Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. 3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.
Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.
Em trích Luật cho các Bác đọc
- Khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà trên đất đứng tên cả hai Vợ chồng thì tài sản đó được xác định là tài sản chung giữa hai vợ chồng được hình thành trong quá trình hôn nhân bao gồm cả việc tặng, cho . Tuy nhiên có tính đến công sức của mỗi bên khi phân chia tài sản.
- Tuy nhiên pháp Luật đề cao nguyên tắc tự thỏa thuận chia tài sản giữa hai vợ chồng. Do vậy phương án Tối ưu nhất là đánh vào lòng tự trọng của thằng đàn ông, để Ông này chấp nhận trả lại đất cho bà cô cậu, nên cố gắng thỏa thuận phải bằng văn bản có người làm chứng để trách lật lọng sau này hoặc hai vợ chồng đã có con rồi thì thỏa thuận tài sản đó tặng cho các con, hai vợ chồng chỉ là người giám hộ tài sản đó cho đến khi còn đủ năng lực hành vi (18t) tự định đoạt tài sản của mình.
- Kụ chủ nên tư vấn cho Cô kụ nên thỏa thuận là hợp lý nhất, mang ra Tòa mỗi Ông làm tý thì mệt.