điều 75, nghị định 46/2016 về thẩm quyền lập biên bản phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 71, 72 và 73 của Nghị định này; => Theo điều 71: thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND các cấp, không liên quan đến trường hợp của em, bỏ qua
Điều 72: Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân:
- 1) Chiến sỹ công an nhân dân
đang thi hành công vụ có quyền: blah blah.... (xin chú ý vào chữ đang thi hành công vụ có nghĩa là phải có chuyên đề kế hoạch)
- 2) là những người thuộc đội trưởng của 1)
- 3) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất: không liên quan, bỏ qua
- 4) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm
Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên: => không biết cái anh xxx lập biên bản với em có phải là trưởng phòng hay không. Nhưng nhiều khả năng là trưởng phòng thì không phải đi ra đường bắt lẻ tẻ thế này. T
hì ra trường phòng công an trật tự đúng là có quyền bắt lỗi vi phạm giao thông mà không cần chuyên đề được giao
- 4,5,6 và cả điều 73... là các cấp công an cao hơn, cũng không liên quan đến trường hợp này nên bỏ qua.
Cơ mà thôi, nhờ tham khảo nghị định em đã tìm ra kẽ hở của cái nghị định này rồi:
Điều 76 trong nghị định:
Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
mục 5:
Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
đ) Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.
Báo cáo các cụ là cái giấy đăng ký xe máy đó không phải tên em, cũng không phải tên vợ em, cái xe máy đó cũng không phải đi thuê nốt.
Vậy thì em không bị xử phạt theo như mục 5 , điều 76 nghị định 46/2016 này đúng không các cụ