[Funland] Các cụ cho em hỏi? AK47 và M16, cái nào ưu việt hơn ạ?

VLC

Xe hơi
Biển số
OF-13632
Ngày cấp bằng
1/3/08
Số km
146
Động cơ
505,021 Mã lực
Chắc cụ nhầm, thầy cũ em nói, bên kia nghe tiếng AK tắc cú nó mới ngại, nên nhiều khi bắn rất ẩu để nó nhầm, đến khi nó vào tầm các cụ lại bắn tắc cú, lúc đấy nó mới chết khiếp. Bắn lung tung nó đoán là lính mới, còn tắc cú đều thì là lính cũ rồi, thiện chiến rồi.
Chuẩn cụ, chắc thầy của cụ cũng là bộ đội trong chiến tranh chống Mỹ! Bác và chú ruột em (bác em mất cách đây vài năm, chú là thương binh năm nay 74 tuổi) đều tham gia trực tiếp cuộc chiến này, riêng ông chú thì đánh nhau cả mấy năm trời khu vực Đà Nẵng - Quảng Trị từ những năm cuối 196x đến đầu 197x. Khi rượu ngà ngà hỏi mới kể (bình thường hỏi thì ko kể vì nói rằng "kể làm gì những chuyện giết người sát sinh của tao") đều nói như vậy, và các cụ ấy sẽ chuyển sang điểm xạ 2 viên một và di chuyển liên tục sau khi đã phán đoán được lực lượng bên địch
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,983
Động cơ
473,945 Mã lực
Chắc cụ nhầm, thầy cũ em nói, bên kia nghe tiếng AK tắc cú nó mới ngại, nên nhiều khi bắn rất ẩu để nó nhầm, đến khi nó vào tầm các cụ lại bắn tắc cú, lúc đấy nó mới chết khiếp. Bắn lung tung nó đoán là lính mới, còn tắc cú đều thì là lính cũ rồi, thiện chiến rồi.
Tắc cú là bắn lỗi cụ ei, bọn nó sợ là bắn điểm xạ 2 viên một nhé :D
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Tắc cú là bắn lỗi cụ ei, bọn nó sợ là bắn điểm xạ 2 viên một nhé :D
Hơi liên quan, tự dưng em lại nhớ cuốn Mẫn và Tôi yêu thích của em. Tả anh Thiêm và cô Mẫn mò vào ven ấp bắn tỉa địch quân. Đại í 2 anh ả đùn đẩy nhau bắn phát đầu, phát đầu dễ trúng vì địch bất ngờ. Phát sau khó hơn nhiều vì địch đề phòng và bắn trả rát lắm rồi. Nhưng địch rất hãi phát 2 vì chứng tỏ du kích bám dai chứ không tắc bọp
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
3,377
Động cơ
439,775 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Hơi liên quan, tự dưng em lại nhớ cuốn Mẫn và Tôi yêu thích của em. Tả anh Thiêm và cô Mẫn mò vào ven ấp bắn tỉa địch quân. Đại í 2 anh ả đùn đẩy nhau bắn phát đầu, phát đầu dễ trúng vì địch bất ngờ. Phát sau khó hơn nhiều vì địch đề phòng và bắn trả rát lắm rồi. Nhưng địch rất hãi phát 2 vì chứng tỏ du kích bám dai chứ không tắc bọp
Truyện ngày xưa với game bây giờ là một thôi cụ ơi.
Ông nào bắn phát đầu tiên trúng đích thì 99% ăn rùa.
Từ viên thứ 2 trở đi trúng đích chắc chắn bắn giỏi .
 

Honda Future Fi

Xe máy
Biển số
OF-719171
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
73
Động cơ
80,957 Mã lực
Tuổi
39
Ak12 dùng được hầu hết các loại đạn, dành cho xuất khẩu hoặc chiến đấu lượm đạn đối thủ

nhưng tuyệt nhiên ko dùng cỡ đạn nato chuẩn 5.56

60F7D1B1-36E0-4787-A814-E54D6013541C.png
Sorry bác, mình nhầm, là AK-19 dùng đạn 5,56x45, mục tiêu là đưa súng này tiếp cận thị trường Nato.
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,037
Động cơ
873,793 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Lực lượng nào cũng kinh cả

Nhưng cụ quên mất QBZ bây giờ còn kinh hơn AK
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,834
Động cơ
138,330 Mã lực
Đã từng bắn 2 loại m16 và ak thực ra là type 56

cảm nhận m16, ar15 nhẹ, đầu ruồi dễ ngắm bắn, ak thì khó hơn, vì chỉ bắn tập nên ko xả đạn nhiều , đánh giá m16 dùng bắn tỉa cũng khá ổn nếu bắn phát 1 semi
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,834
Động cơ
138,330 Mã lực
Hôm qua có người bảo AK sau này học M16 cái này cái kia, sau khi được giảng giải thì đã thông, tuy nhiên cần nói thêm dòng súng M27 IAR sắp thay thế M249, M16A4 và M4A1 cũng được xem học hỏi 1 dòng súng liên quan tới AK đó là RPK, có thể nói Mỹ đã học hỏi kinh nghiệm của LX cách đây hơn 50 năm

1599629580245.png


Mỹ đi sau Liên Xô (Nga) về phát triển súng bộ binh, khi Nga đã bỏ RPD từ lâu, còn Mỹ giờ mới quyết định bỏ M249 để thay bằng một thứ như RPK. M249 và RPD đều có nhước điểm chung là bắn thiếu chính xác, ưu điểm là mật độ hỏa lực cao bị lu mờ trước việc cả tiểu đội được trang bị súng có chế độ bắn liên thanh. Ngược lại RPK, M27 IAR và NGSW-AR có độ chính xác bắn cao nhờ bắn ở khóa nòng đóng ở chế độ phát một, có câu tạo đơn giản và nhẹ, tuy không tạo ra mật độ hỏa lực lớn bằng súng bắn dây đạn, nhưng chúng có thể vừa đóng vai trò là DMR vừa là trung liên.

Ưu điểm của RPK-16 hiện đại so với M27 đó là có khả năng thay nòng, cho phép xạ thủ lựa chọn độ dài nòng phù hợp, cải tiến này phù hợp cho các lực lượng đặc nhiệm, cũng là phù hợp cho Vệ binh quốc gia Nga và thậm chí là đặc nhiệm quân đội Nga.

Theo học thuyết quân sự về chiến thuật tiểu đội bộ binh có phần khá cổ điển và lạc hậu. Quan điểm của họ là biên chế chủ yếu là người lính bộ binh mang súng trường, sử dụng bắn phát một , có thể cả tiểu đội trang bị chỉ có súng trường và carbine, chế độ bắn liên thanh của súng trường không bao giờ được coi trọng. Sau này tới thời hiện đại thì biên chế thành tổ hỏa lực, 1 tiểu đội 2 tổ, mỗi tổ xoay quanh việc phục vụ 1 khẩu súng máy nạp dây đạn, của tổ hỏa lực đó, hỏa lực súng trường chỉ là phụ. Chính vì vậy, M16 và M4 từng có thời điểm chỉ có chế độ phát 1 và loạt ngắn 3 viên, và tới ngày nay vẫn dùng nòng sử khoan và cắt khương tuyến truyền thống, nòng mỏng, nhanh nóng, nhanh hỏng hơn nòng gia công bằng công nghệ rèn nguội với búa thủy lực. Quan điểm bảo thủ của Mỹ đã buộc NATO chậm đưa vào sử dụng đạn súng trường cỡ trung, mà sử dụng 7,62x51 làm đạn tiêu chuẩn trong nhiều năm. Hiện tại, Mỹ lại phát triển đạn 6,8mm mới, với yêu cầu bắn xa ra tận 1000m.

1599629600401.png



Trong khi đó, Liên Xô sau thế chiến thứ 2 thấy được giá trị của mật độ hỏa lực dày đặc của 1 tiểu đội trang bị hoàn toàn bằng súng liên thanh. Chính vì vậy, Liên Xô đưa ra khái niệm vũ khí mới học theo Machinenkarbiner của Đức, chính là khái niệm автомат: được định nghĩa là Автоматический карабин, Avtomatich Karabin, dịch nghĩa đen là súng Carabine Tự động, hay súng trường nhỏ nhẹ ngắn có chế độ liên thanh. Khẩu Avtomat đầu tiên được đưa vào trang bị quân đội Liên Xô là Avtomat Kalshnikova, hay Súng Carabine tự động của Kalashnikov. Ban đầu, chương trình phát triển đạn M43 bao gồm 4 loại súng gồm, súng carabine lên đạn bằng tay giống Mosin, súng carabine nạp đạn tự động được chọn ra là SKS, Carabine tự động được chọn ra là AK và súng trung liên là RPD. Tuy nhiên súng lên đạn bằng tay nhanh chóng bị bỏ đi, SKS nhanh chóng dừng lại ở trang bị tuyến sau. Sau đó RPD thì cũng bị bỏ đi do thực tế chỉ ra rằng, mật độ hỏa lực của cả 1 tiểu đội trang bị AK vượt trội hơn RPD, nên vai trò súng trung liên cho tiểu đổi không cần thiết phải là súng có dân đạn, và nếu cần thì dùng cỡ đạn lớn hơn cho tầm bắn xa hơn.

1599629879148.png


Như vậy, chúng ta đã thấy khác biệt của Mỹ/NATO và Nga. Một bên coi súng trường là súng phát một, sau này tối giản thành vũ khí hỗ trợ cho trung liên, phát một là chế độ bắn chính của súng trường, liên thanh bị coi là phụ. Một bên coi chế độ liên thanh là chế độ chính còn phát một là phụ, thay vì các thành viên tiểu đội xoay quanh tay súng trung liên, thì cả tiểu đội có khả năng tạo ra hỏa lực dầy đặc.

Cũng chính vì vậy, Liên Xô đã đưa vào sử dụng trung liên RPK, có thể coi là DMR đầu tiên. Khác với các trung liên trước đó, chương trình phát triển súng của Liên Xô trong thập niên 50 mà kết quả là RPK và AKM có yêu cầu cụ thể là súng trung liên phải dùng chung thiết kế với súng Avtomat, dùng chung hộp tiếp đạn, và tầm bắn phải vượt xa Avtomat. Yêu cầu về mật độ hỏa lực của súng trung liên mới không được nhấn mạnh bằng khả năng cơ động, tầm bắn xa và đồng bộ hóa với súng Avtomat. Tầm bắn vượt trội đạt được qua việc độ chính xác bắn của trung liên phải cao hơn Avtomat. RPK giải quyết vấn đề này bằng việc có thiết kế không khác AKM là mấy, có khoảng cách giữa thước ngắm và đầu ruồi hơn AKM rất nhiều và có nòng dày hơn. Mật độ hỏa lực của RPK cao hơn AKM đạt được là nhờ sử dụng hộp tiếp đạn lớn hơn là hộp 40 viên và hộp tròn 75 viên.

So với NATO cùng thời điểm, thì cách biên chế của Liên Xô lúc bấy giờ cơ động và hiệu quả hơn nhiều.

1599629634207.png


Thủy quân lục chiến Mỹ trong thập niên 90 cũng đã nhận ra ưu việt của mật độ hỏa lực của cả tiểu đội so với cách biên chế tổ hỏa lực trang bị trung liên dây đạn. Tuy nhiên như đã nói, M16 và M4 không đáp ứng được cách đánh này do. M4 thiết kế với nòng mỏng, nòng khắt khương tuyến thông thường, được USSOCOM tự sửa thành súng liên thanh biên chế cho cả tiểu đội, dùng mật độ hỏa lực để chế áp địch, thay vì mang theo súng máy dây đạn to nặng, thì liên tục bị nổ nòng, khóa nòng bị xé, bệ khóa nòng nứt. Các vấn đề của M4 được khắc phục ở M4A1 khi sử dụng nòng dày hơn, có sẵn chế độ liên thanh không phải chế cháo. Tuy nhiên nòng vẫn là khoan cắt khương tuyến thông thường.

Để đạt được việc biên chế mới thì USMC không thể sử dụng M16A4 và M4A1. Tuy nhiên lục quân Mỹ không cho phép USMC tự ý phát triển và mua một súng trường tiêu chuẩn mới vì lo ngại các binh chủng không sử dụng súng tương thích lẫn nhau. Chính vì vậy USMC phải lập ra chương trình IAR, Infantry Automatic Rifle để thay thế M249 thay vì thay M4A1. Tuy nhiên, mục tiêu chính của IAR, là USMC tạo ra một khẩu súng bộ binh theo yêu cầu của riêng họ, loại bỏ nòng khoan cắt khương tuyến kiểu truyền thống. Để tránh lằng nhằng, họ cũng giữ mô hình tổ hỏa lực để trang bị IAR và M4A1 song song.

Sản phẩm là M27 IAR chính là bản sao của RPK và học thuyết sử dụng cũng gần tương tự. Điểm khác biệt lớn nhất giữa M27 IAR với M16A4 và M4A1 là nòng của M27 là nòng rèn nguội, không phải là nòng khoan cắt khương tuyến truyền thống. Các nghiên cứu của USMC cũng chỉ ra rằng, một tiểu đội trang bị M4A1 và M27IAR có mật độ hỏa lực cao hơn mô hình tổ hỏa lực M249 cũ. M27 có độ chính xác bắn ưu việt so với M4A1, nên lính USMC cũng đã sử dụng nó làm nhiệm vụ DMR, điều này dẫn đến USMC đưa ra phiên bản DMR cụ thể là M38 DMR, là một khẩu M27 thay ACOG bằng kính ngắm bắn tỉa. Trong tương lai, USMC sẽ đạt mục tiêu cả tiêu đội trang bị M27 IAR và M38 DMR cũng khá giống với tiểu đội Liên Xô trang bị AKM và RPK xưa kia, đó là cả tiểu đội trang bị súng có nhiệm vụ chính là liên thanh, trong đó 1 vài khẩu có tầm bắn vượt trội hơn chính designated marksman.

Nguyên nhân là vì cách tổ chức quá bảo thủ và lằng nhằng, USMC bắt buộc phải chọn đường vòng để thay đổi súng trường tiêu chuẩn và học thuyết quân sự. Nhiều người lại có cái nhìn lệch lạc rằng USMC làm vậy là để tránh lợi ích nhóm, để cho súng siêu việt thượng đẳng của H và K vào trang bị quân đội Mỹ. Thế USMC o bế cho H và K thì không phải là lợi ích nhóm à.

Sau USMC, thì Luc quân Mỹ cũng nhìn thấy cái học thuyết súng trường và carbine chủ yếu chỉ bắn phát một đã khá là lỗi thời. Vì vậy họ lập chương trình NGSW với mục tiêu ban đầu là thay M249, nhưng sau đó nhanh chóng tách chương trình ra làm AR- Automatic Rifle để thay M249 và R-Rifle để thay M4A1. Tuy có một số hướng đi đúng như 2 súng dùng chung hộp tiếp đạn và chia sẻ thiết kế, tuy nhiên chương trình này chưa thực sự nhấn mạnh vào việc phát huy mật độ hỏa lực của tiểu đội, mà lại yêu cầu đạn có áp suất nòng ngang pháo tăng 120mm( sau này hạ xuống cho thực tế hơn) và bắn ra 1000m, cũng như các nguyên mẫu của chương trình vẫn có quá nhiều nguyên mẫu AR là súng sử dụng dây đạn. Chỉ ngoại trừ nguyên mẫu của GD là cả 2 súng đều dùng hộp tiếp đạn.

1599629643487.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Toi88888

Xe điện
Biển số
OF-716987
Ngày cấp bằng
20/2/20
Số km
2,099
Động cơ
101,958 Mã lực
Tắc cú là bắn lỗi cụ ei, bọn nó sợ là bắn điểm xạ 2 viên một nhé :D
Dùng từ tắc cú là ko chuẩn. Ak cụ bóp cò đủ độ cỡ 60% là đạn nổ rồi. Bóp thêm tí nữa chưa kịch cò đã là viên thứ 2. Lập tức nhả ra là 2v. Còn chỉ cần giữ còn là đi cả chùm
(Đk chốt an toàn để nấc liên thanh nhé).
M16 và hậu duệ là tiểu liên cực nhanh (có thể các cụ nhầm AR15). Lí thuyết nhanh hơn mười mấy phần trăm. cháu bóp thử rồi. Băng 15v đi nhanh lắm. chưa biết cách giữ điểm xạ 2v
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,983
Động cơ
473,945 Mã lực
Dùng từ tắc cú là ko chuẩn. Ak cụ bóp cò đủ độ cỡ 60% là đạn nổ rồi. Bóp thêm tí nữa chưa kịch cò đã là viên thứ 2. Lập tức nhả ra là 2v. Còn chỉ cần giữ còn là đi cả chùm
(Đk chốt an toàn để nấc liên thanh nhé).
M16 và hậu duệ là tiểu liên cực nhanh (có thể các cụ nhầm AR15). Lí thuyết nhanh hơn mười mấy phần trăm. cháu bóp thử rồi. Băng 15v đi nhanh lắm. chưa biết cách giữ điểm xạ 2v
AR15 cũng bóp cò đi cả băng. Ngày bé em được bắn suốt, nghe roạt phát hết 20 viên rồi :D
 

kybinhbay

Xe tăng
Biển số
OF-193743
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
1,008
Động cơ
546,362 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ CỬA KHẨU
Nếu cụ muốn bắn cả vườn hoa không tiếc đạn thì AK47. Và nếu cụ muốn phệt đâu ra đấy thì cữ mẽo mà phang!
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,834
Động cơ
138,330 Mã lực
M16 chính xác, độ nẩy ko lớn là đúng, nhưng vấn đề ra trận ko có thời gian ngắm đầu ruôi thoải mái đâu, súng trường tấn công phải dùng để áp chế hỏa lực nữa, đánh nhau thì cả Mỹ cũng thừa nhận tầm bắn súng trường tấn công chính xác khoảng 100m, AK cũng thế mà mấy dòng AK sau như AK74 đã giảm độ nẩy súng rồi nên ưu thế M16 ko còn được
 

tientaninfotech

Xe tăng
Biển số
OF-373036
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
1,893
Động cơ
518,353 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mỗi thằng có ưu nhược điểm riêng. AK có tính thực chiến tốt hơn M16.
 

kingpokemon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733223
Ngày cấp bằng
19/6/20
Số km
273
Động cơ
71,446 Mã lực
Tuổi
50
Hôm qua có người bảo AK sau này học M16 cái này cái kia, sau khi được giảng giải thì đã thông, tuy nhiên cần nói thêm dòng súng M27 IAR sắp thay thế M249, M16A4 và M4A1 cũng được xem học hỏi 1 dòng súng liên quan tới AK đó là RPK, có thể nói Mỹ đã học hỏi kinh nghiệm của LX cách đây hơn 50 năm

View attachment 5451182

Mỹ đi sau Liên Xô (Nga) về phát triển súng bộ binh, khi Nga đã bỏ RPD từ lâu, còn Mỹ giờ mới quyết định bỏ M249 để thay bằng một thứ như RPK. M249 và RPD đều có nhước điểm chung là bắn thiếu chính xác, ưu điểm là mật độ hỏa lực cao bị lu mờ trước việc cả tiểu đội được trang bị súng có chế độ bắn liên thanh. Ngược lại RPK, M27 IAR và NGSW-AR có độ chính xác bắn cao nhờ bắn ở khóa nòng đóng ở chế độ phát một, có câu tạo đơn giản và nhẹ, tuy không tạo ra mật độ hỏa lực lớn bằng súng bắn dây đạn, nhưng chúng có thể vừa đóng vai trò là DMR vừa là trung liên.

Ưu điểm của RPK-16 hiện đại so với M27 đó là có khả năng thay nòng, cho phép xạ thủ lựa chọn độ dài nòng phù hợp, cải tiến này phù hợp cho các lực lượng đặc nhiệm, cũng là phù hợp cho Vệ binh quốc gia Nga và thậm chí là đặc nhiệm quân đội Nga.

Theo học thuyết quân sự về chiến thuật tiểu đội bộ binh có phần khá cổ điển và lạc hậu. Quan điểm của họ là biên chế chủ yếu là người lính bộ binh mang súng trường, sử dụng bắn phát một , có thể cả tiểu đội trang bị chỉ có súng trường và carbine, chế độ bắn liên thanh của súng trường không bao giờ được coi trọng. Sau này tới thời hiện đại thì biên chế thành tổ hỏa lực, 1 tiểu đội 2 tổ, mỗi tổ xoay quanh việc phục vụ 1 khẩu súng máy nạp dây đạn, của tổ hỏa lực đó, hỏa lực súng trường chỉ là phụ. Chính vì vậy, M16 và M4 từng có thời điểm chỉ có chế độ phát 1 và loạt ngắn 3 viên, và tới ngày nay vẫn dùng nòng sử khoan và cắt khương tuyến truyền thống, nòng mỏng, nhanh nóng, nhanh hỏng hơn nòng gia công bằng công nghệ rèn nguội với búa thủy lực. Quan điểm bảo thủ của Mỹ đã buộc NATO chậm đưa vào sử dụng đạn súng trường cỡ trung, mà sử dụng 7,62x51 làm đạn tiêu chuẩn trong nhiều năm. Hiện tại, Mỹ lại phát triển đạn 6,8mm mới, với yêu cầu bắn xa ra tận 1000m.

View attachment 5451183


Trong khi đó, Liên Xô sau thế chiến thứ 2 thấy được giá trị của mật độ hỏa lực dày đặc của 1 tiểu đội trang bị hoàn toàn bằng súng liên thanh. Chính vì vậy, Liên Xô đưa ra khái niệm vũ khí mới học theo Machinenkarbiner của Đức, chính là khái niệm автомат: được định nghĩa là Автоматический карабин, Avtomatich Karabin, dịch nghĩa đen là súng Carabine Tự động, hay súng trường nhỏ nhẹ ngắn có chế độ liên thanh. Khẩu Avtomat đầu tiên được đưa vào trang bị quân đội Liên Xô là Avtomat Kalshnikova, hay Súng Carabine tự động của Kalashnikov. Ban đầu, chương trình phát triển đạn M43 bao gồm 4 loại súng gồm, súng carabine lên đạn bằng tay giống Mosin, súng carabine nạp đạn tự động được chọn ra là SKS, Carabine tự động được chọn ra là AK và súng trung liên là RPD. Tuy nhiên súng lên đạn bằng tay nhanh chóng bị bỏ đi, SKS nhanh chóng dừng lại ở trang bị tuyến sau. Sau đó RPD thì cũng bị bỏ đi do thực tế chỉ ra rằng, mật độ hỏa lực của cả 1 tiểu đội trang bị AK vượt trội hơn RPD, nên vai trò súng trung liên cho tiểu đổi không cần thiết phải là súng có dân đạn, và nếu cần thì dùng cỡ đạn lớn hơn cho tầm bắn xa hơn.

View attachment 5451188

Như vậy, chúng ta đã thấy khác biệt của Mỹ/NATO và Nga. Một bên coi súng trường là súng phát một, sau này tối giản thành vũ khí hỗ trợ cho trung liên, phát một là chế độ bắn chính của súng trường, liên thanh bị coi là phụ. Một bên coi chế độ liên thanh là chế độ chính còn phát một là phụ, thay vì các thành viên tiểu đội xoay quanh tay súng trung liên, thì cả tiểu đội có khả năng tạo ra hỏa lực dầy đặc.

Cũng chính vì vậy, Liên Xô đã đưa vào sử dụng trung liên RPK, có thể coi là DMR đầu tiên. Khác với các trung liên trước đó, chương trình phát triển súng của Liên Xô trong thập niên 50 mà kết quả là RPK và AKM có yêu cầu cụ thể là súng trung liên phải dùng chung thiết kế với súng Avtomat, dùng chung hộp tiếp đạn, và tầm bắn phải vượt xa Avtomat. Yêu cầu về mật độ hỏa lực của súng trung liên mới không được nhấn mạnh bằng khả năng cơ động, tầm bắn xa và đồng bộ hóa với súng Avtomat. Tầm bắn vượt trội đạt được qua việc độ chính xác bắn của trung liên phải cao hơn Avtomat. RPK giải quyết vấn đề này bằng việc có thiết kế không khác AKM là mấy, có khoảng cách giữa thước ngắm và đầu ruồi hơn AKM rất nhiều và có nòng dày hơn. Mật độ hỏa lực của RPK cao hơn AKM đạt được là nhờ sử dụng hộp tiếp đạn lớn hơn là hộp 40 viên và hộp tròn 75 viên.

So với NATO cùng thời điểm, thì cách biên chế của Liên Xô lúc bấy giờ cơ động và hiệu quả hơn nhiều.

View attachment 5451184

Thủy quân lục chiến Mỹ trong thập niên 90 cũng đã nhận ra ưu việt của mật độ hỏa lực của cả tiểu đội so với cách biên chế tổ hỏa lực trang bị trung liên dây đạn. Tuy nhiên như đã nói, M16 và M4 không đáp ứng được cách đánh này do. M4 thiết kế với nòng mỏng, nòng khắt khương tuyến thông thường, được USSOCOM tự sửa thành súng liên thanh biên chế cho cả tiểu đội, dùng mật độ hỏa lực để chế áp địch, thay vì mang theo súng máy dây đạn to nặng, thì liên tục bị nổ nòng, khóa nòng bị xé, bệ khóa nòng nứt. Các vấn đề của M4 được khắc phục ở M4A1 khi sử dụng nòng dày hơn, có sẵn chế độ liên thanh không phải chế cháo. Tuy nhiên nòng vẫn là khoan cắt khương tuyến thông thường.

Để đạt được việc biên chế mới thì USMC không thể sử dụng M16A4 và M4A1. Tuy nhiên lục quân Mỹ không cho phép USMC tự ý phát triển và mua một súng trường tiêu chuẩn mới vì lo ngại các binh chủng không sử dụng súng tương thích lẫn nhau. Chính vì vậy USMC phải lập ra chương trình IAR, Infantry Automatic Rifle để thay thế M249 thay vì thay M4A1. Tuy nhiên, mục tiêu chính của IAR, là USMC tạo ra một khẩu súng bộ binh theo yêu cầu của riêng họ, loại bỏ nòng khoan cắt khương tuyến kiểu truyền thống. Để tránh lằng nhằng, họ cũng giữ mô hình tổ hỏa lực để trang bị IAR và M4A1 song song.

Sản phẩm là M27 IAR chính là bản sao của RPK và học thuyết sử dụng cũng gần tương tự. Điểm khác biệt lớn nhất giữa M27 IAR với M16A4 và M4A1 là nòng của M27 là nòng rèn nguội, không phải là nòng khoan cắt khương tuyến truyền thống. Các nghiên cứu của USMC cũng chỉ ra rằng, một tiểu đội trang bị M4A1 và M27IAR có mật độ hỏa lực cao hơn mô hình tổ hỏa lực M249 cũ. M27 có độ chính xác bắn ưu việt so với M4A1, nên lính USMC cũng đã sử dụng nó làm nhiệm vụ DMR, điều này dẫn đến USMC đưa ra phiên bản DMR cụ thể là M38 DMR, là một khẩu M27 thay ACOG bằng kính ngắm bắn tỉa. Trong tương lai, USMC sẽ đạt mục tiêu cả tiêu đội trang bị M27 IAR và M38 DMR cũng khá giống với tiểu đội Liên Xô trang bị AKM và RPK xưa kia, đó là cả tiểu đội trang bị súng có nhiệm vụ chính là liên thanh, trong đó 1 vài khẩu có tầm bắn vượt trội hơn chính designated marksman.

Nguyên nhân là vì cách tổ chức quá bảo thủ và lằng nhằng, USMC bắt buộc phải chọn đường vòng để thay đổi súng trường tiêu chuẩn và học thuyết quân sự. Nhiều người lại có cái nhìn lệch lạc rằng USMC làm vậy là để tránh lợi ích nhóm, để cho súng siêu việt thượng đẳng của H và K vào trang bị quân đội Mỹ. Thế USMC o bế cho H và K thì không phải là lợi ích nhóm à.

Sau USMC, thì Luc quân Mỹ cũng nhìn thấy cái học thuyết súng trường và carbine chủ yếu chỉ bắn phát một đã khá là lỗi thời. Vì vậy họ lập chương trình NGSW với mục tiêu ban đầu là thay M249, nhưng sau đó nhanh chóng tách chương trình ra làm AR- Automatic Rifle để thay M249 và R-Rifle để thay M4A1. Tuy có một số hướng đi đúng như 2 súng dùng chung hộp tiếp đạn và chia sẻ thiết kế, tuy nhiên chương trình này chưa thực sự nhấn mạnh vào việc phát huy mật độ hỏa lực của tiểu đội, mà lại yêu cầu đạn có áp suất nòng ngang pháo tăng 120mm( sau này hạ xuống cho thực tế hơn) và bắn ra 1000m, cũng như các nguyên mẫu của chương trình vẫn có quá nhiều nguyên mẫu AR là súng sử dụng dây đạn. Chỉ ngoại trừ nguyên mẫu của GD là cả 2 súng đều dùng hộp tiếp đạn.

View attachment 5451186
Bác ơi, bác học LX rồi toàn copy LX ra giảng giải, ngày xưa nói đến Mig 21-23 bác cũng vậy mà... tài liệu của bácnó phiến diện nên không chấp
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,418
Động cơ
408,783 Mã lực
Thời bi giờ Full giáp. Chỉ có AK47 bắn đạn xuyên giáp kiểu mới là còn hiệu quả.
M16 bắn đạn súng săn. Bắn đám cởi truồng chính xác hơn. Nhưng đụng vào giáp nảy tưng tưng.
Lìu tìu như VN cũng chế được giáp che đạn.
Bách nhục cho đế quốc.
Mỹ phải thay súng. Loại có thể tùy biến đổi cỡ nòng. Bắn tập với oánh thổ dân chơi đạn 5,56. Đụng phải thứ dữ Iran thay ngay đạn xưa cũ 7,62x51 mới ăn thua.
Cụ hơi chụp mũ. Chiến tranh chết vì đạn bộ binh rất ít so với bom, mìn, pháo, súng máy, bắn tỉa... Đến Nga cũng chuyển dần sang cỡ đạn 5,56 để nhẹ, mang nhiều đạn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top