Những thứ em thấy tương đồng và gần gũi giữa Đài Loan và Nhật Bản khi trao đổi, trò chuyện với em rể em và bạn bè người Đài Loan trước đây:
- Tắm khoáng nóng (Onsen)
- Đón chào mùa hoa Anh Đào nở
- Những món ăn Nhật rất dễ thấy trong thực đơn (sushi, sashimi, mỳ...)
- Các quán trà (tuy trà khác trà Nhật nhưng phong cách thưởng thức cũng khá giống tại nhiều tea house)
- Hệ thống tàu điện, tàu hỏa (được phát triển từ thời Nhật chiếm đóng trước đây)
- Phát triển kỹ thuật nông nghiệp cũng thừa hưởng từ Nhật khá nhiều.
- Phong cách chơi xe JDM chủ đạo.
- Các nhân vật truyện tranh, hoạt hình của Nhật cũng gắn liền 1 những thế hệ 7x, 8x, 9x tại Đài Loan.
Em thấy cụ liệt kê, em góp chút thông tin:
1. Tắm khoáng nóng Onsen
Địa chất của Đài là núi lửa, ngay Đài Bắc có khu vực Dương Minh Sơn trong đó có Đại Đồn Sơn là núi lửa vẫn còn hoạt động, chỉ là thi thoảng có hoạt động thôi, nhưng khu vực Thất Tinh Sơn bên cạnh vẫn đầy chỗ bốc hơi lưu huỳnh. Chân Dương Minh Sơn là khu vực Bắc Đầu, đây là khu vực mà nhiều mạch nước nóng, trên Dương Minh Sơn cũng nhiều điểm có mạch nước nóng. Do vậy tắm khoáng nóng là đặc sản của Đài cụ ạ. Nhật Bản và Đài Loan có điểm chung về địa lý là các nơi có núi lửa còn hoạt động, nên cụ thấy giống cũng đúng. Tuỳ thời gian chiếm đóng của Nhật, nhiều thứ được mang vào, nhưng nó sau này thành một thói quen, chứ nó không nói lên được là con người giống nhau. Onsen Nhật mang vào, nhưng không có nghĩa có Onsen thì người Đài giống người Nhật.
2. Hoa anh đào.
Đài Loan mất mấy chục năm thuần giống anh đào của Nhật để trồng ở Đài Loan, mục đích là du lịch, người Đài không phải đi tận Nhật mới xem hoa anh đào được, mà tầm này là miền trung Đài Loan hoa nở rất đẹp, dặc biệt nhất là nông trường Võ Lăng, chân núi Tuyết Sơn, chỗ này giờ bay flycam thì đẹp vô cùng. Nhìn ngược lại về địa lý, khu vực này lại là khu vực kinh tế yếu nhất của Đài Trung, gần như không có gì phát triển được, nếu không có ngành du lịch mà có 2 điểm nhấn chính là leo núi và hoa anh đào thì khu vực này coi như chả có gì cả.
3. Đồ ăn Nhật
Đài Loan từ sau những năm 1960 đã dần trở thành nơi đầu tư của các hãng Nhật bản, sau một thời gian dài thuộc địa, người Nhật dối xử với người bản địa khá tốt, dù người bản địa bây giờ chiếm thiểu thiểu số, nhưng vì sau WW2, Đài cùng phe với Mỹ, mà Nhật thì sang phe với Mỹ, nên Nhật và Đài dựa trên lịch sử trước đó phát triển tiếp mối quan hệ, cái lý là lịch sử lâu dài, nhưng người sống ở Đài sau năm 1949 chủ yếu lại là người trong Đại lục sang theo chân Tưởng Giới Thạch, nên nói thì hơi vô duyên nhưng dầu sao cũng là một lý do để phát triển tiếp mối quan hệ có lợi, đến hiện tại, Nhật vẫn coi Đài là vùng ảnh hưởng của mình, Đài cũng tự coi Nhật là một trong những người bảo vệ mình. Do từ thập niêm 60 các công ty Nhật đã cắm đại bản doanh ở Đài, nên nhiều tiêu chuẩn trong sản xuất của Đài đều theo Nhật, Đài sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ và tiêu chuẩn của Nhật. Theo xu thế đó, nhiều quán ăn phong cách Nhật có mặt nhiều ở Đài, sushi hay mỳ kiểu Nhật ở Đài Loan rất phổ biến, kiểu KTV như Nhật cũng khá phố biển ở các khu phố đông Nhật, ở Đài Bắc như là Lâm Sâm Bắc chẳng hạn.
4. Trà ở Đài Loan
Trà ở Đài Loan thì vẫn phong cách Trà tầu cụ nhé, các thể loại trà vẫn đúng kiểu truyền thống trà TQ, trà đạo ở Đài Loan không hề giống trà đạo ở Nhật.
5. Hệ thống tàu hoả, tàu điện.
Nhiều người, kể cả những người Đài trẻ cũng bị nhầm là phát từ thời Nhật, nhưng thật sự tàu hoả ở Đài Loan phát triển từ năm 1887 thời Quang Tự nhà Thanh, nối các vùng Cơ Long, Đài Bắc đến Tân Trúc (nối giữa miền Bắc với miền Trung).
Thời Nhật cai trị thì người Nhật nối nốt đến miền Nam, tức là xuống đến Cao Hùng, đường sắt chạy mé bờ Tây.
Thời Tưởng còn gọi là giai đoạn Thập Đại Kiến Thiết, đường sắt được xây dựng cả phần bờ đông, nối các chiều ngang.
6. Kỹ thuật nông nghiệp:
Mảng này em biết không nhiều, nhưng nhiều kỹ nghệ sinh học Đài học của châu Âu như Hà Lan, Đức, học của Nhật cái gì thì em cũng chưa tìm hiểu, em mới biết có vụ thuần hoá cây anh đào về trồng ở Đài thôi.
7. Phong cách xe và truyện tranh.
Những cái này là văn hoá du nhập, ngoài việc Đài chịu ảnh hưởng cai trị của Nhật 60 năm, từ những năm 60 Đài đã thay đổi rất nhiều trong tư tưởng và do hoàn cảnh, Đài đã thay đổi hoàn toàn góc nhìn về Nhật, du nhập từ Nhật nhiều thứ, từ khoa học kỹ thuật đến văn hoá, dù trước đó trong giai đoạn WW2, Nhật và Đài - Trung hoa dân quốc khi còn ở Đại Lục là 2 đầu chống nhau dữ dội, thảm sát Nam Kinh cũng là giai đoạn Trung Hoa dân quốc đang chiếm giữ Đại Lục, nhưng giờ Đài không nhắc tới còn TQ thì năm nào nó cũng nhắc. Nhưng chuyện về văn hoá này nó chịu ảnh hưởng nhiều từ định hướng nhà nước nên em thấy với bối cảnh của Đài sau năm 1949 thì cơ bản là phù hợp, có rất nhiều ví dụ khác trên thế giới có thể chứng minh sự phù hợp này.
Vâng, vậy thì có thể cụ tiếp xúc thế hệ trẻ nhiều. Thế hệ bạn bè em cũng 7x, 8x người Đài Loan, em rể em cũng đầu 7x nên có thể em thấy khác khi sang gặp và tiếp xúc với gia đình em ấy.
Còn 1 số đối tác Đài Loan sang VN làm việc trước đây thì em thấy phong cách cung không khác mấy anh người Nhật sang là mấy. Còn đội ngoài chợ câu tôm với nhai trầu thì em không rõ ạ
Người Đài ra nước ngoài làm ăn họ rất khéo, đại để người Hoa họ khéo trong làm ăn cụ ạ, ngày em gặp người Đài ở Việt Nam em cũng thấy thế, ai cũng tuyệt, nhưng khi sống ở Đài rồi thì mình có cái nhìn đầy đủ và toàn cảnh hơn. Nói một cách nôm na là khi mình ở nhà, họ đến thì mình mới thấy 1 góc của họ thôi, nhưng khi mình đến nhà họ thì mình thấy được nhiều góc cạnh của họ hơn.