- Biển số
- OF-49355
- Ngày cấp bằng
- 24/10/09
- Số km
- 534
- Động cơ
- 463,040 Mã lực
Tai nạn giao thông từ… tiếng còi xe
Nỗi ám ảnh nhất với người dân TP mỗi khi ra đường là những tiếng còi xe ôtô vang lên đinh tai nhức óc được nhấn vô tội vạ...
Tình trạng nhức nhối vì "ô nhiễm tiếng ồn" này không dừng lại ở hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông mà còn là "thủ phạm" gây ra nhiều vụ TNGT rất thương tâm. Vào khoảng 15h ngày 24/11, tại QL51, đoạn ngay ngã tư Vũng Tàu (phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai), chị Phan Thị Thanh (44 tuổi, trú xã An Hòa, TP Biên Hòa chạy xe máy từ QL51 rẽ sang QL1A, bị giật mình bởi tiếng còi rất to của xe ben phía sau khiến chị bị ngã. Lúc này, tài xế Nguyễn Hữu Lợi (31 tuổi, quê Tiền Giang) điều khiển xe ben lao tới cán chị Thanh tử vong tại chỗ.
Theo anh Robert Ackley -Giáo viên người Mỹ dạy tiếng Anh tại Trung tâm ILA nhận xét: "Một số thành phố ở Mỹ hạn chế tiếng ồn do còi xe gây ra, thậm chí xử phạt các bác tài bóp còi trong những trường hợp không thực sự cần thiết. Bóp còi xe được cho là rất thiếu tôn trọng người khác. Gần đây, tôi chứng kiến một tài xế taxi Vinasun bóp còi inh ỏi đến nỗi tôi muốn lái xe tông thẳng xuống cầu Sài Gòn để thoát khỏi âm thanh kinh khủng này". Chuyện nhấn còi xe thiếu văn hóa là cảnh tượng hàng ngày diễn ra trên đường phố không chỉ gây khó chịu, bực bội cho người đi đường mà không ít trường hợp còn gián tiếp gây ra những tai nạn giao thông rất thương tâm. Đặc biệt là tiếng còi hơi từ các loại xe container, xe tải, xe ben, xe taxi, xe khách…
Hẳn nhiều người chưa quên hình ảnh đau xót, cảm động rơi nước mắt trong ngày đoàn tụ của cha con anh Nam trong vụ tai nạn làm chết thai phụ, văng con ra ngoài trong những ngày qua. Do vợ trở dạ sanh, anh Nam vội vàng chở vợ với giỏ đồ lên Bệnh viện TP Long Xuyên (An Giang). Khi đang chạy trên QL91, thuộc phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tai nạn đã xảy ra. Chiếc xe bồn trộn bê tông nhấn còi inh ỏi muốn vượt qua đoạn đường hẹp đang rào chắn, sửa chữa. Nghe tiếng còi rất to, anh Nam giật mình, loạng choạng tay lái nên xảy ra va chạm. Tại các con đường ở Đồng Nai, Bình Dương và vùng giáp ranh TP Hồ Chí Minh, tiếng còi hơi xé tai của các loại xe tải, ben chở đất, đá và VLXD trở thành một thứ "hung thần" tại đây. Khi nghe tiếng còi khủng khiếp đó, người đi xe gắn máy và đi bộ luôn kinh sợ tìm cách dạt vào lề đường né tránh. Khi nghe dứt tiếng còi chỉ còn để lại sau lưng một quầng bụi đục như mây mù cuộn trên đường sau khi loại xe hung thần này vụt qua.
Chị Thái Nguyễn Các Dung ở phường Bình Đa, TP Biên Hòa cho biết: "Tôi nghĩ Công an phải xử lý thật nặng đối với những tài xế lái xe bấm còi inh ỏi, vô tội vạ. Thậm chí coi đó là một hành vi phạm pháp như sử dụng nồng độ cồn, vượt tốc độ… Bản thân tôi đã phải hứng chịu những tiếng còi như thế, giật bắn cả người, tai ù và đau khủng khiếp. Nếu tay lái yếu là té ngã liền". Thậm chí còn có nhiều thanh niên lái xe vừa rú ga vừa nhấn còi đinh tai làm cho người đi đường một phen hốt hoảng.
Theo Cục Đăng kiểm, Bộ GTVT quy định, âm lượng còi xe các phương tiện khi tham gia giao thông dao động từ 90 đến 115 decibel. Nhưng thực tế, có nhiều ôtô gắn các loại còi hơi, còi kích âm lên tới 250 decibel, gấp 2,5 lần so với bình thường. Điều này vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ, gây mất trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng đến người cùng tham gia giao thông. Để ngăn chặn tình trạng còi ôtô, xe máy âm lượng quá to thì ngoài việc tăng cường công tác tuần tra xử lý của Cảnh sát giao thông, cơ quan chức năng cần nghiên cứu và đưa ra một tiêu chuẩn về sử dụng còi xe và tăng mức xử phạt đối với những vi phạm để răn đe, giáo dục, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ngành giao thông cũng có những quy định cấm sử dụng còi xe tại các khu vực cần yên tĩnh tại các trường học, bệnh viện, công sở… nhưng hầu như người tham gia giao thông không để ý, vẫn "bóp còi vô tư" mà không hề bị CSGT xử phạt.
Dù việc lạm dụng còi xe gây ra rất nhiều hậu quả tai hại nhưng lực lượng CSGT cho biết, họ rất khó xử phạt vi phạm này. Hiện lực lượng CSGT vẫn chưa được trang bị máy đo tiếng ồn. Do vậy, trong nhiều trường hợp rất khó đưa ra được bằng chứng vi phạm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết: Khoảng 5% -7% dân số Việt Nam bị điếc vì tiếng còi xe. Cường độ âm thanh an toàn là ở mức 30- 70 dB (chỉ số tiếng ồn), trong khi đó Hà Nội và TP HCM có tiềng ồn đường phố trên 80 dB, vượt quá mức an toàn. Còn kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM xác định, mức độ ô nhiễm tiếng ồn của thành phố rất đáng lo ngại, với gần 90% giá trị quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép. Ngã tư An Sương là địa điểm ô nhiễm về tiếng ồn kinh khủng nhất, với 100% giá trị quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trước tính chất nguy hiểm của việc sử dụng còi không đúng kỹ thuật, cần tăng nặng mức phạt nghiêm khắc hơn, để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luât, hạn chế tối đa những vụ tai nạn thương tâm có thể xảy ra trực tiếp và gián tiếp do tiếng còi xe.
Hoàng Châu
Nỗi ám ảnh nhất với người dân TP mỗi khi ra đường là những tiếng còi xe ôtô vang lên đinh tai nhức óc được nhấn vô tội vạ...
Tình trạng nhức nhối vì "ô nhiễm tiếng ồn" này không dừng lại ở hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông mà còn là "thủ phạm" gây ra nhiều vụ TNGT rất thương tâm. Vào khoảng 15h ngày 24/11, tại QL51, đoạn ngay ngã tư Vũng Tàu (phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai), chị Phan Thị Thanh (44 tuổi, trú xã An Hòa, TP Biên Hòa chạy xe máy từ QL51 rẽ sang QL1A, bị giật mình bởi tiếng còi rất to của xe ben phía sau khiến chị bị ngã. Lúc này, tài xế Nguyễn Hữu Lợi (31 tuổi, quê Tiền Giang) điều khiển xe ben lao tới cán chị Thanh tử vong tại chỗ.
Theo anh Robert Ackley -Giáo viên người Mỹ dạy tiếng Anh tại Trung tâm ILA nhận xét: "Một số thành phố ở Mỹ hạn chế tiếng ồn do còi xe gây ra, thậm chí xử phạt các bác tài bóp còi trong những trường hợp không thực sự cần thiết. Bóp còi xe được cho là rất thiếu tôn trọng người khác. Gần đây, tôi chứng kiến một tài xế taxi Vinasun bóp còi inh ỏi đến nỗi tôi muốn lái xe tông thẳng xuống cầu Sài Gòn để thoát khỏi âm thanh kinh khủng này". Chuyện nhấn còi xe thiếu văn hóa là cảnh tượng hàng ngày diễn ra trên đường phố không chỉ gây khó chịu, bực bội cho người đi đường mà không ít trường hợp còn gián tiếp gây ra những tai nạn giao thông rất thương tâm. Đặc biệt là tiếng còi hơi từ các loại xe container, xe tải, xe ben, xe taxi, xe khách…
Hẳn nhiều người chưa quên hình ảnh đau xót, cảm động rơi nước mắt trong ngày đoàn tụ của cha con anh Nam trong vụ tai nạn làm chết thai phụ, văng con ra ngoài trong những ngày qua. Do vợ trở dạ sanh, anh Nam vội vàng chở vợ với giỏ đồ lên Bệnh viện TP Long Xuyên (An Giang). Khi đang chạy trên QL91, thuộc phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tai nạn đã xảy ra. Chiếc xe bồn trộn bê tông nhấn còi inh ỏi muốn vượt qua đoạn đường hẹp đang rào chắn, sửa chữa. Nghe tiếng còi rất to, anh Nam giật mình, loạng choạng tay lái nên xảy ra va chạm. Tại các con đường ở Đồng Nai, Bình Dương và vùng giáp ranh TP Hồ Chí Minh, tiếng còi hơi xé tai của các loại xe tải, ben chở đất, đá và VLXD trở thành một thứ "hung thần" tại đây. Khi nghe tiếng còi khủng khiếp đó, người đi xe gắn máy và đi bộ luôn kinh sợ tìm cách dạt vào lề đường né tránh. Khi nghe dứt tiếng còi chỉ còn để lại sau lưng một quầng bụi đục như mây mù cuộn trên đường sau khi loại xe hung thần này vụt qua.
Chị Thái Nguyễn Các Dung ở phường Bình Đa, TP Biên Hòa cho biết: "Tôi nghĩ Công an phải xử lý thật nặng đối với những tài xế lái xe bấm còi inh ỏi, vô tội vạ. Thậm chí coi đó là một hành vi phạm pháp như sử dụng nồng độ cồn, vượt tốc độ… Bản thân tôi đã phải hứng chịu những tiếng còi như thế, giật bắn cả người, tai ù và đau khủng khiếp. Nếu tay lái yếu là té ngã liền". Thậm chí còn có nhiều thanh niên lái xe vừa rú ga vừa nhấn còi đinh tai làm cho người đi đường một phen hốt hoảng.
Theo Cục Đăng kiểm, Bộ GTVT quy định, âm lượng còi xe các phương tiện khi tham gia giao thông dao động từ 90 đến 115 decibel. Nhưng thực tế, có nhiều ôtô gắn các loại còi hơi, còi kích âm lên tới 250 decibel, gấp 2,5 lần so với bình thường. Điều này vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ, gây mất trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng đến người cùng tham gia giao thông. Để ngăn chặn tình trạng còi ôtô, xe máy âm lượng quá to thì ngoài việc tăng cường công tác tuần tra xử lý của Cảnh sát giao thông, cơ quan chức năng cần nghiên cứu và đưa ra một tiêu chuẩn về sử dụng còi xe và tăng mức xử phạt đối với những vi phạm để răn đe, giáo dục, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ngành giao thông cũng có những quy định cấm sử dụng còi xe tại các khu vực cần yên tĩnh tại các trường học, bệnh viện, công sở… nhưng hầu như người tham gia giao thông không để ý, vẫn "bóp còi vô tư" mà không hề bị CSGT xử phạt.
Dù việc lạm dụng còi xe gây ra rất nhiều hậu quả tai hại nhưng lực lượng CSGT cho biết, họ rất khó xử phạt vi phạm này. Hiện lực lượng CSGT vẫn chưa được trang bị máy đo tiếng ồn. Do vậy, trong nhiều trường hợp rất khó đưa ra được bằng chứng vi phạm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết: Khoảng 5% -7% dân số Việt Nam bị điếc vì tiếng còi xe. Cường độ âm thanh an toàn là ở mức 30- 70 dB (chỉ số tiếng ồn), trong khi đó Hà Nội và TP HCM có tiềng ồn đường phố trên 80 dB, vượt quá mức an toàn. Còn kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM xác định, mức độ ô nhiễm tiếng ồn của thành phố rất đáng lo ngại, với gần 90% giá trị quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép. Ngã tư An Sương là địa điểm ô nhiễm về tiếng ồn kinh khủng nhất, với 100% giá trị quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trước tính chất nguy hiểm của việc sử dụng còi không đúng kỹ thuật, cần tăng nặng mức phạt nghiêm khắc hơn, để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luât, hạn chế tối đa những vụ tai nạn thương tâm có thể xảy ra trực tiếp và gián tiếp do tiếng còi xe.
Hoàng Châu