- Biển số
- OF-189931
- Ngày cấp bằng
- 16/4/13
- Số km
- 442
- Động cơ
- 334,140 Mã lực
cháu ở Đa Phúc nhưng mà ở trại
Lão Pum nói chuẩn! Chùa 1 mái nếu đi từ lối chính lên núi thì khá xa vì nằm tít cuối sườn bên kia núi và ko quá cao. Ai biết thì có thể đi đường bằng phía cuối đó rồi lên sẽ đỡ phải leo nhiều. Thời học sinh sinh viên, năm nào em cũng đi hội Chùa vào ngày 8/3 ÂL, cũng có 1 số bạn là người Sài Sơn đây, có cô thuộc hàng hoa khôi . Hồi sinh viên, bọn em cũng về ăn nằm trong Chùa mấy ngày vẽ phong cảnh, thời đấy 2 cây gạo chô sân vẫn còn đủ. Về Phong Thủy thì cái sân đấy gọi là đầu rồng, 2 cầu Nhật - Nguyệt tiên kiều là 2 râu và Thủy Đình múa rối là viên ngọc. 2 cầu này do cụ Trạng Bùng quê ở gần đấy cho xây.Chùa 1 mái nằm trong quần thể của Chùa Thầy. Nơi đây là khu di tích,vì trước đây Hồ chủ tịch đã từng lánh nạn ở chùa này( cụ ở 1 cái hang nhỏ nhưng rất sâu). Chùa 1 mái là của riêng làng e,hầu như các sãi đều là người của làng. Chùa này chỉ có 1 mái,lưng tựa vào vách núi cho nên có tên là chùa 1 mái. Từ chùa 1 mái,du khách có thể theo đường lên núi và qua 1 loạt đền chùa ở trên núi rồi vòng xuống chùa chính ở chân núi.
Nếu e ko lầm thì chùa này ở hướng Bắc. Nếu cụ đứng ở giữa sân nhìn thẳng vào cái cầu đưa ta lên núi thì chùa 1 mái nằm ở bên tay phải phía bên kia sườn núi chính.
Trước e sơ tán ở đây gần 1 năm,làng e tên là Thụy Khê nằm ngay đường chính của Chùa Thầy ( nơi có cái giếng to như cái ao mà dân vẫn lấy nước làm nước ăn). E học lớp 1 tại trường làng và lớp học cũng ở trên sườn núi luôn.
Giờ đây họ hàng nhà e đều làm vãi của chùa Thầy.
Hồi tôi đi sơ tán ở làng Cát Nổi bên kia đê, cách Chùa Thầy gần 1km, nhưng đi học cũng phải qua đê, lớp ở gần chân núi. Hồi đó có ông già tên Chúc trông coi Chùa Thầy nói: Trong hang Cắc Cớ có hơn một trăm xương cốt của quân Giặc Cờ Đen (Quân của Lưu Vĩnh Phúc), đánh nhau với quân Pháp, bị vây chết trên núi, xương được dồn vào hang Cắc Cớ.
Ảnh chụp từ trên đỉnh núi Sài Sơn:
Quê cụ đẹp. Có cây hoa trắng làm biểu tượng cũng đẹp.Em góp vui, em chả biết chụp đâu :3
Nhìn ảnh thấy cái nhà máy xi măng trông vô duyên tệ, ko biết hiệu quả kinh tế thế nào nhưng làm phá vỡ hết cả cảnh quan
Cái nhà máy xi măng Sài Sơn này,hồi còn bao cấp,(nhất là những năm sau giải phóng) vào làm nhà máy này là ước ao của biết bao người TN ở cái huyện Quốc Oai. Những năm sau 1990 lượng khí thải,khói bụi xi măng làm ảnh hưởng đến các hộ dân làng sống xung quanh nhà máy. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da rồi các bệnh khác về hô hấp của làng này khá cao....dân tình bắt đầu tẩy chay nó.Vô duyên với người này nhưng lại có duyên với người khác, ai là người hiểu được lẽ đời đó thì sẽ có nhiều cơ hội trên đời.
Cháu xác nhận là cái ông khói khong con nữa ạ. Hiện tại ở đây coi như là chi nhánh hoạt động cầm chưng thoi ạCái nhà máy xi măng Sài Sơn này,hồi còn bao cấp,(nhất là những năm sau giải phóng) vào làm nhà máy này là ước ao của biết bao người TN ở cái huyện Quốc Oai. Những năm sau 1990 lượng khí thải,khói bụi xi măng làm ảnh hưởng đến các hộ dân làng sống xung quanh nhà máy. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da rồi các bệnh khác về hô hấp của làng này khá cao....dân tình bắt đầu tẩy chay nó.
Ng nhà e có 2 người làm tại nhà máy này thì cả 2 đều mắc bệnh. Hiện nhà máy này hoạt động rất cầm chừng...e nghĩ nó có thể phải chuyển đi nơi khác.
Đã xây nhà máy mới dưới Miếu Môn được mấy năm rồi bác ạ, cổ cũng lên sàn được chừng 5 năm rồi! XM Sài Sơn là công nghệ lò đứng cũ của XHCN, đưa vào diện bỏ từ lâu rồi ạ, hiện hoạt động cầm chừng!Cái nhà máy xi măng Sài Sơn này,hồi còn bao cấp,(nhất là những năm sau giải phóng) vào làm nhà máy này là ước ao của biết bao người TN ở cái huyện Quốc Oai. Những năm sau 1990 lượng khí thải,khói bụi xi măng làm ảnh hưởng đến các hộ dân làng sống xung quanh nhà máy. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da rồi các bệnh khác về hô hấp của làng này khá cao....dân tình bắt đầu tẩy chay nó.
Ng nhà e có 2 người làm tại nhà máy này thì cả 2 đều mắc bệnh. Hiện nhà máy này hoạt động rất cầm chừng...e nghĩ nó có thể phải chuyển đi nơi khác.