[Funland] Các cụ các mợ ơi, mọi người có ai ở khu phố cổ không ạ ?

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
13,034
Động cơ
463,965 Mã lực
Dân “phố cổ” ở Hà Nội cũng dăm bảy loại. Giang hồ hay phân định là Hà Nội “54”, “Hà Nội 75” và “Hà Nội 00”

”Hà Nội 54” là những người tuy có thể xuất thân từ các tỉnh lân cận nhưng họ đã sinh sống ở Hà Nội, có nhà riêng (nhà riêng có giấy tờ chính chủ do nhà nước VN thời đó cấp) từ năm 1954 trở về trước. Ở khu phố cổ, những người Hà Nội sống trong những căn nhà đa phần tuy hẹp về chiều ngang nhưng sâu vào phía trong. Nhà thường có các phòng ốc riêng biệt, tiện nghi đủ dùng, không chung đụng bất cứ “tiện ích” gì với hàng xóm. Mỗi gia đinh một số nhà. Những người “sang chảnh“ hay có tý Tây hoá thì chọn khu phố Tây (Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, Bà Triệu, Hàng Bài, Quán Thánh…). Mỗi gia đình một biệt thự riêng và họ không dùng chung toa-let với hàng xóm :).

Năm 54 rất nhiều gia đình vào Nam. Rồi tản cư, nhiều người Hà Nội thời đó khi về bị chiếm mất nhà. Đòi chỉ được 1 phần, phải chấp nhận cho những người ở nơi khác đến ngang nhiên vào ở trong nhà mình. Số lượng người “Hà Nội 54” thực sự bây giờ còn ở lại khu phố cổ hay khu phố Tây của Hà Nội cực kỳ hiếm. Họ có thể vẫn đang cự ngụ ngay khu phố cổ, khu phố Tây của Hà Nội. Họ cũng có thể hiện đang là cư dân quận 13 ở Paris, hay họ đang sống ở một hẻm yên tĩnh nào đó trong Sài Gòn. Phải có duyên lắm mới gặp được họ, nói chuyện với họ rất thú vị. Họ xuất thân từ những gia đình và môi trường có chút học hành, nề nếp, có truyền thống và họ đã sống qua nhiều thăng trầm nên nhân sinh quan của họ rất tinh tế, nhân văn.

“Hà Nội 75” là để nói về những người “Hà Nội” đến ở khu phố cổ sau năm 1954 cho đến thời gian quanh năm 1975. Rất nhiều người trong số họ là dân chạy loạn từ ngoại tỉnh vào. Nhiều gia đình sau năm 54 và sau 75 được NN chia cho một căn phòng be bé trong cả toà nhà mà ngày xưa chỉ có 1 gia đình ở. Mười mấy gia đình chen nhau trong một số nhà, chia nhau 1 cái nhà vệ sinh (ngày xưa là nhà vệ sinh riêng, sau khi các gia đình vào ở thì thành nhà vệ sinh công cộng). Mấy chục năm ròng cha chung không ai khóc, không ai sửa sang duy tu các “tiện ích” chung này, lâu dần xuống cấp. Rồi chia nhà người ta ra làm mấy phần, lập lối đi vào sâu bên trong, rồi ngăn ra làm lối đi riêng lên gác, đều là tự làm, không theo quy hoạch, đa phần là chiếm được chút nào thì chiếm. Rồi “chạy” được sổ đỏ, rồi người mới mua lại của người cũ, nhưng kể cả khi họ không nhảy dù, không lấn chiếm thì họ không phải người Hà Nội gốc theo tiêu chí “54” của giới giang hồ.

Những người ”Hà Nội” này nhiều người thường có thái độ khá chảnh, hay coi thường dân từ nơi khác đến và đi đâu cũng tự nhận mình là “người Hà Nội”, dân “phố cổ”. Cách nói chuyện của họ nhiều khi không hề “Hà Nội” chút nào.

”Hà Nội 00” là nói về những người Hà Nội đến khu phố cổ tầm từ năm 2000 trở về sau, có tiền, mua nhà khu phố cổ, sửa sang lại. Những người này tuy đến sau nhưng họ có tiền, có thế, nên nhiều người trong số họ lại thành ra “có công” sửa sang phố cổ và cũng nhờ đó mà bộ mặt phố cổ cũng được chỉnh trang tốt hơn. Dân có tiền mua lại nhà phố cổ để kinh doanh (như mở khách sạn) khá nhiều.

Vì thế các cụ khi nói về “người Hà Nội” nói chung và “dân phố cổ” nói riêng cũng như thầy bói xem voi. Gặp được người 54 thì khen “Ôi sao hoa nhài thế”. Đến thăm nhà “dân phố cổ” Hà Nội 75 thì chê ỏng eo cái toa-let kinh dị, ở chen chúc, tối tăm... Đến khi gặp được người Hà Nội 00 thì lại bảo người Hà Nội giờ sao lắm người giàu thế!!! :)

Vật đổi sao rời. Hà Nội trải qua bao nhiêu thăng trầm. Cùng với thời gian, những thanh lịch, lãng mạn, những tối tăm, những xưa cũ, những đổi thay, hạnh phúc và khổ đau, những bon chen và những toan tính cơm áo gạo tiền… tất cả đã góp phần tạo nên một Hà Nội hiện đại mà vẫn phảng phất nét đẹp “ngàn năm văn hiến” rất riêng.
Rất hay, một cái nhìn đầy suy ngẫm👌
 

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,803
Động cơ
926,968 Mã lực
bên ngoài thôi, cụ mà vào sâu nhà trong phố cổ thì ko hiểu cụ còn thích nữa ko ?
 

Romeo_HN

Xe tăng
Biển số
OF-118223
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
1,511
Động cơ
399,112 Mã lực
Dân “phố cổ” ở Hà Nội cũng dăm bảy loại. Giang hồ hay phân định là Hà Nội “54”, “Hà Nội 75” và “Hà Nội 00”

”Hà Nội 54” là những người tuy có thể xuất thân từ các tỉnh lân cận nhưng họ đã sinh sống ở Hà Nội, có nhà riêng (nhà riêng có giấy tờ chính chủ do nhà nước VN thời đó cấp) từ năm 1954 trở về trước. Ở khu phố cổ, những người Hà Nội sống trong những căn nhà đa phần tuy hẹp về chiều ngang nhưng sâu vào phía trong. Nhà thường có các phòng ốc riêng biệt, tiện nghi đủ dùng, không chung đụng bất cứ “tiện ích” gì với hàng xóm. Mỗi gia đinh một số nhà. Những người “sang chảnh“ hay có tý Tây hoá thì chọn khu phố Tây (Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, Bà Triệu, Hàng Bài, Quán Thánh…). Mỗi gia đình một biệt thự riêng và họ không dùng chung toa-let với hàng xóm :).

Năm 54 rất nhiều gia đình vào Nam. Rồi tản cư, nhiều người Hà Nội thời đó khi về bị chiếm mất nhà. Đòi chỉ được 1 phần, phải chấp nhận cho những người ở nơi khác đến ngang nhiên vào ở trong nhà mình. Số lượng người “Hà Nội 54” thực sự bây giờ còn ở lại khu phố cổ hay khu phố Tây của Hà Nội cực kỳ hiếm. Họ có thể vẫn đang cự ngụ ngay khu phố cổ, khu phố Tây của Hà Nội. Họ cũng có thể hiện đang là cư dân quận 13 ở Paris, hay họ đang sống ở một hẻm yên tĩnh nào đó trong Sài Gòn. Phải có duyên lắm mới gặp được họ, nói chuyện với họ rất thú vị. Họ xuất thân từ những gia đình và môi trường có chút học hành, nề nếp, có truyền thống và họ đã sống qua nhiều thăng trầm nên nhân sinh quan của họ rất tinh tế, nhân văn.

“Hà Nội 75” là để nói về những người “Hà Nội” đến ở khu phố cổ sau năm 1954 cho đến thời gian quanh năm 1975. Rất nhiều người trong số họ là dân chạy loạn từ ngoại tỉnh vào. Nhiều gia đình sau năm 54 và sau 75 được NN chia cho một căn phòng be bé trong cả toà nhà mà ngày xưa chỉ có 1 gia đình ở. Mười mấy gia đình chen nhau trong một số nhà, chia nhau 1 cái nhà vệ sinh (ngày xưa là nhà vệ sinh riêng, sau khi các gia đình vào ở thì thành nhà vệ sinh công cộng). Mấy chục năm ròng cha chung không ai khóc, không ai sửa sang duy tu các “tiện ích” chung này, lâu dần xuống cấp. Rồi chia nhà người ta ra làm mấy phần, lập lối đi vào sâu bên trong, rồi ngăn ra làm lối đi riêng lên gác, đều là tự làm, không theo quy hoạch, đa phần là chiếm được chút nào thì chiếm. Rồi “chạy” được sổ đỏ, rồi người mới mua lại của người cũ, nhưng kể cả khi họ không nhảy dù, không lấn chiếm thì họ không phải người Hà Nội gốc theo tiêu chí “54” của giới giang hồ.

Những người ”Hà Nội” này nhiều người thường có thái độ khá chảnh, hay coi thường dân từ nơi khác đến và đi đâu cũng tự nhận mình là “người Hà Nội”, dân “phố cổ”. Cách nói chuyện của họ nhiều khi không hề “Hà Nội” chút nào.

”Hà Nội 00” là nói về những người Hà Nội đến khu phố cổ tầm từ năm 2000 trở về sau, có tiền, mua nhà khu phố cổ, sửa sang lại. Những người này tuy đến sau nhưng họ có tiền, có thế, nên nhiều người trong số họ lại thành ra “có công” sửa sang phố cổ và cũng nhờ đó mà bộ mặt phố cổ cũng được chỉnh trang tốt hơn. Dân có tiền mua lại nhà phố cổ để kinh doanh (như mở khách sạn) khá nhiều.

Vì thế các cụ khi nói về “người Hà Nội” nói chung và “dân phố cổ” nói riêng cũng như thầy bói xem voi. Gặp được người 54 thì khen “Ôi sao hoa nhài thế”. Đến thăm nhà “dân phố cổ” Hà Nội 75 thì chê ỏng eo cái toa-let kinh dị, ở chen chúc, tối tăm... Đến khi gặp được người Hà Nội 00 thì lại bảo người Hà Nội giờ sao lắm người giàu thế!!! :)

Vật đổi sao rời. Hà Nội trải qua bao nhiêu thăng trầm. Cùng với thời gian, những thanh lịch, lãng mạn, những tối tăm, những xưa cũ, những đổi thay, hạnh phúc và khổ đau, những bon chen và những toan tính cơm áo gạo tiền… tất cả đã góp phần tạo nên một Hà Nội hiện đại mà vẫn phảng phất nét đẹp “ngàn năm văn hiến” rất riêng.
Và những người gốc gác trước 1954 trở về trước thường e dè, khép kín, không khoe khoang và chả bao giờ nói TÔI LÀ DÂN PHỐ CỔ, vì vậy người lạ có gặp, tiếp xúc cũng không biết. Những người sống trong khu phố cổ, hay bĩu môi chê NGƯỜI NHÀ QUÊ, trước đây thường là người làm, người ở, sau chủ di cư hoặc bị tịch thu tài sản thì được ở lại rồi sinh con đẻ cái. Sau những năm 1990 về sau, nhiều người giàu ở các tỉnh (Lạng Sơn, Móng cái...) về mua gộp nhiều hộ rồi đập đi xây lại... nói chung nhiều vấn đề. Một số cụ có cái nhìn không tốt về khu phố cổ, vì chưa gặp chưa hiểu họ. Cũng như vô số miền quê khác, ở đâu cũng có mặt tốt - xấu. Hà nội cũng vậy, kẻ chợ tấp lập người ra kẻ vào từ khắp nơi, nên cũng sẽ du nhập các vấn đề từ những người đó tạo lên NẾP ĂN Ở với tầng lớp đó...
 

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
967
Động cơ
7,669 Mã lực
Tuổi
45
E đoán cụ thớt muốn quảng cáo quán bún ốc thôi
 

KATATechnology

Xe hơi
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-831478
Ngày cấp bằng
14/5/22
Số km
147
Động cơ
326 Mã lực
Website
katatech.net
Nhà bà nội em ở cuối phố Tràng Thi, gần ngã 5 cửa Nam, đúng kiểu nhà ống phố cổ luôn ạ. Đi thẳng vào 1 cái ngõ tối, rộng không nổi 1 mét, 2 người đi ngược chiều thì phải nghiêng người lách qua, đi qua 3 nhà hàng xóm thì mới tới nhà bà nội em, tầng 1 là nhà bà nội em ở diện tích khoảng hơn 20 mét, còn tầng 2 thì lại là nhà hàng xóm. Ở đây dù gần trung tâm, đi bộ lên hồ gươm tầm 10 phút, những ở cũng khá là khổ vì chật chội, nhà vệ sinh thì ko được sạch sẽ vì là khu vệ sinh chung của ngõ. Nhưng có lẽ vẫn rộng hơn 1 số bác ở trung tâm khu phố cổ
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,685
Động cơ
829,776 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em dân quê lên học - rồi sống ở ven bờ sông Hồng HN. Em hóng các cụ kể chuyện món ăn - bài thuốc phố cổ.
Em từng nhận cải một số căn nhà trong ngõ sâu phố cổ, em thấy quá ngột ngạt so với gió sông Hồng.
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,440
Động cơ
288,547 Mã lực
Dân “phố cổ” ở Hà Nội cũng dăm bảy loại. Giang hồ hay phân định là Hà Nội “54”, “Hà Nội 75” và “Hà Nội 00”

”Hà Nội 54” là những người tuy có thể xuất thân từ các tỉnh lân cận nhưng họ đã sinh sống ở Hà Nội, có nhà riêng (nhà riêng có giấy tờ chính chủ do nhà nước VN thời đó cấp) từ năm 1954 trở về trước. Ở khu phố cổ, những người Hà Nội sống trong những căn nhà đa phần tuy hẹp về chiều ngang nhưng sâu vào phía trong. Nhà thường có các phòng ốc riêng biệt, tiện nghi đủ dùng, không chung đụng bất cứ “tiện ích” gì với hàng xóm. Mỗi gia đinh một số nhà. Những người “sang chảnh“ hay có tý Tây hoá thì chọn khu phố Tây (Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Gia Thiều, Trần Quốc Toản, Bà Triệu, Hàng Bài, Quán Thánh…). Mỗi gia đình một biệt thự riêng và họ không dùng chung toa-let với hàng xóm :).

Năm 54 rất nhiều gia đình vào Nam. Rồi tản cư, nhiều người Hà Nội thời đó khi về bị chiếm mất nhà. Đòi chỉ được 1 phần, phải chấp nhận cho những người ở nơi khác đến ngang nhiên vào ở trong nhà mình. Số lượng người “Hà Nội 54” thực sự bây giờ còn ở lại khu phố cổ hay khu phố Tây của Hà Nội cực kỳ hiếm. Họ có thể vẫn đang cự ngụ ngay khu phố cổ, khu phố Tây của Hà Nội. Họ cũng có thể hiện đang là cư dân quận 13 ở Paris, hay họ đang sống ở một hẻm yên tĩnh nào đó trong Sài Gòn. Phải có duyên lắm mới gặp được họ, nói chuyện với họ rất thú vị. Họ xuất thân từ những gia đình và môi trường có chút học hành, nề nếp, có truyền thống và họ đã sống qua nhiều thăng trầm nên nhân sinh quan của họ rất tinh tế, nhân văn.

“Hà Nội 75” là để nói về những người “Hà Nội” đến ở khu phố cổ sau năm 1954 cho đến thời gian quanh năm 1975. Rất nhiều người trong số họ là dân chạy loạn từ ngoại tỉnh vào. Nhiều gia đình sau năm 54 và sau 75 được NN chia cho một căn phòng be bé trong cả toà nhà mà ngày xưa chỉ có 1 gia đình ở. Mười mấy gia đình chen nhau trong một số nhà, chia nhau 1 cái nhà vệ sinh (ngày xưa là nhà vệ sinh riêng, sau khi các gia đình vào ở thì thành nhà vệ sinh công cộng). Mấy chục năm ròng cha chung không ai khóc, không ai sửa sang duy tu các “tiện ích” chung này, lâu dần xuống cấp. Rồi chia nhà người ta ra làm mấy phần, lập lối đi vào sâu bên trong, rồi ngăn ra làm lối đi riêng lên gác, đều là tự làm, không theo quy hoạch, đa phần là chiếm được chút nào thì chiếm. Rồi “chạy” được sổ đỏ, rồi người mới mua lại của người cũ, nhưng kể cả khi họ không nhảy dù, không lấn chiếm thì họ không phải người Hà Nội gốc theo tiêu chí “54” của giới giang hồ.

Những người ”Hà Nội” này nhiều người thường có thái độ khá chảnh, hay coi thường dân từ nơi khác đến và đi đâu cũng tự nhận mình là “người Hà Nội”, dân “phố cổ”. Cách nói chuyện của họ nhiều khi không hề “Hà Nội” chút nào.

”Hà Nội 00” là nói về những người Hà Nội đến khu phố cổ tầm từ năm 2000 trở về sau, có tiền, mua nhà khu phố cổ, sửa sang lại. Những người này tuy đến sau nhưng họ có tiền, có thế, nên nhiều người trong số họ lại thành ra “có công” sửa sang phố cổ và cũng nhờ đó mà bộ mặt phố cổ cũng được chỉnh trang tốt hơn. Dân có tiền mua lại nhà phố cổ để kinh doanh (như mở khách sạn) khá nhiều.

Vì thế các cụ khi nói về “người Hà Nội” nói chung và “dân phố cổ” nói riêng cũng như thầy bói xem voi. Gặp được người 54 thì khen “Ôi sao hoa nhài thế”. Đến thăm nhà “dân phố cổ” Hà Nội 75 thì chê ỏng eo cái toa-let kinh dị, ở chen chúc, tối tăm... Đến khi gặp được người Hà Nội 00 thì lại bảo người Hà Nội giờ sao lắm người giàu thế!!! :)

Vật đổi sao rời. Hà Nội trải qua bao nhiêu thăng trầm. Cùng với thời gian, những thanh lịch, lãng mạn, những tối tăm, những xưa cũ, những đổi thay, hạnh phúc và khổ đau, những bon chen và những toan tính cơm áo gạo tiền… tất cả đã góp phần tạo nên một Hà Nội hiện đại mà vẫn phảng phất nét đẹp “ngàn năm văn hiến” rất riêng.
Cụ kể còn thiếu ạ, những người ở phố Hàng rất nhiều người là dân các tỉnh lên những năm 1800s, sau đó mua nhà ở các phố Hàng (Hàng Bạc, Cửa Nam, hàng Thiếc, v.v.) họ là dân buôn bán, ko phải kiểu nhà nho, quan lại, hoặc dân làm cho Pháp ngày xưa như dân 54 mà cụ kể ở trên. Họ cũng ở riêng 1 nhà, thậm chí còn mua 2-3 căn liền nhau để buôn bán.
Sau bao thăng trầm của lịch sử, thì họ cũng ko đi đâu cả (phần vì họ là dân buôn bán, nên cũng ko có nợ máu hay dính líu gì với Pháp, với Mỹ hay phải sợ chạy cả), nhà họ họ vẫn ở, nhưng sau thời gian, thì gia đình đông lên, chia dần cho con cái (mà nhiều lắm, 8-10 người con cũng có), sau dần ddời các con, ddời các cháu đông hơn, ko ở chật nữa mà bán dần vào tay người ngoài, lâu dần thì cứ thành xôi đỗ như hiện nay, mỗi nhà có mười mấy mét, sân chung, họ hàng (xa) và người ngoài ở chung với nhau.
 

boy_xedap

Xe điện
Biển số
OF-7160
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
3,187
Động cơ
566,036 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Tam Trinh, Hà Nội
Thời sinh viên bạn em thuê nhà ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ, ấn tượng là nhà vệ sinh chung, có gia đình còn tận dụng lấy làm nơi nấu ăn. Vào đó vệ sinh xong nó cứ ám mùi vào quần áo khằn khằn
 

boy_xedap

Xe điện
Biển số
OF-7160
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
3,187
Động cơ
566,036 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Tam Trinh, Hà Nội
Gọi là phố cổ cho nó sang cái thằng người thôi, phải gọi là phố cũ thì đúng với bản chất hơn. Con người thanh lịch Tràng an ngày xưa bây giờ chắc cũng không còn nhiều do tuổi cao. Con cháu thời nay thì cũng không hơn gì phố mới, có khi còn kém xa nhiều khu đô thị mới hiện nay.
Mấy thứ ăn ngon giờ ở đâu chẳng có, nhiều người hoài niệm thì nâng cao quan điểm, phải ăn chỗ nọ chỗ kia trên phố mới là sành điệu. Thức tế thì ăn cũng không ngon hơn chỗ khác, chỉ được cái đông, đắt, bé và bẩn (phần lớn).
Một người dân ở phố cũ cho hay.
Em đồng ý quan điểm. Giờ thì phần kiến trúc bị phá nát hết rồi, cơi nới, lấn chiếm còn gì nét nguyên sơ đâu
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,645
Động cơ
970,724 Mã lực
E ở Ba Đình nhưng cấp 3 học Phan Đình Phùng nên bạn trên phố cổ nhiều. Nói chung tóm gọn: nhiều xèng, ở chật chội :D
 

Xehoa2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806072
Ngày cấp bằng
1/3/22
Số km
1,938
Động cơ
1,570,520 Mã lực
Nói tới phố cổ chợt kí ức 25 năm trước ùa về ..... leo cầu thang tối om om bé tí xíu lên nhà gái - 1 căn buồng hơn chục mét vuông có kê 1 cái giường gần lối đi :((
 

Sand

Xe tải
Biển số
OF-140721
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
213
Động cơ
360,158 Mã lực
Hàng quán hà nội xưa mà giờ vẫn khiến em vật vã là hàng bún ốc cô Sáu Mai Hắc Đế. Giờ tìm khắp HN, không 1 hàng bún ốc nào được như vậy 🥹
 

Roseday

Xe tải
Biển số
OF-816567
Ngày cấp bằng
27/7/22
Số km
338
Động cơ
6,499 Mã lực
Cụ kể còn thiếu ạ, những người ở phố Hàng rất nhiều người là dân các tỉnh lên những năm 1800s, sau đó mua nhà ở các phố Hàng (Hàng Bạc, Cửa Nam, hàng Thiếc, v.v.) họ là dân buôn bán, ko phải kiểu nhà nho, quan lại, hoặc dân làm cho Pháp ngày xưa như dân 54 mà cụ kể ở trên. Họ cũng ở riêng 1 nhà, thậm chí còn mua 2-3 căn liền nhau để buôn bán.
Sau bao thăng trầm của lịch sử, thì họ cũng ko đi đâu cả (phần vì họ là dân buôn bán, nên cũng ko có nợ máu hay dính líu gì với Pháp, với Mỹ hay phải sợ chạy cả), nhà họ họ vẫn ở, nhưng sau thời gian, thì gia đình đông lên, chia dần cho con cái (mà nhiều lắm, 8-10 người con cũng có), sau dần ddời các con, ddời các cháu đông hơn, ko ở chật nữa mà bán dần vào tay người ngoài, lâu dần thì cứ thành xôi đỗ như hiện nay, mỗi nhà có mười mấy mét, sân chung, họ hàng (xa) và người ngoài ở chung với nhau.
Những con người bị lịch sử bỏ rơi: Ng "yêu nước" như ông Trịnh Văn Bô thì con cháu gian nan đi đòi nhà cho mượn; người "yêu tiền" thì đốt tiền, thả vàng xuống sông Hồng chứ ko muốn hiến; nhà cửa thì bắt buộc phải hiến hoặc công tư hợp doanh cho cán bộ vào ở cùng; ng nhanh chân thì chạy năm 54 và 75; 1 lượng lớn ng Hoa bị ép phải rời khỏi VN năm 79; cuối cùng là những cuộc vượt biên trước năm 90. Câu truyện của nhữngp lớp người xây dựng lên mảnh đất này mà không thấy báo chí nào nhắc đến.
 

Roseday

Xe tải
Biển số
OF-816567
Ngày cấp bằng
27/7/22
Số km
338
Động cơ
6,499 Mã lực
Bún ốc cô Huệ em ăn từ ngày cô mới chỉ là 1 gánh hàng rong chạy quanh phố cổ. Cái ngon nhất của hàng là giấm bỗng cô làm, nhà em trc vẫn lấy thường xuyên để về nấu riêu cua, lẩu gà tại nhà. Nhà cô có vườn chuối nên thỉnh thoảng em còn đc cho hoa chuối hoặc nải chuối ở vườn (chắc là chính sách KH thân thiết). CA đuổi quá mới thuê cái nhà nhỏ ở Nguyễn Siêu, rồi đổi sang nhà lớn. Nhưng càng mở rộng thì chất lượng càng kém: giấm bỗng không thơm, chất lượng ốc đi xuống rất rất nhiều. Mà riêu ốc hay ốc nguội có 2 cái quan trọng nhất thì lại xuống cả 2.
 

nhapnhomsv

Xe tăng
Biển số
OF-65330
Ngày cấp bằng
31/5/10
Số km
1,882
Động cơ
435,385 Mã lực
Hà nội có một lứa đàn ông tầm 50 tuổi trở lên vẫn giữ được chất trang nhã, lịch duyệt. Họ khiêm nhường, ít bon chen. Đa phần lứa này biết cái khổ thời thiên đường nên sống chừng mực, biết người biết ta. Họ ưa kỹ lưỡng, chu đáo, không chụp giật, nhưng hồ nghi những cơ hội. Cái mới thì chưa quen, cái cũ ngấm vào máu nên họ chấp nhận thực tế để vui sống. Một lứa lỡ làng mà chẳng hối tiếc nhiều lắm.
Ta vẫn gặp họ bên những quán cafe yên tĩnh, dù luống tuổi vẫn vui bạn bè thuở học cùng ngày xưa.
Rất đáng yêu !
Phố nhà em đó, cụ nào nhận ra không?
FB_IMG_1629003693244.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top