Mợ ơi cái chân lý nào ở đây hả mợ? Chân lý vay tiền ngân hàng tiêu xài đã đời rồi giờ ăn vạ không chịu trả?
H
Bản chất vấn đề ở đây là có vay - có trả, và mỗi ngân hàng đều có một ban pháp chế cực kỳ rành luật kèm theo các biện pháp phòng ngừa rủi ro từ khi nhận sổ để định giá. Nên nếu ngân hàng đã nhận thế chấp thì khả năng sai phạm về sổ đỏ là thấp, và nếu có sai thì bên sai là bên khác chứ không thể là ngân hàng, trừ phi nhân viên ngân hàng vô tình/cố ý làm sai. Giả sử nhân viên sai, thì việc khách vay đã dùng tiền là thật, có hợp đồng vay vốn rõ ràng và khách vẫn phải trả, nhân viên sẽ bị xử lý trong vụ khác. Và như vậy, bản chất vấn đề vẫn là có vay - có trả.
Gửi cụ/mợ chủ và các cụ mợ khuyên xài chiêu trì hoãn: Dù tài sản có là của ai chăng nữa thì cậu của cụ/mợ đã đứng tên trên sổ đỏ, cậu đi vay không trả thì ngân hàng phát mãi tài sản đó để thanh lý trả nợ. Nếu gửi đơn kiện sổ cấp sai thì toà sẽ xử, và trong thời gian xử rất lâu này, số tiền vay sẽ bị tính lãi quá hạn rất cao. Càng trì hoãn thì số tiền phải trả càng lớn, án phí càng lớn, đến lúc bán đất trừ các loại phí, phạt, án phí có khi chẳng còn bao nhiêu cho khách. Những trường hợp này thì chủ động hợp tác với ngân hàng càng nhanh càng có lợi, bán xong may ra còn ít tiền mua chỗ khác mà ở. Còn nếu gia đình cụ/mợ muốn cứu đất thì nên góp tiền vào mà mua nhanh. Ngân hàng cũng muốn xử lý nhanh nên họ thấy bên vay hợp tác họ sẽ bớt ít tiền, miễn xử lý số nợ hiện tại và phí, phạt là được.