[Funland] Các cụ có thấy người Đài Loan nhìn hao hao giống người Nhật không?

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
các cụ search logo đảo Kim môn nhé, nhiều cụ nếu ko nghe e nói mà chỉ nhìn hình thì nghĩ đây là logo của 1 tỉnh thành nào đó bên Nhật chứ ko phải đảo Kim môn của Đài :))
Cụ mà đến di tích Tổng binh cũ ở Kim Môn thì cụ sẽ không thấy nó giống cái gì đó của Nhật đâu, nó có lịch sử từ nhà Minh bên TQ, Kim Môn cũng là tiền đồn chống giặc lùn - quân Nhật Bản - vào cướp các vùng duyên hải Phúc Kiến ấy cụ.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Dạ khác sao cụ chỉ ra cho mọi người cùng biết ạ :)
Em gặp người Nhật ở Đài Bắc nhiều lắm cụ, gần khu Lâm Sâm Bắc thì siêu nhiều, họ sống không như người Đài Loan đâu. Em đi TQ cũng nhiều, người Đài Loan giống người TQ, nhưng một số phong cách thì Tây hoá hơn, nhiều đức tính của người Nhật được người già ở Đài Loan còn giữ, nhưng hiện tại thì ít rồi, người trẻ không có cái kiểu đó đâu cụ ạ.
 

Ngoctungnguyen

Xe tải
Biển số
OF-485075
Ngày cấp bằng
19/1/17
Số km
303
Động cơ
196,901 Mã lực
Tuổi
34
à mà gần đây mấy thanh niên bóng, bê đê rất hay đi Đài loan các cụ ạ. Họ kb fb với e, đợt đấy e cách ly ở ksan Hyatt mỹ đình chụp view khách sạn mà các bạn ấy cứ bay vào hỏi "Anh ở Đài loan ạ"??? trong khi nhìn rõ tòa Keangnam như thế =))
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,417
Động cơ
523,900 Mã lực
không, coi jav với tav thì jav lệch 3 độ .... richter so với Tav =))
 

Tv1912

Xe buýt
Biển số
OF-794977
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
528
Động cơ
39,213 Mã lực
Tuổi
38
Pháp nó cũng cai trị VN gần thế kỷ mà người Việt lại không mắt xanh mũi lõ như tây lông cho thượng đẳng nhỉ? :D Đài Loan giống Nhật là do yếu tố di truyền vì nguồn gốc đều là những đám giặc cướp hoặc quan lại thất thế chạy trốn khỏi Trung Nguyên "giao lưu" với sắc dân bản địa, thành ra người Đài cũng có đôi nét giống người Nhật. Ở VN những người Minh Hương mà không bị nhà nước đập, hạn chế sinh sôi thì giờ MN cũng có rất nhiều người hao hao người Nhật! :D
 

khoái đao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800980
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
246
Động cơ
16,065 Mã lực
Tuổi
37
Sao xem phim của Thư Kỳ hấy không giống JAV nhỉ?
:))
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,890
Động cơ
443,611 Mã lực
Những thứ em thấy tương đồng và gần gũi giữa Đài Loan và Nhật Bản khi trao đổi, trò chuyện với em rể em và bạn bè người Đài Loan trước đây:
- Tắm khoáng nóng (Onsen)
- Đón chào mùa hoa Anh Đào nở
- Những món ăn Nhật rất dễ thấy trong thực đơn (sushi, sashimi, mỳ...)
- Các quán trà (tuy trà khác trà Nhật nhưng phong cách thưởng thức cũng khá giống tại nhiều tea house)
- Hệ thống tàu điện, tàu hỏa (được phát triển từ thời Nhật chiếm đóng trước đây)
- Phát triển kỹ thuật nông nghiệp cũng thừa hưởng từ Nhật khá nhiều.
- Phong cách chơi xe JDM chủ đạo.
- Các nhân vật truyện tranh, hoạt hình của Nhật cũng gắn liền 1 những thế hệ 7x, 8x, 9x tại Đài Loan.

:)
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
4,150
Động cơ
454,969 Mã lực
Em thích hình giọt nước của cô Đài loan.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,890
Động cơ
443,611 Mã lực
Em gặp người Nhật ở Đài Bắc nhiều lắm cụ, gần khu Lâm Sâm Bắc thì siêu nhiều, họ sống không như người Đài Loan đâu. Em đi TQ cũng nhiều, người Đài Loan giống người TQ, nhưng một số phong cách thì Tây hoá hơn, nhiều đức tính của người Nhật được người già ở Đài Loan còn giữ, nhưng hiện tại thì ít rồi, người trẻ không có cái kiểu đó đâu cụ ạ.
Vâng, vậy thì có thể cụ tiếp xúc thế hệ trẻ nhiều. Thế hệ bạn bè em cũng 7x, 8x người Đài Loan, em rể em cũng đầu 7x nên có thể em thấy khác khi sang gặp và tiếp xúc với gia đình em ấy. :) Còn 1 số đối tác Đài Loan sang VN làm việc trước đây thì em thấy phong cách cung không khác mấy anh người Nhật sang là mấy. Còn đội ngoài chợ câu tôm với nhai trầu thì em không rõ ạ :)
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,304
Động cơ
251,409 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Nhìn khuân mặt nó nặng nề. Không thanh tú như người Việt :)
 

fadco

Xe container
Biển số
OF-48457
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
6,311
Động cơ
541,475 Mã lực
Em thấy chất lượng hàng hóa, thiết bị của Đài Loan tốt hơn khựa và gần bằng Nhật ấy.
Cái này cụ chuẩn, nhiều cụ ko biết nghe hàng Đài hay bĩu môi bảo như hàng tàu:), riêng lĩnh vực công nghệ cao của Đài nó chả kém Hàn xẻng đâu
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Những thứ em thấy tương đồng và gần gũi giữa Đài Loan và Nhật Bản khi trao đổi, trò chuyện với em rể em và bạn bè người Đài Loan trước đây:
- Tắm khoáng nóng (Onsen)
- Đón chào mùa hoa Anh Đào nở
- Những món ăn Nhật rất dễ thấy trong thực đơn (sushi, sashimi, mỳ...)
- Các quán trà (tuy trà khác trà Nhật nhưng phong cách thưởng thức cũng khá giống tại nhiều tea house)
- Hệ thống tàu điện, tàu hỏa (được phát triển từ thời Nhật chiếm đóng trước đây)
- Phát triển kỹ thuật nông nghiệp cũng thừa hưởng từ Nhật khá nhiều.
- Phong cách chơi xe JDM chủ đạo.
- Các nhân vật truyện tranh, hoạt hình của Nhật cũng gắn liền 1 những thế hệ 7x, 8x, 9x tại Đài Loan.

:)
Em thấy cụ liệt kê, em góp chút thông tin:
1. Tắm khoáng nóng Onsen
Địa chất của Đài là núi lửa, ngay Đài Bắc có khu vực Dương Minh Sơn trong đó có Đại Đồn Sơn là núi lửa vẫn còn hoạt động, chỉ là thi thoảng có hoạt động thôi, nhưng khu vực Thất Tinh Sơn bên cạnh vẫn đầy chỗ bốc hơi lưu huỳnh. Chân Dương Minh Sơn là khu vực Bắc Đầu, đây là khu vực mà nhiều mạch nước nóng, trên Dương Minh Sơn cũng nhiều điểm có mạch nước nóng. Do vậy tắm khoáng nóng là đặc sản của Đài cụ ạ. Nhật Bản và Đài Loan có điểm chung về địa lý là các nơi có núi lửa còn hoạt động, nên cụ thấy giống cũng đúng. Tuỳ thời gian chiếm đóng của Nhật, nhiều thứ được mang vào, nhưng nó sau này thành một thói quen, chứ nó không nói lên được là con người giống nhau. Onsen Nhật mang vào, nhưng không có nghĩa có Onsen thì người Đài giống người Nhật.
2. Hoa anh đào.
Đài Loan mất mấy chục năm thuần giống anh đào của Nhật để trồng ở Đài Loan, mục đích là du lịch, người Đài không phải đi tận Nhật mới xem hoa anh đào được, mà tầm này là miền trung Đài Loan hoa nở rất đẹp, dặc biệt nhất là nông trường Võ Lăng, chân núi Tuyết Sơn, chỗ này giờ bay flycam thì đẹp vô cùng. Nhìn ngược lại về địa lý, khu vực này lại là khu vực kinh tế yếu nhất của Đài Trung, gần như không có gì phát triển được, nếu không có ngành du lịch mà có 2 điểm nhấn chính là leo núi và hoa anh đào thì khu vực này coi như chả có gì cả.
3. Đồ ăn Nhật
Đài Loan từ sau những năm 1960 đã dần trở thành nơi đầu tư của các hãng Nhật bản, sau một thời gian dài thuộc địa, người Nhật dối xử với người bản địa khá tốt, dù người bản địa bây giờ chiếm thiểu thiểu số, nhưng vì sau WW2, Đài cùng phe với Mỹ, mà Nhật thì sang phe với Mỹ, nên Nhật và Đài dựa trên lịch sử trước đó phát triển tiếp mối quan hệ, cái lý là lịch sử lâu dài, nhưng người sống ở Đài sau năm 1949 chủ yếu lại là người trong Đại lục sang theo chân Tưởng Giới Thạch, nên nói thì hơi vô duyên nhưng dầu sao cũng là một lý do để phát triển tiếp mối quan hệ có lợi, đến hiện tại, Nhật vẫn coi Đài là vùng ảnh hưởng của mình, Đài cũng tự coi Nhật là một trong những người bảo vệ mình. Do từ thập niêm 60 các công ty Nhật đã cắm đại bản doanh ở Đài, nên nhiều tiêu chuẩn trong sản xuất của Đài đều theo Nhật, Đài sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ và tiêu chuẩn của Nhật. Theo xu thế đó, nhiều quán ăn phong cách Nhật có mặt nhiều ở Đài, sushi hay mỳ kiểu Nhật ở Đài Loan rất phổ biến, kiểu KTV như Nhật cũng khá phố biển ở các khu phố đông Nhật, ở Đài Bắc như là Lâm Sâm Bắc chẳng hạn.
4. Trà ở Đài Loan
Trà ở Đài Loan thì vẫn phong cách Trà tầu cụ nhé, các thể loại trà vẫn đúng kiểu truyền thống trà TQ, trà đạo ở Đài Loan không hề giống trà đạo ở Nhật.
5. Hệ thống tàu hoả, tàu điện.
Nhiều người, kể cả những người Đài trẻ cũng bị nhầm là phát từ thời Nhật, nhưng thật sự tàu hoả ở Đài Loan phát triển từ năm 1887 thời Quang Tự nhà Thanh, nối các vùng Cơ Long, Đài Bắc đến Tân Trúc (nối giữa miền Bắc với miền Trung).
Thời Nhật cai trị thì người Nhật nối nốt đến miền Nam, tức là xuống đến Cao Hùng, đường sắt chạy mé bờ Tây.
Thời Tưởng còn gọi là giai đoạn Thập Đại Kiến Thiết, đường sắt được xây dựng cả phần bờ đông, nối các chiều ngang.
6. Kỹ thuật nông nghiệp:
Mảng này em biết không nhiều, nhưng nhiều kỹ nghệ sinh học Đài học của châu Âu như Hà Lan, Đức, học của Nhật cái gì thì em cũng chưa tìm hiểu, em mới biết có vụ thuần hoá cây anh đào về trồng ở Đài thôi.
7. Phong cách xe và truyện tranh.
Những cái này là văn hoá du nhập, ngoài việc Đài chịu ảnh hưởng cai trị của Nhật 60 năm, từ những năm 60 Đài đã thay đổi rất nhiều trong tư tưởng và do hoàn cảnh, Đài đã thay đổi hoàn toàn góc nhìn về Nhật, du nhập từ Nhật nhiều thứ, từ khoa học kỹ thuật đến văn hoá, dù trước đó trong giai đoạn WW2, Nhật và Đài - Trung hoa dân quốc khi còn ở Đại Lục là 2 đầu chống nhau dữ dội, thảm sát Nam Kinh cũng là giai đoạn Trung Hoa dân quốc đang chiếm giữ Đại Lục, nhưng giờ Đài không nhắc tới còn TQ thì năm nào nó cũng nhắc. Nhưng chuyện về văn hoá này nó chịu ảnh hưởng nhiều từ định hướng nhà nước nên em thấy với bối cảnh của Đài sau năm 1949 thì cơ bản là phù hợp, có rất nhiều ví dụ khác trên thế giới có thể chứng minh sự phù hợp này.

Vâng, vậy thì có thể cụ tiếp xúc thế hệ trẻ nhiều. Thế hệ bạn bè em cũng 7x, 8x người Đài Loan, em rể em cũng đầu 7x nên có thể em thấy khác khi sang gặp và tiếp xúc với gia đình em ấy. :) Còn 1 số đối tác Đài Loan sang VN làm việc trước đây thì em thấy phong cách cung không khác mấy anh người Nhật sang là mấy. Còn đội ngoài chợ câu tôm với nhai trầu thì em không rõ ạ :)
Người Đài ra nước ngoài làm ăn họ rất khéo, đại để người Hoa họ khéo trong làm ăn cụ ạ, ngày em gặp người Đài ở Việt Nam em cũng thấy thế, ai cũng tuyệt, nhưng khi sống ở Đài rồi thì mình có cái nhìn đầy đủ và toàn cảnh hơn. Nói một cách nôm na là khi mình ở nhà, họ đến thì mình mới thấy 1 góc của họ thôi, nhưng khi mình đến nhà họ thì mình thấy được nhiều góc cạnh của họ hơn.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,890
Động cơ
443,611 Mã lực
Em thấy cụ liệt kê, em góp chút thông tin:
1. Tắm khoáng nóng Onsen
Địa chất của Đài là núi lửa, ngay Đài Bắc có khu vực Dương Minh Sơn trong đó có Đại Đồn Sơn là núi lửa vẫn còn hoạt động, chỉ là thi thoảng có hoạt động thôi, nhưng khu vực Thất Tinh Sơn bên cạnh vẫn đầy chỗ bốc hơi lưu huỳnh. Chân Dương Minh Sơn là khu vực Bắc Đầu, đây là khu vực mà nhiều mạch nước nóng, trên Dương Minh Sơn cũng nhiều điểm có mạch nước nóng. Do vậy tắm khoáng nóng là đặc sản của Đài cụ ạ. Nhật Bản và Đài Loan có điểm chung về địa lý là các nơi có núi lửa còn hoạt động, nên cụ thấy giống cũng đúng. Tuỳ thời gian chiếm đóng của Nhật, nhiều thứ được mang vào, nhưng nó sau này thành một thói quen, chứ nó không nói lên được là con người giống nhau. Onsen Nhật mang vào, nhưng không có nghĩa có Onsen thì người Đài giống người Nhật.
2. Hoa anh đào.
Đài Loan mất mấy chục năm thuần giống anh đào của Nhật để trồng ở Đài Loan, mục đích là du lịch, người Đài không phải đi tận Nhật mới xem hoa anh đào được, mà tầm này là miền trung Đài Loan hoa nở rất đẹp, dặc biệt nhất là nông trường Võ Lăng, chân núi Tuyết Sơn, chỗ này giờ bay flycam thì đẹp vô cùng. Nhìn ngược lại về địa lý, khu vực này lại là khu vực kinh tế yếu nhất của Đài Trung, gần như không có gì phát triển được, nếu không có ngành du lịch mà có 2 điểm nhấn chính là leo núi và hoa anh đào thì khu vực này coi như chả có gì cả.
3. Đồ ăn Nhật
Đài Loan từ sau những năm 1960 đã dần trở thành nơi đầu tư của các hãng Nhật bản, sau một thời gian dài thuộc địa, người Nhật dối xử với người bản địa khá tốt, dù người bản địa bây giờ chiếm thiểu thiểu số, nhưng vì sau WW2, Đài cùng phe với Mỹ, mà Nhật thì sang phe với Mỹ, nên Nhật và Đài dựa trên lịch sử trước đó phát triển tiếp mối quan hệ, cái lý là lịch sử lâu dài, nhưng người sống ở Đài sau năm 1949 chủ yếu lại là người trong Đại lục sang theo chân Tưởng Giới Thạch, nên nói thì hơi vô duyên nhưng dầu sao cũng là một lý do để phát triển tiếp mối quan hệ có lợi, đến hiện tại, Nhật vẫn coi Đài là vùng ảnh hưởng của mình, Đài cũng tự coi Nhật là một trong những người bảo vệ mình. Do từ thập niêm 60 các công ty Nhật đã cắm đại bản doanh ở Đài, nên nhiều tiêu chuẩn trong sản xuất của Đài đều theo Nhật, Đài sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ và tiêu chuẩn của Nhật. Theo xu thế đó, nhiều quán ăn phong cách Nhật có mặt nhiều ở Đài, sushi hay mỳ kiểu Nhật ở Đài Loan rất phổ biến, kiểu KTV như Nhật cũng khá phố biển ở các khu phố đông Nhật, ở Đài Bắc như là Lâm Sâm Bắc chẳng hạn.
4. Trà ở Đài Loan
Trà ở Đài Loan thì vẫn phong cách Trà tầu cụ nhé, các thể loại trà vẫn đúng kiểu truyền thống trà TQ, trà đạo ở Đài Loan không hề giống trà đạo ở Nhật.
5. Hệ thống tàu hoả, tàu điện.
Nhiều người, kể cả những người Đài trẻ cũng bị nhầm là phát từ thời Nhật, nhưng thật sự tàu hoả ở Đài Loan phát triển từ năm 1887 thời Quang Tự nhà Thanh, nối các vùng Cơ Long, Đài Bắc đến Tân Trúc (nối giữa miền Bắc với miền Trung).
Thời Nhật cai trị thì người Nhật nối nốt đến miền Nam, tức là xuống đến Cao Hùng, đường sắt chạy mé bờ Tây.
Thời Tưởng còn gọi là giai đoạn Thập Đại Kiến Thiết, đường sắt được xây dựng cả phần bờ đông, nối các chiều ngang.
6. Kỹ thuật nông nghiệp:
Mảng này em biết không nhiều, nhưng nhiều kỹ nghệ sinh học Đài học của châu Âu như Hà Lan, Đức, học của Nhật cái gì thì em cũng chưa tìm hiểu, em mới biết có vụ thuần hoá cây anh đào về trồng ở Đài thôi.
7. Phong cách xe và truyện tranh.
Những cái này là văn hoá du nhập, ngoài việc Đài chịu ảnh hưởng cai trị của Nhật 60 năm, từ những năm 60 Đài đã thay đổi rất nhiều trong tư tưởng và do hoàn cảnh, Đài đã thay đổi hoàn toàn góc nhìn về Nhật, du nhập từ Nhật nhiều thứ, từ khoa học kỹ thuật đến văn hoá, dù trước đó trong giai đoạn WW2, Nhật và Đài - Trung hoa dân quốc khi còn ở Đại Lục là 2 đầu chống nhau dữ dội, thảm sát Nam Kinh cũng là giai đoạn Trung Hoa dân quốc đang chiếm giữ Đại Lục, nhưng giờ Đài không nhắc tới còn TQ thì năm nào nó cũng nhắc. Nhưng chuyện về văn hoá này nó chịu ảnh hưởng nhiều từ định hướng nhà nước nên em thấy với bối cảnh của Đài sau năm 1949 thì cơ bản là phù hợp, có rất nhiều ví dụ khác trên thế giới có thể chứng minh sự phù hợp này.


Người Đài ra nước ngoài làm ăn họ rất khéo, đại để người Hoa họ khéo trong làm ăn cụ ạ, ngày em gặp người Đài ở Việt Nam em cũng thấy thế, ai cũng tuyệt, nhưng khi sống ở Đài rồi thì mình có cái nhìn đầy đủ và toàn cảnh hơn. Nói một cách nôm na là khi mình ở nhà, họ đến thì mình mới thấy 1 góc của họ thôi, nhưng khi mình đến nhà họ thì mình thấy được nhiều góc cạnh của họ hơn.
Cụ ơi những gì em thấy và liệt kê ở trên là em đang nói về những sự gần gũi tương đồng giữa 2 quốc gia này, chứ con người của 2 dân tộc dĩ nhiên là khác nhau rồi cụ :D Rất cảm ơn cụ vì dành thời gian phân tích thêm cho mọi người cùng tham khảo, nhưng quay lại ý chính của những post em chia sẻ là sự cảm nhận về nhiều nét văn hóa và sinh hoạt có tính tương đồng nhiều hơn các quốc gia khác trong khu vực.

Có thể nói với ảnh hưởng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tuy Hàn Quốc cũng chịu sự chiếm đóng của Nhật Bản nhưng cho tới nay họ ít điểm tương đồng với Nhật hơn so với Đài Loan. Chính vì lẽ đó nhiều người nước ngoài đến Đài Loan nhận thấy điều này rõ hơn cụ ạ. :)

Còn em cũng được may mắn tiếp xúc với cả những gia đình của 2 quốc gia trên nên cá nhân em thấy có khá nhiều nét tương đồng.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,996
Động cơ
398,602 Mã lực

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,909
Động cơ
326,601 Mã lực
Cái thằng làm cùng em trước sang Đài loan làm việc. Vừa sang hôm trước thì hôm sau nó bị đau mắt đỏ nên nó phải đeo kính đen đi làm. Đến chiều tan làm có một loạt chị em đứng chờ xem mặt ở dưới đường vì tưởng có anh minh tinh điện ảnh nào mói đến làm việc. Sau này chắc người Đài họ cũng cải thiện đẹp hơn thế hệ trước nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top