Nếu vậy thì tốt quá ạ, chủ yếu tuyến Hà Giang cần đầu tư hơn vì phía Lai Châu cũng không có ưu điểm gì nhiều!
Nhưng sao đường Lai Châu lại triển khai trước cụ nhỉ? Mong cụ chỉ bảo thêm ạ
Cái này chi tiết nhà cháu không rõ lắm. Chỉ loáng thoáng nghe nhưng chắc đúng:
Chính xác là 3 tỉnh Hà Giang - Yên Bái- Lai Châu (trực tiếp các Sở GTVT) có tham mưu phối hợp để triển khai các dự án trên đề xuất Trung ương và đã được duyệt về chủ trương.
Nói Hà Giang cần hơn Lai Châu hay Lai Châu cần hơn thì rất khó so sánh, một là 10, một là 7-8:
Thứ nhất:
Hai tỉnh đều là biên giới, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng.
Đối với Hà Giang thì có 2 ưu tiên là:
- Làm đường nối NB-LC với Hà Giang thúc đẩy phát triển các huyện vùng Bắc Quang lên Hà Giang để phát triển kinh tế. Khu vực này cũng có một số tuyến chạy về Tuyên Quang hoặc qua Lào Cai với cấp độ đường miền núi tương đối (nhà cháu không nhớ cấp mấy)...
- Làm đường từ Đồng Văn nối với Hà Giang hoặc từ Đồng Văn qua Ba Bể về Thái Nguyên (Phương án này đã có nhưng còn xem xét và kêu gọi vốn). Đây là tuyến hết sức quan trọng mà tỉnh Hà Giang muốn triển khai nhưng đầu tư sẽ lớn nên phải cân nhắc.
Với Hà Giang nối cao tốc NB-LC với TP Hà Giang thì cũng mới được một nửa của bài toán phát triển (còn làm đường lên Đồng Văn nữa).
Đối với Lai Châu:
- Đường lên qua cầu Trung Hoà - Tân Sơn - nghĩa lộ - Mù Cang Chải - Than Uyên - Lai Châu đường khá xa, địa hình phức tạp nên không phải là cửa chính của tỉnh.
- Đường từ Điện Biên Qua còn khó khăn hơn.
- Đường Nôi Bài - Lào Cai 300km sẽ là cửa chính để Lai Châu đấu nối làm cao tốc:
+ PA 120km từ Lào Cai sang Lai Châu được coi là tuyến ngắn và thuận lợi nhưng không triển khai đươc vì quan đèo cao, sương mù
+ Phương án lựa chọn: Nối từ Văn Yên qua Than Uyên (đã chọn).
Với Lai Châu, khi thông được cao tốc sẽ thúc đẩy KT-XH các địa phương "vùng trũng" nhưng có nhiều tiềm năng phát triển: Văn Yên, Văn Mù Cang Chải, Than Uyên, đồng thời mở cửa cho cả một khu vực rộng lớn phía Tây: Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường tè và phía Đông bắc tỉnh Điện Biên phát triển, đấu nối vào quốc lộ 6 (TX Mường Lay) thúc đẩy phát triển vùng phòng hộ đầu nguồn thuỷ điện Sơn la, Lai Châu (ý nghĩa hơn)
Tuy vậy, có một yếu tố khác mà (theo cảm quan nhà cháu) là lãnh đạo Lai Châu đặc biệt quan tâm phát triển hạ tầng. Cả một nhiệm kỳ, nhiệm vụ chính trị của Chủ tịch hiện nay (được luân chuyển từ TW về): Anh làm cho được con đường nối cao tốc là dân Lai Châu được nhờ.
Có thể nói, quyết tâm của chính quyền Lai Châu cao hơn.
Cũng có thể như vậy mà hợp phần của Lai Châu được ưu tiên triển khai sớm hơn chút.
Chắc chắn trong 2020 hoặc 2021, thậm chí nếu thuận lợi sẽ sớm hơn đường nối NB-LC với Lai Châu sẽ khởi công.
Đường nối Hà Giang với NB-LC cũng vậy nhưng có thể chậm hơn chút.