Cả màu sắc và máy pha trong hình đều mang lại dáng vẻ cổ điển , màu sắc của nó như phim nhựa chứ không loè loẹt và rực rỡ như các hình chụp trên các máy ảnh hiện đại . Thế mới hiểu tại sao nghệ thuật điện ảnh vẫn sử dụng phim nhựa để làm chuẩn
Quay lại dòng máy lever mà các cụ đang sở hữu , nó là thuỷ tổ của máy pha espresso , phương pháp tạo áp lực để chiết xuất bằng nén pitong nhờ tay đòn kéo bằng ...tay . Sau này người ta sử dụng bơm để thay thế việc lao động thủ công này
Nghe qua thì tưởng chừng việc sản xuất máy pha đòn bẩy này đã đi vào dĩ vãng vì giá thành bơm ngày càng rẻ , đặc biệt bơm rung hiện nay rẻ hơn rất nhiều lần so với sản xuất bộ pitong - lò xo - tay đòn . Thế nhưng , nó vẫn được sản xuất và có nhiều cụ trên này ôm về với giá rất đắt , không phải vì hoài cổ hay muốn quay ngược bánh xe lịch sử mà chỉ vì dòng máy này có một tố chất đặc biệt mà máy bơm không làm được , đó là độ ổn định của áp lực mà nó tạo ra
Áp lực chiết xuất trong quá trình pha trên máy tay đòn có thể thay đổi nhờ đôi tay , tức là thay đổi profile chiết xuất theo ý muốn , với máy tay đòn thì việc này rất đơn giản nhưng với máy bơm thì muốn thế phải can thiệp phức tạp hơn nhiều . Hơn nữa áp lực ép lên bánh cà của tay đòn lại không bị " rung động " như bơm máy nó ổn định kể cả bơm quay cũng không so được . Các cụ dùng từ " tĩnh " là để mô tả vấn đề này . Kết hợp các yếu tố trên , máy tay đòn cho ta hương vị chiết xuất rất tốt , hương vị độc đáo mà các máy khác không mang lại được. Chính vì thế nên vượt qua các trở ngại về thao tác , dân chơi cà vẫn rất yêu thích và mong muốn sở hữu
Em biết có một lão vừa ôm được em này , để hôm nào rủ cụ
ragdoll doll đến thẩm nhé
Ps : Cái tay đòn kiểu nhất dương chỉ thế kia , nhiều khi không có chỗ kê vì bên trên đóng giá bày cốc chén thấp quá sẽ vướng , dòng máy này chống chỉ định cho các cụ thấp dưới 1.70 m và nặng dưới 70 kg
Bá cáo