Hí hí, số bài đã viết và mầu của nick vs. chất lượng tranh luận không liên quan với nhau cụ nhể. Để em chỉ ra các lỗi lập luận của cụ đã nhé:Theo quan điểm của ông này thì mời ông thiên di sang Đức mà sống. Chả biết ông đóng thuế được bao nhiêu mà chém như thánh. Việc của các LL chức năng là phát hiện và xử lý vi phạm, có mất công sức nhiều hơn nữa mà xử lý được vi phạm là được. Bắt trượt mới là phí. he he
Thêm nữa, nhiều lỗi vi phạm có thể đi tù đấy, ai cũng tính chuyện chạy như ông thì đừng hỏi tại sao có ngày ra đường rồi không trở về. Và ai bắt ông phải 50/50? Ông không vi phạm thì ai quay ông?
Đang rảnh. Cụ hỏi thì em thưa ngay:- Ví dụ 1: "CÓ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO ĐẤT NƯỚC ĐÂU MÀ TO MỒM THẾ"- câu nói hay gặp này phạm lỗi ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) và ngụy biện "anh cũng vậy" (Tu Quoque fallacy).
Thay vì bàn luận logic chủ đề đang bàn, kẻ sử dụng luận điểm này lại quay qua sỉ nhục, chửi rủa cá nhân người tranh luận để làm mất uy tín lời nói anh/chị ta. Việc anh A, anh B làm cái gì, không làm được cái gì không liên quan đến tính logic điều anh ta đang tranh luận (xem thêm status 1).
Ngụy biện "anh cũng vậy": câu nói này còn hàm ý "anh cũng chả làm được gì mà nói người ta", hàm ý "anh cũng chả hay ho gì, anh cũng bậy bạ vậy".
- Ví dụ 3: "NẾU KHÔNG HÀI LÒNG THÌ CÚT XÉO RA NƯỚC NGOÀI MÀ SINH SỐNG" là câu nói phạm hai lỗi ngụy biện: "ngụy biện cá trích" (Red herring fallacy) và (tạm dịch) "ngụy biện chọc tức, đâm thọt" (needling fallacy):
Lỗi "ngụy biện cá trích": loại ngụy biện khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ở đây việc anh A/B sống ở trong hay ngoài nước không liên quan đến tính logic vấn đề anh ta nói.
Lỗi ngụy biện "chọc tức, đâm thọt" (needling fallacy): là ngụy biện dùng lời nói bất lịch sự, bề trên ("anh không đồng ý thì đi ra nước ngoài mà sống") ko liên quan câu chuyện để làm đối thủ tức giận. Một ví dụ nữa cho một câu nói hay gặp, và phạm hai lỗi ngụy biện.
- Có đóng thuế nhiều không? Có chứ! Khi em mua một chiếc xe phổ thông, em tính ra phần đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế, phí là 300 triệu. Số này đủ để trả lương một sỹ quan cấp tá trong 3 năm (cụ nào có nguồn data chính xác cho em xin link để cho bài viết hay hơn hehe).
- Lái xe Yaris có sai không? Đương nhiên là sai, nhưng huy động cả một đội quân để bắt bằng được thì phí tiền lương. Lỗi này không gây nguy hiểm, mất an toàn ngay lập tức cho đối tượng và những người tham gia giao thông khác. Tương tự, em thường quan sát thấy CSGT đứng ở các ngã tư thường chỉ thích bắt các phụ nữ đi xe LEAD không đội mũ bảo hiểm chứ mấy thanh niên đi SH vượt đèn đỏ thì lại thấy họ (CSGT) bỏ qua. Nhân thể, vượt đèn đỏ ở Đức là phạt 100 Eur, rất nặng vì lỗi này tạo ra nguy cơ mất an toàn rất lớn cho chính người vi phạm và các phương tiện khác.
- Lỗi thì phạt, chứ tù cái gì? Có lỗi mà không nộp phạt thì mới thành tội.