Nhân đọc vụ Chánh thanh tra Y tế Quảng Nam bị tù treo 9 tháng vì đâm chết người ( http://nld.com.vn/phap-luat/chanh-thanh-tra-so-y-te-tong-chet-nguoi-lanh-9-thang-tu-treo-20140210141348309.htm ), và vụ tai nạn ở lăng Bác mới rồi, em có ý kiến thế này.
Lái xe ở Việt Nam là không hề đơn giản, bởi vậy các sếp, những người bận rộn (và có điều kiện) nên có tài xế riêng. Nếu tự thấy mình có khả năng thì không sao, nhưng nếu thấy mình thực sự lái xe khó khăn thì không nên cố mà làm gì, có khi chỉ giải quyết khâu oai mà có thể phải trả giá.
Các cụ có thể lý luận: sao ở tây nó lái đầy ra, hầu như ai cũng có thể lái xe, thì ta lái có sao. Nhưng thực sự lái xe ở VN phức tạp và đầy yếu tố bất ngờ hơn ở tây rất nhiều. Những pha tạt đầu của cả 2b và 4b, người đi bộ chạy ngang đường bất ngờ, rẽ trái cắt cua, rẽ không xi nhan, giương pha mù mắt, v. v... là đặc sản của giao thông Việt Nam và vì thế đòi hỏi tài xế ở Việt Nam phải có một phản xạ kha khá và trình chịu đựng cao hơn (so với bên tây). Ở bển, hầu như mọi người đã đi theo luật nên việc lái xe nhàn hạ hơn ở ta rất nhiều: có thằng định rẽ là nó phải xi nhan và chờ đợi, đi qua giao cắt, nếu ta được ưu tiên thì đương nhiên xe khác sẽ phải nhường, không sợ mấy ông vượt đèn đỏ ngang nhiên rất dễ gây tai nạn. Em từng chứng kiến hai ông bà già (tây) chống gậy lọ mọ đi từ siêu thị ra bãi xe. Trông phải cỡ 80 rồi, đi còn không vững. Thế mà vừa lên xe là đi luôn, nếu lúc đó mới nhìn thì không thể biết lái xe già hay trẻ, nam hay nữ. Ở ta, cụ nào ngoài 70 mà còn lái được ô tô thì kể cũng là của hiếm rồi. Đơn giản người già phản xạ chậm, mà phản xạ chậm ko phù hợp với giao thông ở Việt Nam, (chỉ một phát tạt đầu là cà cuống ngay). Các cụ làm sếp thì đương nhiên là bận rộn, suy nghĩ nhiều thứ căng thẳng, hay đi tiếp khách.. tự lái mà làm gì cho khổ. Em có 2 ông anh họ, làm cũng khá, có tiêu chuẩn chạy xe cơ quan, cả 2 ông đều đã có GPLX từ gần 20 năm nay, nhưng hầu như rất ít tự lái. Thậm chí 1 ông còn có bằng, mua xe mà phải bán xe sau 1 năm sở hữu vì ông ấy bảo: đi xe lúc nào cũng có thằng trực đâm vào mình. Hồi xẩy ra vụ bác sĩ ở BV đâm chết nhiều người, ông ấy bảo: lái kém mà tự mình lái, rõ khổ. Từ hồi bán xe, chưa bao giờ ông ý dám rờ đến vô lăng. Một ông thì vẫn thi thoảng lái, nhưng toàn loanh quanh, đi đâu xa vài chục km là có lái xe. Gần hai muơi năm cầm lái, ông ý chưa đâm chết ai, nhưng đã đưa một bác nông dân là lao động chính vào viện hai tháng trời, tổng thiệt hại tầm 150 củ, thời giá cách đây khoảng 10 năm các cụ ạ. Từ hồi đó cũng ít tự lái hơn. Một ông bạn em cũng có lái xe riêng, chở đi miền núi công tác. Có đoạn đẹp đẹp mới bảo: để tao lái. Thế nào có tình huống đi sau xe tải, phán đoán kém, con tải nó vẩy đuôi làm ông ý phanh dúi dụi, chỉ cách nửa mét nữa là xuống vực. Về kể lại, ông ý tự nhận: chuyên nghiệp vẫn là chuyên nghiệp, mình chỉ chạy vớ vẩn trong phố thôi.
Lái xe là một điều thú vị, nhưng ở Việt Nam, nó không phải dành cho tất cả mọi người, có những người phản xạ kém, ít năng khiếu, thi ba bốn bận không đậu... thì cũng cần rất cẩn thận, cân nhắc mỗi khi mở cửa xe để ngồi vần vô lăng.
Lái xe ở Việt Nam là không hề đơn giản, bởi vậy các sếp, những người bận rộn (và có điều kiện) nên có tài xế riêng. Nếu tự thấy mình có khả năng thì không sao, nhưng nếu thấy mình thực sự lái xe khó khăn thì không nên cố mà làm gì, có khi chỉ giải quyết khâu oai mà có thể phải trả giá.
Các cụ có thể lý luận: sao ở tây nó lái đầy ra, hầu như ai cũng có thể lái xe, thì ta lái có sao. Nhưng thực sự lái xe ở VN phức tạp và đầy yếu tố bất ngờ hơn ở tây rất nhiều. Những pha tạt đầu của cả 2b và 4b, người đi bộ chạy ngang đường bất ngờ, rẽ trái cắt cua, rẽ không xi nhan, giương pha mù mắt, v. v... là đặc sản của giao thông Việt Nam và vì thế đòi hỏi tài xế ở Việt Nam phải có một phản xạ kha khá và trình chịu đựng cao hơn (so với bên tây). Ở bển, hầu như mọi người đã đi theo luật nên việc lái xe nhàn hạ hơn ở ta rất nhiều: có thằng định rẽ là nó phải xi nhan và chờ đợi, đi qua giao cắt, nếu ta được ưu tiên thì đương nhiên xe khác sẽ phải nhường, không sợ mấy ông vượt đèn đỏ ngang nhiên rất dễ gây tai nạn. Em từng chứng kiến hai ông bà già (tây) chống gậy lọ mọ đi từ siêu thị ra bãi xe. Trông phải cỡ 80 rồi, đi còn không vững. Thế mà vừa lên xe là đi luôn, nếu lúc đó mới nhìn thì không thể biết lái xe già hay trẻ, nam hay nữ. Ở ta, cụ nào ngoài 70 mà còn lái được ô tô thì kể cũng là của hiếm rồi. Đơn giản người già phản xạ chậm, mà phản xạ chậm ko phù hợp với giao thông ở Việt Nam, (chỉ một phát tạt đầu là cà cuống ngay). Các cụ làm sếp thì đương nhiên là bận rộn, suy nghĩ nhiều thứ căng thẳng, hay đi tiếp khách.. tự lái mà làm gì cho khổ. Em có 2 ông anh họ, làm cũng khá, có tiêu chuẩn chạy xe cơ quan, cả 2 ông đều đã có GPLX từ gần 20 năm nay, nhưng hầu như rất ít tự lái. Thậm chí 1 ông còn có bằng, mua xe mà phải bán xe sau 1 năm sở hữu vì ông ấy bảo: đi xe lúc nào cũng có thằng trực đâm vào mình. Hồi xẩy ra vụ bác sĩ ở BV đâm chết nhiều người, ông ấy bảo: lái kém mà tự mình lái, rõ khổ. Từ hồi bán xe, chưa bao giờ ông ý dám rờ đến vô lăng. Một ông thì vẫn thi thoảng lái, nhưng toàn loanh quanh, đi đâu xa vài chục km là có lái xe. Gần hai muơi năm cầm lái, ông ý chưa đâm chết ai, nhưng đã đưa một bác nông dân là lao động chính vào viện hai tháng trời, tổng thiệt hại tầm 150 củ, thời giá cách đây khoảng 10 năm các cụ ạ. Từ hồi đó cũng ít tự lái hơn. Một ông bạn em cũng có lái xe riêng, chở đi miền núi công tác. Có đoạn đẹp đẹp mới bảo: để tao lái. Thế nào có tình huống đi sau xe tải, phán đoán kém, con tải nó vẩy đuôi làm ông ý phanh dúi dụi, chỉ cách nửa mét nữa là xuống vực. Về kể lại, ông ý tự nhận: chuyên nghiệp vẫn là chuyên nghiệp, mình chỉ chạy vớ vẩn trong phố thôi.
Lái xe là một điều thú vị, nhưng ở Việt Nam, nó không phải dành cho tất cả mọi người, có những người phản xạ kém, ít năng khiếu, thi ba bốn bận không đậu... thì cũng cần rất cẩn thận, cân nhắc mỗi khi mở cửa xe để ngồi vần vô lăng.