác), trong các số 100, 120, 130, 30 thì 30 là giá trị ngoại lệ (nhỏ hơn hẳn các giá trị khác).

Mean: giá trị trung bình = tổng các giá trị trong một tập hữu hạn dữ liệu chia cho số các giá trị, ví dụ giá trị trung bình của 2,4,6,12 là (2+4+6+12)/4 =8.

Các giá trị ngoại lệ nếu lớn/nhỏ có xu hướng làm tăng/giảm giá trị trung bình so với các giá trị khác. Trong ví dụ trên 12 làm cho giá trị trung bình (8) hơn hẳn các giá trị khác (giá trị trung bình của 2,4,6 chỉ là (2+4+6)/3=4)

Bài trên nếu dịch ra tiếng Việt thì như sau:

Khẳng định nào sau đây mô tả rõ nhất giá trị ngoại lệ ảnh hưởng thế nào đến giá trị trong bình của bộ dữ liệu 115, 120, 545,110,130?
A: Giá trị ngoại lệ làm cho giá trị trung bình lớn hơn một chút các giá trị khác trong bộ dữ liệu
B: Giá trị ngoại lệ làm cho giá trị trung bình lớn hơn rất nhiều các giá trị khác trong bộ dữ liệu
C: Giá trị ngoại lệ làm cho giá trị trung bình nhỏ hơn hẳn các giá trị khác trong bộ dữ liệu
D: Giá trị ngoại lệ không ảnh hưởng đến giá trị trung bình của bộ dữ liệu

Em nghĩ rằng đến đây cụ tự giải thích cho F1 của cụ.
Gợi ý:
- Tính giá trị trung bình của bộ dữ liệu
- Tìm ra giá trị ngoại lệ là số nào
- So sánh giá trị ngoại lệ với giá trị trung bình và các giá trị còn lại để xem khẳng định nào trong số A,B,C,D là đúng nhất

Cụ có thể tham khảo thêm tại đây, có bài tập online và cả trả lời:
http://www.glencoe.com/sec/math/studytools/cgi-bin/msgQuiz2.php4

Cụ đừng quá lo lắng, F1 không giải được bài cung không có gì đáng ngại, vì trên đời này chẳng ai làm được tất cả mọi thứ. Nên nói với F1 khi không giải được bài là "bình thường", nếu giả được bài là "con giỏi quá" :D
Em cũng định bi bô tý nhưng cụ không cho em cơ hội rồi, cám ơn cụ.
 

stevejob

Xe buýt
Biển số
OF-80477
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
909
Động cơ
421,740 Mã lực
@ cụ chủ: F1 nhà cụ đang học trường nào vậy cụ, cụ tự dạy Maths cho cháu hay nhà trường dạy ạ, mong cụ chia sẻ.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
5,941
Động cơ
465,722 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
cái nì cụ chuẩn, hay F1 nhà cụ chủ cũng đang học MBA
F1 nhà em cũng đang học lớp 3 trường làng cụ ạ. Mà em thấy Tây nó sang VN dạy hình như nó cũng nhiễm cái thói nhồi hay sao í nhỉ? Em chỉ nói cái ngôn từ trong bài này thôi thì các cụ đang học MBA cũng choáng rồi chứ chả nói cháu nhà cụ chủ. "Giá trị ngoại lệ" nghe nó không chuẩn cho một cháu bé học lớp 3. Thế nên em thực sự lúng túng khi tìm từ chuẩn để dịch cho cháu hiểu.

Bài toán này không khó và cũng không có giá trị làm tăng khả năng tư duy toán của học sinh. Nôm na thế này: Bố tí cho tí tiền đút lợn. Thứ 2 Tí có 10 nghìn, thứ 3 Tí có 15 nghìn, thứ 4 Tí có 13 nghìn, thứ 5 Tí có 50 nghìn, thứ 6 Tí có 18 nghìn. Vậy hỏi: A. số tiền của ngày thứ 5 có lớn hơn so với những ngày bình thường không? B. Có lớn hơn rất nhiều không? C. Có nhỏ hơn không? D. Như nhau?

Chứ em không tin bài này do giáo trình Tây viết. Tây nó làm gì cũng có mục đích. Em nghĩ đây là các giáo viên Việt Nam soạn và có "phỏng theo" một vài sách mẫu của tụi Tây.

Các cụ thông cảm nhé. Những gì liên quan đến trẻ em là em hay bị cuốn hút lắm ạ. Ở nhà em cũng hay dạy các cháu học nên cái này em rất quan tâm.
 
Chỉnh sửa cuối:

lovespeed

Xe buýt
Biển số
OF-43038
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
515
Động cơ
468,570 Mã lực
Đây là bài toán trắc nghiệm, vì vậy nó không cần phải chặt chẽ như một bài toán bình thường. Các cụ để ý trong câu hỏi có rất nhiều những chỗ mập mờ so với tiêu chuẩn toán học thông thường (outlier dịch là ngoại lệ hoặc bất thường, lớn hơn nhiều, nhỏ hơn nhiều ...). Học sinh cũng chỉ cần ước đoán (tất nhiên là có căn cứ) rồi chọn câu trả lời thôi, không cần tính toán cụ thể làm gì.

Cá nhân em thấy bài toán này hay, phù hợp với tuổi lớp 3. Nó không yêu cầu học sinh phải tính toán trâu bò hay mẹo mực gì, chỉ cần các em sử dụng common sense là được. Những cái này sẽ có ích nhiều cho cuộc sống vì hầu hết các vấn đề của cuộc sống không chính xác được như toán học. Chẳng hạn các cụ nói hôm nay hết tiền không có nghĩa các cụ không còn đồng nào mà có thể còn vài chục nghìn, vài trăm nghìn hay thậm chí vài triệu.

Hồi trước em tuyển một đứa làm một project về việc chuẩn hóa dữ liệu. Yêu cầu chỉ đơn giản là bỏ tất cả các outliers trong một dataset. Cuối cùng project failed vì thằng kia đòi phải có định nghĩa chính xác về mặt toán học của outliers:))
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top