Đó là chữ KHÔN, nó đồng nghĩa với chữ KHÔNG, nhưng lối cổ nhiều người dùng KHÔN thay cho KHÔNG.
(Cụ liên hệ từ KHÔN XIẾT, KHÔN TẢ...)
cụ Bính là nhà thơ của đồng quê, rất hay dùng từ ngữ theo lối cổ, đặc biệt là cách dùng từ của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
KHÔN, hoặc KHÔNG, trong trường hợp này đều như nhau cả. Dùng từ KHÔNG nó sẽ gần với đại chúng hơn, quen thuộc với lớp người trẻ hơn, và rõ nghĩa hơn với những người không quen nghe thổ ngữ nhiều vùng khác nhau.
Nhưng, nếu chỉ đơn giản thế, thì lại không phải Nguyễn Bính.
Em sửa bài, thêm một ví dụ: Bài thơ "Chờ nhau".
Nguyên tác có 2 câu: "Em nghe họ nói
phong thanh, hình như họ biết...chúng mình với nhau"
Cụm từ "nghe phong thanh" trong lối dùng cổ có nghĩa là "nghe loáng thoáng, mơ hồ", nó được giải nghĩa rất rõ bằng 2 chữ "hình như" ở câu dưới.
Thế nhưng, bây giờ hỏi 100 cụ trong tầm 8x đổ lại đây, em chắc chỉ có độ vài người biết nghĩa của từ này.
Và rất nhiều bản dịch đã đổi sang thành "phong phanh", hay "mong manh"...
"Em nghe họ nói mong manh...", hỏng bố hết thơ cụ Bính.