Ngày
23 tháng 11 năm
1945,
Không quân Hoa Kỳ công bố bản tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật cho một chiếc máy bay ném bom chiến lược mới. Nó sẽ có một đội bay năm người cộng thêm các xạ thủ tháp súng và một nhân viên phi hành bổ sung. Nó phải đạt vận tốc bay đường trường 480 km/h (240 knot, 300 mph) ở độ cao 10.365 m (34.000 ft) và một bán kính chiến đấu 8.050 km (4.340 hải lý, 5.000 dặm). Vũ khí trang bị phải là một số (không xác định số lượng chính xác) pháo 20 mm và 4.535 kg (10.000 lb) bom.
[2] Đến ngày
13 tháng 2 năm
1946, Không quân công bố việc mời thầu cho những tính năng này, và các hãng Boeing,
Consolidated Aircraft, và
Glenn L. Martin Company đã đưa ra các đề án.
Kiểu 462 đến 464-35
Ngày
5 tháng 6 năm
1946, chiếc
Kiểu 462xem bên phải của Boeing, một máy bay cánh thẳng lắp sáu
động cơ turbo cánh quạt Wright T-35, trọng lượng 163.295 kg (360.000 lb) và bán kính chiến đấu 5.010 km (2.700 hải lý, 3.110 dặm), được công bố là máy bay thắng thầu.
[2] Ngày
28 tháng 6 năm
1946, Boeing được ký hợp đồng trị giá 1,7 triệu Đô la (giá trị năm 1946, tương đương 17,5 triệu Đô la 2006) để chế tạo một
mô hình mẫu kích thước thật của chiếc máy bay mới
XB-52 để thực hiện các giải pháp kỹ thuật và thử nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, đến
tháng 10 năm
1946, Không lực bắt đầu nêu lên sự lo ngại về kích thước tuyệt đối của chiếc máy bay mới và khả năng không đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra. Để đáp ứng, Boeing đưa ra
Kiểu 464, một phiên bản 4-động cơ nhỏ hơn, trọng lượng 104.325 kg (230.000 lb), được tin tưởng trong một lúc ngắn là sẽ được chấp nhận.
Rồi đến tháng
tháng 11 năm
1946,
Curtis LeMay (lúc đó đang là Tham mưu phó Nghiên cứu và Phát triển Không lực) nhấn mạnh đến yêu cầu phải có tốc độ bay đường trường 645 km/h (345 knot, 400 mph), nên Boeing đã đáp ứng bằng một kiểu máy bay nặng 136.080 kg (300.000 lb) aircraft.
[2] Tháng 12 năm
1946, Boeing được yêu cầu thay đổi thiết kế trở thành một máy bay ném bom 4-động cơ có tốc độ tối đa 400 mph, tầm bay xa 19.320 km (10.430 hải lý, 12.000 dặm), và có khả năng mang
vũ khí hạt nhân. Chiếc máy bay có thể nặng đến 217.725 kg (480.000 lb).
[2] Boeing đáp ứng bằng hai kiểu máy bay cùng gắn động cơ turbo cánh quạt T-35. Kiểu
464-16 là máy bay ném bom hạt nhân tải trọng bom 10.000 lb, trong khi
Kiểu 464-17 là máy bay ném bom thông thường tải trọng bom được 40.825 kg (90.000 lb).
Do vấn đề chi phí để trang bị hai kiểu máy bay chuyên biệt, Không lực chọn Kiểu 464-17 với thỏa thuận rằng nó có thể cải biến thành vai trò tấn công hạt nhân.
[2] Khi các tính năng yêu cầu được cập nhật vào
tháng 6 năm
1947, Kiểu 464-17 đáp ứng tất cả các đòi hỏi ngoại trừ tầm bay xa. Hơn nữa, toàn bộ chương trình bị phụ thuộc vào khả năng cung cấp động cơ T-35 của hãng
Curtiss-Wright.
Buồng lái của B-52
buồng tác chiến
Đến lúc đó thì đã rõ là, cho dù với những tính năng đã được cập nhật, chiếc XB-52 cũng sẽ trở nên lạc hậu vào lúc được đưa ra sản xuất, mà tính năng cũng chỉ nhỉnh hơn chiếc
Convair B-36 mà thôi. Kết quả là, toàn bộ chương trình bị tạm dừng trong sáu tháng. Trong thời gian này, Boeing tiếp tục hoàn thiện thiết kế được tích lũy qua chiếc
Kiểu 464-29 có tốc độ tối đa 730 km/h (395 knots, 455 mph) và tầm bay 5.000 dặm.
[2] Đến
tháng 9 năm
1947, Ủy ban Ném bom Hạng nặng đã thu xếp để xác định các yêu cầu của một máy bay ném bom hạt nhân. Chính thức công bố ngày
8 tháng 12 năm
1947, nó yêu cầu một tốc độ tối đa 805 km/h (435 knot, 500 mph) và tầm bay 12.880 km (6.955 hải lý, 8.000 dặm), vượt xa những khả năng của 464-29. Đội bay được yêu cầu rút gọn còn 5 người và chỉ trang bị vũ khí tự vệ duy nhất là tháp súng đuôi.
Việc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng với Boeing vào
tháng 12 năm
1947 được tạm ngưng sau lời kêu nài của Chủ tịch Boeing
William McPherson Allen, và đến
tháng 1 năm
1948 Boeing được lệnh khảo sát kỹ càng mọi tiến bộ kỹ thuật gần nhất, bao gồm
tiếp nhiên liệu trên không và
cánh bay. Nhận thức được những vấn đề về độ ổn định và điều khiển mà
Northrop gặp phải với những kiểu cánh bay ném bom thử nghiệm
YB-35 và
YB-49, Boeing vẫn khăng khăng dựa trên cấu trúc một máy bay thông thường, và đến
tháng 4 năm
1948 họ đề nghị một kiểu thiết kế mới, trị giá hợp đồng 30 triệu Đô la (năm 1948, tương đương với 250 triệu Đô la năm 2006) cho việc thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hai chiếc nguyên mẫu Kiểu Model 464-35. Các hiệu chỉnh khác tính năng yêu cầu trong năm
1948 đưa đến kết quả là một chiếc máy bay có tốc độ tối đa 825 km/h (445 knot, 513 mph) ở 10.670 m (35.000 ft), tầm bay 11.125 km (6.005 hải lý, 6.909 dặm), và trọng lượng 127.000 kg (280.000 lb) bao gồm 10.000 lb bom và 75.225 L (19.875 US gal) nhiên liệu.
[2]
Bước vào kỷ nguyên phản lực
Kiểu 464-49 đến B-52A
Việc áp dụng động cơ phản lực có hiệu quả nhiên liệu tốt hơn cho phép Boeing phát triển thêm một phiên bản nữa vào
tháng 7 năm
1948,
Kiểu 464-40 thay động cơ turbo cánh quạt bằng
động cơ turbo phản lực Westinghouse J40. Tuy nhiên, vào ngày
21 tháng 10 năm
1948, Boeing được yêu cầu chế tạo một kiểu máy bay hoàn toàn mới trang bị động cơ phản lực
Pratt & Whitney J57. Đáng chú ý là vào ngày
25 tháng 10, các kỹ sư Boeing đưa ra đề nghị và một mô hình bằng tay thu nhỏ của kiểu
464-49. Thiết kế mới được xây dựng dựa trên kiểu sắp đặt của chiếc
B-47 Stratojet với
cánh chéo 35°, tám động cơ xếp thành bốn cặp gắn dưới cánh, bốn bộ bánh đáp 2-bánh kèm thêm bánh đỡ ngoài đầu mút cánh. Chiếc máy bay được dự định vượt qua mọi tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra.
[2] Mặc dù việc khảo sát mô hình kích thước thật vào
tháng 4 năm
1949 tỏ ra thuận lợi, vẫn còn sự quan ngại về tầm bay xa vì cả hai kiểu động cơ J40 và J57 đời đầu đều tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Cho dù có những bàn luận về những sửa đổi trong tiêu chuẩn kỹ thuật, hay mở một gói thầu cho một thiết kế hoàn toàn mới, tướng LeMay, lúc này phụ trách Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược, nhấn mạnh rằng tính năng bay không thể thỏa hiệp vì sự chậm trễ trong việc phát triển động cơ.
[2] Trong những cố gắng cuối cùng để gia tăng tầm bay xa, Boeing tạo ra kiểu
464-67 to hơn, tuyên bố rằng khi được sản xuất, tầm bay có thể gia tăng hơn nữa nhờ những cải tiến sau đó. Sau nhiều cuộc can thiệp trực tiếp bởi LeMay, ngày
14 tháng 2 năm
1951, Boeing giành được hợp đồng chế tạo 13 chiếc B-52A và 17 cụm trinh sát hình ảnh tháo rời được. Không lâu sau lại có thêm hợp đồng mua bốn chiếc B-52 và 43 chiếc phiên bản trinh sát RB-52. Thay đổi chủ yếu cuối cùng trong thiết kế, cũng do những yêu cầu của tướng LeMay, là thay đổi từ kiểu buồng lái ngồi theo hàng (trước-sau) kiểu B-47 thành kiểu ngang hàng cạnh nhau thông dụng hơn, sẽ làm cho công việc của phi công phụ hiệu quả hơn và giảm sự mệt mỏi của đội bay.
[2]
Chiếc nguyên mẫu YB-52. Kiểu
kính buồng lái dạng giọt nước tương tự như kiểu của chiếc
B-47.
Chiếc
YB-52 (thực chất là chiếc XB-52 thứ hai với nhiều trang thiết bị hoạt động) cất cánh lần đầu ngày
15 tháng 4 năm
1952. Chuyến bay diễn ra bình yên. Chiếc XB-52 tiếp theo vào ngày
2 tháng 10 năm
1952. Công việc thử nghiệm và phát triển, bao gồm 670 ngày thử nghiệm trong
hầm gió và 130 ngày thử nghiệm tính khí động học và độ chịu đựng diễn ra suôn sẽ. Bị thuyết phục, Không quân gia tăng số lượng đặt hàng lên 282 chiếc B-52.
[2]
Chiếc được sản xuất đầu tiên
B-52A khác những chiếc nguyên mẫu có mũi máy bay kéo dài thêm 53 cm (21 in) để chứa thêm các
thiết bị điện tử, một tháp súng đuôi với bốn súng máy 12.7 mm (0.50 in), và một hệ thống
phun nước vào buồng đốt để tăng công suất động cơ với thùng chứa 1.363 L (360 US gal) nước trong thân sau. Nó cũng được gắn ở mỗi bên chót cánh một thùng nhiên liệu bổ sung 3.785 L (1.000 US gal). Những thùng này có tác dụng làm đầm cánh chống rung động và cũng để giữ chót cánh thấp cho dễ bảo trì. Trong buổi lễ ra mắt chiếc sản xuất đầu tiên ngày
18 tháng 3 năm
1954, tướng
Twining đã nói "...
súng trường là vũ khí vĩ đại vào thời của nó ... Hôm nay chiếc B-52 này là súng trường của thời đại hàng không."
[2]
Tên chính thức
Stratofortress (Pháo đài chiến lược) ít khi được dùng, trong khi đội bay và nhân viên có liên quan hay gọi nó là
BUFF (Big Ugly Fat ****er: tên xấu xí mập mạp ngu ngốc)