- Biển số
- OF-384916
- Ngày cấp bằng
- 30/9/15
- Số km
- 9,445
- Động cơ
- 321,105 Mã lực
- Tuổi
- 58
Hơn nghìn còm mà em chưa thấy thớt... tiến hóa tới mức đồng thanh hét oh...yeassss nhở. Vẫn màn dạo đầu vữn...ven ven. Ba vạn chín nghìn chắc xuôi thôi.
Cám ơn cụ. Nhưng em nói thật là chả ai biết Newton nghĩ gì đâu.Vậy cụ trích dẫn một câu nói của người nổi tiếng nhằm chứng minh cho luận điểm của mình nhưng không dịch câu nói đó sang tiếng Việt, không nêu quan điểm câu nói đó mang ý nghĩa gì, thì nó có giá trị gì đâu?
Issac Newton là người theo dị giáo (Heretic). Ông thừa nhận có chúa trời nhưng cho rằng chúa trời chưa chắc đã có quan điểm và hành xử giống như ghi trong kinh thánh. Ông có nhắc tới ví dụ về người mù, đây là một thí nghiệm nổi tiếng. Một số người mù bẩm sinh, sau này vì lý do nào đó mắt sáng trở lại, họ không nhận ra những đồ vật mình vẫn sờ hàng ngày (ví dụ cho họ nhìn quả cầu hình tròn và miếng gỗ hình hộp vuông họ vẫn sờ hàng ngày, họ không phân biệt được). Logic, đạo đức, quan niệm của loài người chỉ giới hạn trong hành vi nhận thức của loài người, và có thể chúa trời không tuân theo những quy tắc đó. Không loại trừ chúa trời không phải là "người tốt" theo định nghĩa của con người, và hành vi "tốt" theo quan niệm con người có thể không "tốt" theo góc nhìn của chúa và ngược lại. Rất có thể sự tồn tại và phát triển của loài người không phải mục đích hay ý muốn của chúa trời. Rất nhiều những quan niệm của dị giáo đi ngược lại tôn giáo chính thống.
Với cách tiếp cận đó, Newton sử dụng khoa học để kiểm định các giả thiết về tôn giáo. Một trong những giả thiết ông đưa ra là trọng lực không thuộc về thế giới khoa học, mà là phép màu của chúa tạo ra (tất nhiên sau này chúng ta tìm ra hạt Higgs - thứ tạo ra lực hấp dẫn rồi). Thay vì tin vào chúa trời, chấp nhận kinh thánh như cách những con chiên ngoan đạo của chính giáo, Newton tìm cách giải mã những ẩn ý trong kinh thánh, tìm cách thí nghiệm để tìm ra sự can thiệp của chúa trời vào thế giới tự nhiên. Cách làm này đi ngược lại nền tảng tôn giáo thời đó, có nguy cơ tước đi toàn bộ thành quả và uy tín của Newton, và do đó ông không bao giờ tuyên bố mình là người dị giáo. Ông vẫn âm thầm nghiên cứu, âm thầm đưa ra các quan điểm về tôn giáo với các đồng nghiệp, ghi chép lại những thí nghiệm, những lập luận của mình về thế giới tự nhiên nhưng tránh không công khai tư tưởng tôn giáo.
Gàn đây đài BBC có làm 1phim tài liệu về tư tưởng dị giáo của Newton:
Newton: The Dark Heretic
Delve into a frighteningly brilliant but deeply troubled mind...This documentary reveals a very different Isaac Newton from that of popular myth - a much more fascinating and complex man than t...documentaryheaven.com
Chính vì thế nhà cháu phải cẩn thận hỏi lại câu trích dẫn các cụ hiểu theo ý nào. Có những câu rất đơn giản, tường minh thì chả cần hỏi. Tuy nhiên nhiều câu đầy ẩn ý, lại tách khỏi ngữ cảnh thì không dễ gì nắm được ý người nói câu đó.Cám ơn cụ. Nhưng em nói thật. Chả ai biết Newton nghĩ gì đâu. Nên chúng ta cứ hiểu theo cách chúng ta hiểu thôi.
Cuối đời Einstein lại ca ngợi đạo Phật đấy cụ.Chính vì thế nhà cháu phải cẩn thận hỏi lại câu trích dẫn các cụ hiểu theo ý nào. Có những câu rất đơn giản, tường minh thì chả cần hỏi. Tuy nhiên nhiều câu đầy ẩn ý, lại tách khỏi ngữ cảnh thì không dễ gì nắm được ý người nói câu đó.
Nhiều nhà khoa học nổi tiếng có niềm tin tôn giáo nhưng lại chỉ là vỏ bọc để dễ phát triển sự nghiệp, tránh đi vào vết xe đổ của Galileo. Có những nhà khoa học thì nói thẳng toẹt ra mình không tin vào chúa như Einstein. Tuy nhiên nhìn chung các nhà khoa học tự nhiên thường không tin vào chúa trời, hoặc nếu tin thì luôn bày tỏ nghi ngờ và không chấp nhận cách hiểu chúa trời như trong kinh thánh. Điều này dễ hiểu, vì càng nghiên cứu khoa học họ càng không tìm thấy bằng chứng cho thấy chúa trời tồn tại và can thiệp vào thế giới tự nhiên.
Cuối đời Einstein lại ca ngợi đạo Phật đấy cụ.
Nhưng mà thôi, mỗi người một niềm tin. Chúng ta nên tôn trọng.
Cũng ko có gì ngạc nhiên khi thời gian xoá mất những dấu vết hữu cơ khiến Darwin thất vọng lúc đó cả. Đợi vài trăm năm sau, khảo cổ, di truyền học phát triển sẽ tìm thấy. Quan trọng là thuyết của Darwin có đẩy đủ các mắt xích.Trong chương 9 quyển " Nguồn gốc các loài" Darwin có viết "Số lượng những sinh vật chuyển tiếp quá độ, vốn đã tồn tại trên trái đất, thật sự là khổng lồ. Nhưng tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng nhất và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi”.
Em hiểu biết nông cạn nên cụ cho em xin một số thông tin chứng minh những suy nghĩ trên của Darwin là dư thừa?!
Ps: em ko chơi wiki nên cụ cho em cái link bài nghiên cứu và chứng minh thì tốt quá ạ!
Quote có nguồn cụ ạ.
Quote của cụ trích 1 quyển sách của Princeton thống kê những câu nói của Einstein, quyển sách đó lại trỏ về 1 quyển sách xuất bản 1968 của 1 chính trị gia kể về 1 cuộc gặp với Einstein năm 1941. Dạng quote này có thể mang tính chủ quan (người nghe cố ý sửa hoặc thuật lại theo ý mình, hoặc nhớ nhầm).Quote có nguồn cụ ạ.
Nó cũng như BBC nói về Newton thôi
Điều nàu chứng tỏ Newton không vô thần. Dị giáo không có nghĩa là vô thần, chỉ là hiểu/nhận thức về Chúa khác với tôn giáo chính thống hay đang thống trị. Do thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo đều chung một Đức chúa trời nhưng chỉ phủ nhận cách hiểu về Chúa của nhau, là dị giáo của nhau nhưng lại cùng chung 1 Chúa.Vậy cụ trích dẫn một câu nói của người nổi tiếng nhằm chứng minh cho luận điểm của mình nhưng không dịch câu nói đó sang tiếng Việt, không nêu quan điểm câu nói đó mang ý nghĩa gì, thì nó có giá trị gì đâu?
Issac Newton là người theo dị giáo (Heretic). Ông thừa nhận có chúa trời nhưng cho rằng chúa trời chưa chắc đã có quan điểm và hành xử giống như ghi trong kinh thánh. Ông có nhắc tới ví dụ về người mù, đây là một thí nghiệm nổi tiếng. Một số người mù bẩm sinh, sau này vì lý do nào đó mắt sáng trở lại, họ không nhận ra những đồ vật mình vẫn sờ hàng ngày (ví dụ cho họ nhìn quả cầu hình tròn và miếng gỗ hình hộp vuông họ vẫn sờ hàng ngày, họ không phân biệt được). Logic, đạo đức, quan niệm của loài người chỉ giới hạn trong hành vi nhận thức của loài người, và có thể chúa trời không tuân theo những quy tắc đó. Không loại trừ chúa trời không phải là "người tốt" theo định nghĩa của con người, và hành vi "tốt" theo quan niệm con người có thể không "tốt" theo góc nhìn của chúa và ngược lại. Rất có thể sự tồn tại và phát triển của loài người không phải mục đích hay ý muốn của chúa trời. Rất nhiều những quan niệm của dị giáo đi ngược lại tôn giáo chính thống.
Với cách tiếp cận đó, Newton sử dụng khoa học để kiểm định các giả thiết về tôn giáo. Một trong những giả thiết ông đưa ra là trọng lực không thuộc về thế giới khoa học, mà là phép màu của chúa tạo ra (tất nhiên sau này chúng ta tìm ra hạt Higgs - thứ tạo ra lực hấp dẫn rồi). Thay vì tin vào chúa trời, chấp nhận kinh thánh như cách những con chiên ngoan đạo của chính giáo, Newton tìm cách giải mã những ẩn ý trong kinh thánh, tìm cách thí nghiệm để tìm ra sự can thiệp của chúa trời vào thế giới tự nhiên. Cách làm này đi ngược lại nền tảng tôn giáo thời đó, có nguy cơ tước đi toàn bộ thành quả và uy tín của Newton, và do đó ông không bao giờ tuyên bố mình là người dị giáo. Ông vẫn âm thầm nghiên cứu, âm thầm đưa ra các quan điểm về tôn giáo với các đồng nghiệp, ghi chép lại những thí nghiệm, những lập luận của mình về thế giới tự nhiên nhưng tránh không công khai tư tưởng tôn giáo.
Gàn đây đài BBC có làm 1phim tài liệu về tư tưởng dị giáo của Newton:
Newton: The Dark Heretic
Delve into a frighteningly brilliant but deeply troubled mind...This documentary reveals a very different Isaac Newton from that of popular myth - a much more fascinating and complex man than t...documentaryheaven.com
Newton không vô thần, nhưng cách hiểu về "thần" của Newton không giống với cách nghĩ của đa phần các cụ theo tôn giáo lâu nay. Newton từ chối chấp nhận vũ trụ này không có thần thánh, nhưng cũng từ chối luôn các vị thần thánh và kinh thánh truyền thống. Cách tiếp cận của Newton gần giống nhiều tôn giáo hiện đại: mượn ý tưởng của đấng tối cao để giải quyết những vấn đề khoa học chưa tìm ra, nhưng cái gì đã tìm ra thì thuộc về khoa học.Điều nàu chứng tỏ Newton không vô thần. Dị giáo không có nghĩa là vô thần, chỉ là hiểu/nhận thức về Chúa khác với tôn giáo chính thống hay đang thống trị. Do thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo đều chung một Đức chúa trời nhưng chỉ phủ nhận cách hiểu về Chúa của nhau, là dị giáo của nhau nhưng lại cùng chung 1 Chúa.
Nhiều người cũng nghĩ như cụ, rằng phải có điều kiện y hệt trái đất mới hình thành sự sống. Đó là vì chúng ta đóng khung sự sống theo mô hình như trên trái đất: dựa vào nguyên tố carbon và oxy.Tương tự thì nhiều nhưng phải giống hệt mới có khả năng duy trì sự sống chứ chưa nói đến khởi nguồn sự sống.
Tất nhiên có thể có sự sống trên nền vật liệu khác trong vũ trụ. Những đến sự sống giống như chúng ta còn đàng tìm trong vô vọng cụ ạ, huồng hồ những thứ như cụ nói.Nhiều người cũng nghĩ như cụ, rằng phải có điều kiện y hệt trái đất mới hình thành sự sống. Đó là vì chúng ta đóng khung sự sống theo mô hình như trên trái đất: dựa vào nguyên tố carbon và oxy.
Liệu có sự sống không cần đến carbon, mà dựa trên lưu huỳnh, nitơ hay nguyên tố nào đó khác? Và nếu có, liệu sự sống này có cần nhiệt độ, ánh sáng, nước như ở trái đất? Đó là những câu hỏi hiện chưa có lời giải đáp, nhưng đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy mọi thứ không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Chúng ta đã tiến rất gần đến việc tạo ra sự sống không cần carbon, mà đi từ silicon. Ngay trên trái đất chúng ta cũng đã tìm ra những vi khuẩn không cần oxy để sống. Hiểu biết về sự sống của chúng ta quá giới hạn, chỉ trong phạm vi 1 hành tinh với khoảng thời gian nghiên cứu và nhận tín hiệu vũ trụ khoảng 200 năm nay. Một lát cắt quá nhỏ trong cả lịch sử vũ trụ, những gì chúng ta biết là quá ít so với những gì có thể biết, và những gì có thể biết không là gì cả so với những gì tồn tại trong vũ trụ.
Cái này em đồng quan điểm với cụ.Nhiều người cũng nghĩ như cụ, rằng phải có điều kiện y hệt trái đất mới hình thành sự sống. Đó là vì chúng ta đóng khung sự sống theo mô hình như trên trái đất: dựa vào nguyên tố carbon và oxy.
Liệu có sự sống không cần đến carbon, mà dựa trên lưu huỳnh, nitơ hay nguyên tố nào đó khác? Và nếu có, liệu sự sống này có cần nhiệt độ, ánh sáng, nước như ở trái đất? Đó là những câu hỏi hiện chưa có lời giải đáp, nhưng đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy mọi thứ không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Chúng ta đã tiến rất gần đến việc tạo ra sự sống không cần carbon, mà đi từ silicon. Ngay trên trái đất chúng ta cũng đã tìm ra những vi khuẩn không cần oxy để sống. Hiểu biết về sự sống của chúng ta quá giới hạn, chỉ trong phạm vi 1 hành tinh với khoảng thời gian nghiên cứu và nhận tín hiệu vũ trụ khoảng 200 năm nay. Một lát cắt quá nhỏ trong cả lịch sử vũ trụ, những gì chúng ta biết là quá ít so với những gì có thể biết, và những gì có thể biết không là gì cả so với những gì tồn tại trong vũ trụ.
Ngược lại chứ cụ, phải mở rộng tư duy về sự sống ra, không giới hạn ở những hành tinh giống chúng ta mới có cơ hội tìm thấy. Có khi những hành tinh chúng ta không tìm lại đang chứa đựng sự sống phi carbon.Tất nhiên có thể có sự sống trên nền vật liệu khác trong vũ trụ. Những đến sự sống giống như chúng ta còn đàng tìm trong vô vọng cụ ạ, huồng hồ những thứ như cụ nói.
Mình thì phát hiện ra ngay từ khi học cấp 2 (cách đây hơn 30 năm).Cụ ơi, cụ thông não e với. Chả là e U 40 rồi nhưng nghe cụ nói giật mình. Nhớ ngày trước e học thì cá > bò sát > chim > thú cứ thế mà tiến hóa. Thế hóa ra không phải ạ. Bảo sao nhiều lúc em cứ nghĩ nếu bò sát dần biến thành chim thì giờ làm gì còn bò sát nữa
Em đang nói về sự sống tương tự Trái Đất. Đến giờ là nơi duy nhất để tồn tại.Ngược lại chứ cụ, phải mở rộng tư duy về sự sống ra, không giới hạn ở những hành tinh giống chúng ta mới có cơ hội tìm thấy. Có khi những hành tinh chúng ta không tìm lại đang chứa đựng sự sống phi carbon.
Ngược lại chứ cụ. Chính vì sự sống ko giống chúng ta nên mới ít vô vọng hơn. Nó có thể ở các hành tinh ko có ánh sáng ta ko quan sát được. Sự sống dưới bề mặt hành tinh. Sự sống ở kích thước vi mô. ...v..vTất nhiên có thể có sự sống trên nền vật liệu khác trong vũ trụ. Những đến sự sống giống như chúng ta còn đàng tìm trong vô vọng cụ ạ, huồng hồ những thứ như cụ nói.
Tìm cái giống thứ đang hiện hữu bao giờ cũng khả thi hơn cụ ạ.Ngược lại chứ cụ. Chính vì sự sống ko giống chúng ta nên mới ít vô vọng hơn. Nó có thể ở các hành tinh ko có ánh sáng ta ko quan sát được. Sự sống dưới bề mặt hành tinh. Sự sống ở kích thước vi mô. ...v..v