[Funland] Cả nước hiện có 237 trường đại học và 1.7 triệu sinh viên. Ối giời ơi

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Số liệu có đủ trong các báo cáo của Bộ. Trên báo mạng cháu có thể thấy ở đây
Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của các trường đại học trên thế giới thường < 15 (lý tưởng là 10 ~ 12).
Những trường đại học y khoa tỷ lệ này < 5. Ví dụ :
Medical University of Vienna là 2.9
Tokyo Medical and Dental University là 3.3
Johns Hopkins là 3.6
Cá biệt như Medical College of Wisconsin tỷ lệ là 0.6 (nghĩa là thầy nhiều hơn trò).
Nguồn : Top 100 universities with the best student-to-staff ratio

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên ~ 23 ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, bộc lộ ra các điểm yếu :

1. Số lượng giảng viên đang thiếu hụt trầm trọng, không thể tăng số lượng giảng viên ngay lập tức (vì cần có thời gian), nên phải giảm số lượng các trường đại học (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (không có sinh viên, lỗ vốn, tự đóng cửa hoặc bị sáp nhập).

Nhưng để chờ quy luật thị trường phát huy tác dụng thì sẽ rất lâu, bởi vì số lượng sinh viên thực tế vẫn đang rất nhiều, chờ đến lúc quy luật thị trường phát huy tác dụng thì một loạt cử nhân chất lượng kém đã được đưa vào thị trường việc làm và hậu quả là họ (cử nhân chất lượng kém) bị thất nghiệp.

2. Các trường đại học Việt Nam chủ yếu đào tạo các ngành nặng về lý thuyết, ít về thực hành. Thể hiện ở tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở mức rất cao (nghĩa là một thầy có thể giảng bài cho nhiều trò cùng nghe). Cần phải giảm số lượng các trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (những trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành sẽ là những trường bị "chết" đầu tiên trong quá trình đào thải của thị trường).

Nhưng "cái chết" của các trường đại học nặng về lý thuyết/ít về thực hành, vẫn để lại "di chứng", đó là nguồn lực xã hội bị lãng phí vào quỹ đất, xây dựng hạ tầng ...

------------
Thử điểm qua một số giải pháp để giải quyết vấn đề :

(1). Giải thể, sáp nhập các trường đại học bằng mệnh lệnh hành chính (giải pháp này ít khả thi).
(2). Nhập khẩu thêm giảng viên nước ngoài (cũng ít khả thi).
(3). Tăng học phí (bằng mệnh lệnh hành chính) để gián tiếp giảm số lượng sinh viên (biến việc học đại học thành một bài toán cân nhắc giữa đầu tư học đại học/hiệu quả thu được). Giải pháp này mang tính tình thế, nhưng khả thi hơn (1) và (2).
 

Aziz Nesin

Xe điện
Biển số
OF-373307
Ngày cấp bằng
11/7/15
Số km
2,289
Động cơ
267,527 Mã lực
Cái này là sản phẩm của anh Tốt Người ngày còn ở bộ Dục
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
8,025
Động cơ
249,067 Mã lực
Tuổi
51
Kệ anh ngọng và bộ dục đi, tui lo kiếm trường nghề cho con đây, mà phải là trường tốt mới được. Chắc chắn là ko dễ đâu.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Phục cho cái sự học ở nước ta
https://m.baomoi.com/cac-truong-dai-hoc-khong-the-lay-hoc-phi-de-nuoi-nghien-cuu-khoa-hoc/c/27335284.epi
Tự chủ ĐH - Vừa làm vừa... run

Tại hội thảo, vấn đề tự chủ ĐH được các đại biểu tập trung bàn thảo, phân tích, “mổ xẻ”.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc cho biết, cả nước hiện có 236 trường ĐH với khoảng 1,7 triệu sinh viên. Trong đó có 171 trường công lập, số còn lại là tư thục và các trường có vốn đầu tư nước ngoài.

Cả nước có 23 trường ĐH đang thực hiện tự chủ về đào tạo, hợp tác quốc tế, bộ máy, tài chính.

Nói về đầu tư tài chính cho giáo dục ĐH, Thứ trưởng cho rằng, mức chi cho giáo dục còn thấp, với khoảng 0,5% GDP, gia đình và người học phải gánh rất nhiều, gần như nhiều nhất trong các nước khảo sát. Mức đầu tư cho giáo dục so với GDP chỉ hơn 10%, trong khi các nước lên tới 40%.
Thế là nhiều hay ít? Mà nên quan tâm hơn đến chất lượng.
Kinh tế muốn phát triển thì cần phải có lực lượng lao động được đào tạo. Một nước có tỷ lệ người được đào tạo đại học cao chắc chắn là nước phát triển.
Lấy ví dụ về tỷ lệ người trong lứa tuổi lao động được đào tạo đại học:
- Canada: 54%
- Nhật: 48%
- Mỹ: 44%
- Pháp: 32%
- Trung Quốc: 10%
- Indonesia: 8%

- Còn Việt Nam?
 

ô tô phun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-377506
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
4,399
Động cơ
275,337 Mã lực
Tuổi
44
Sản phẩm của anh người tốt.
Mỗi tỉnh 1-2 trường đại học.
Chất lượng giáo dục thì đi xuống.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Nhiều ít quan trọng gì đâu cụ. Vấn đề là phải chất lượng. Hạc cho ra hạc. Đàng này cứ như mua bán rau, thành thế đếch nào dc.
Tính chất lượng, Mỹ cả đống trường ma.

Kg Luật nào cấm mở trường ĐH hay học ĐH. Chỉ cần có tiêu chí đánh giá xếp loại trường là ổn. Kg hút được sinh viên, tự nó đóng cửa. Kg kiếm được việc làm, tự khắc chạy uber.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Chẳng cần làm gì cả. Tính giải pháp với biện pháp chi mệt. Cứ để thị trường tự điều tiết.
 

phamlam29

Xe máy
Biển số
OF-324697
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
68
Động cơ
287,206 Mã lực
Ngày trước anh Người tốt hồi còn làm thượng thư ngành có chương trình đào tạo 20k tiến sỹ ko biết đến đâu rồi các cụ nhỉ? Đến não ruột cho con em chúngvta quá!!
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
1. Số lượng giảng viên đang thiếu hụt trầm trọng, không thể tăng số lượng giảng viên ngay lập tức (vì cần có thời gian), nên phải giảm số lượng các trường đại học (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (không có sinh viên, lỗ vốn, tự đóng cửa hoặc bị sáp nhập).

Nhưng để chờ quy luật thị trường phát huy tác dụng thì sẽ rất lâu, bởi vì số lượng sinh viên thực tế vẫn đang rất nhiều, chờ đến lúc quy luật thị trường phát huy tác dụng thì một loạt cử nhân chất lượng kém đã được đưa vào thị trường việc làm và hậu quả là họ (cử nhân chất lượng kém) bị thất nghiệp.

2. Các trường đại học Việt Nam chủ yếu đào tạo các ngành nặng về lý thuyết, ít về thực hành. Thể hiện ở tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở mức rất cao (nghĩa là một thầy có thể giảng bài cho nhiều trò cùng nghe). Cần phải giảm số lượng các trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (những trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành sẽ là những trường bị "chết" đầu tiên trong quá trình đào thải của thị trường).

Nhưng "cái chết" của các trường đại học nặng về lý thuyết/ít về thực hành, vẫn để lại "di chứng", đó là nguồn lực xã hội bị lãng phí vào quỹ đất, xây dựng hạ tầng ...

----------.
1- Tốt. Giảng viên thêm cơ hội thỉnh giảng, tăng thu nhập
- Mệnh lệnh hành chính chỉ thực thi được với ĐH công lập. Tư lập quên đi, nó doanh nghiệp.
- ĐH là tự học, kg phải cầm tay chỉ việc như mẫu giáo. Cử nhân thất nghiệp đừng đổ lỗi tại trường.

2- Mệnh lệnh thị trường trên hết. Nó chết đất phải bán, lãng phí chủ đầu tư chịu. Kg cần dạy đứa có tiền về cách tiêu tiền.
 

Cốc San

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547731
Ngày cấp bằng
27/12/17
Số km
2,883
Động cơ
177,391 Mã lực
Ngày trước anh Người tốt hồi còn làm thượng thư ngành có chương trình đào tạo 20k tiến sỹ ko biết đến đâu rồi các cụ nhỉ? Đến não ruột cho con em chúngvta quá!!
Cụ cứ đưa F1 vào trường nghề. Ai cấm? Thợ đang được trải thảm chào mời, tiến sĩ vứt đi.
 

chuotdong

Xe container
Biển số
OF-24462
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
5,138
Động cơ
580,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mỗi sinh viên lại có 2-3 bằng đại học thì ton
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,889 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Nước nào chi 40% GDP cho giáo dục nhỉ? Cụ nào thông thạo cho anh em biết với.
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,357
Động cơ
231,010 Mã lực
Thế là nhiều hay ít? Mà nên quan tâm hơn đến chất lượng.
Kinh tế muốn phát triển thì cần phải có lực lượng lao động được đào tạo. Một nước có tỷ lệ người được đào tạo đại học cao chắc chắn là nước phát triển.
Lấy ví dụ về tỷ lệ người trong lứa tuổi lao động được đào tạo đại học:
- Canada: 54%
- Nhật: 48%
- Mỹ: 44%
- Pháp: 32%
- Trung Quốc: 10%
- Indonesia: 8%

- Còn Việt Nam?
Có nhẽ, rửa cái xe thì anh có bằng ĐH, CĐ làm cũng tốt hơn anh 12.

Nói đùa thế thôi, chứ nhiều người cứ nghĩ học ĐH là phải làm đúng nghành đúng nghề; Đúng công việc của "kỹ sư, cử nhân"
Nhưng quên đi mất một điều rằng làm gì thì làm; csi anh học ĐH cũng có cách tư duy khác anh chưa học ĐH.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Có nhẽ, rửa cái xe thì anh có bằng ĐH, CĐ làm cũng tốt hơn anh 12.

Nói đùa thế thôi, chứ nhiều người cứ nghĩ học ĐH là phải làm đúng nghành đúng nghề; Đúng công việc của "kỹ sư, cử nhân"
Nhưng quên đi mất một điều rằng làm gì thì làm; csi anh học ĐH cũng có cách tư duy khác anh chưa học ĐH.
Thầy giáo tôi ngày xưa bảo rằng: Tôi dậy sinh viên ra trường biết cách đọc sách, chứ không cần các anh các chị thuộc bài trong sách, cho nên đi thi cứ việc mở sách ra mà làm bài. Tiếc rằng chỉ có 1 thầy như thế, các thầy khác vẫn bắt học thuộc lòng
 

kai 3036

Xe tải
Biển số
OF-581442
Ngày cấp bằng
26/7/18
Số km
446
Động cơ
142,942 Mã lực
Tuổi
41
thành tích của cụ người tốt đấy các cụ ạ

trước thời đó đâu chỉ có tầm 2-300k thoi, nếu em nhớ ko nhầm
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Quan chức như anh Nhân, hay anh Nhạ biết những điều cần phải biết về chi phí đào tạo cũng như thực trạng nguồn tài chính, nguồn lực con người.
Nhưng họ hành động theo hướng khác.

========================================
https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-chi-700-usd-moi-nam-cho-mot-sinh-vien-3794416.html
Việt Nam chi 700 USD mỗi năm cho một sinh viên
Việt Nam chi bình quân khoảng 700 USD mỗi năm cho một sinh viên trong khi con số này ở các nước phát triển là trên 16.000 USD.
Tại Hội thảo giáo dục 2018 do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng tổ chức, PGS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Đại học Hồng Bàng, khẳng định tài chính góp phần quan trọng đảm bảo chất lượng của các trường. Những năm qua, mức độ chi tiêu của đại học thông qua chỉ số suất đầu tư cho một sinh viên trong một năm đã tăng rất cao nhưng vẫn thấp so với các nước.

Năm 2009, Việt Nam chi bình quân mỗi năm học 9,24 triệu đồng cho một sinh viên. Đến năm 2017, con số tăng lên là 16,2 triệu đồng (gần 700 USD). Trong khi ở nhóm nước OECD, chi phí bình quân cho một sinh viên/năm tính theo số liệu năm 2014 đã trên 16.000 USD. Trường càng lớn, chi phí đào tạo càng cao.



(Số liệu theo báo cáo ba công khai của các trường 2017)

“Nhìn vào số liệu, chúng ta thấy rõ khoảng cách rất lớn trong chi phí đào tạo trên một sinh viên trong một năm giữa Việt Nam và các nước. Điều này là một trong những lý do cơ bản lý giải những bất cập yếu kém của giáo dục đại học nước ta hiện nay”, ông Cần nói và cho rằng suất đầu tư cho một sinh viên phải tăng lên mà theo tính toán thì cần ở mức 37,1 triệu đồng/năm.

Mức chi ngân sách nhà nước cho một sinh viên ở Việt Nam năm 2013 là 14,1 triệu đồng, tương đương 35% GDP bình quân đầu người. Ông Cần cho rằng có thể nâng mức chi lên 50% (Malaysia là hơn 60%). Khi đó, mức học phí đề xuất là 10,6 triệu đồng/năm, cao hơn mức học phí hiện tại của các trường công chưa tự chủ tài chính. Tuy nhiên, việc tăng học phí phải đặt trong tương quan khả năng kinh tế của người dân để điều chỉnh và phải đi kèm với tăng chất lượng.

Ông Cẩn thông tin thêm hiện số sinh viên công lập chiếm 87% tổng số. Nếu giảm số sinh viên này đi 20%, mức chi ngân sách cho giáo dục đại học sẽ đạt 50% GDP bình quân đầu người. Vì vậy, trường hợp không thể nâng tuyệt đối mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, mức chi tính trên GDP bình quân đầu người vẫn có thể tăng bằng cách giảm số lượng sinh viên công lập mà ngân sách nhà nước phải chi trả.


Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của các trường đại học trên thế giới thường < 15 (lý tưởng là 10 ~ 12).
Những trường đại học y khoa tỷ lệ này < 5. Ví dụ :
Medical University of Vienna là 2.9
Tokyo Medical and Dental University là 3.3
Johns Hopkins là 3.6
Cá biệt như Medical College of Wisconsin tỷ lệ là 0.6 (nghĩa là thầy nhiều hơn trò).
Nguồn : Top 100 universities with the best student-to-staff ratio

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên ~ 23 ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, bộc lộ ra các điểm yếu :

1. Số lượng giảng viên đang thiếu hụt trầm trọng, không thể tăng số lượng giảng viên ngay lập tức (vì cần có thời gian), nên phải giảm số lượng các trường đại học (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (không có sinh viên, lỗ vốn, tự đóng cửa hoặc bị sáp nhập).

Nhưng để chờ quy luật thị trường phát huy tác dụng thì sẽ rất lâu, bởi vì số lượng sinh viên thực tế vẫn đang rất nhiều, chờ đến lúc quy luật thị trường phát huy tác dụng thì một loạt cử nhân chất lượng kém đã được đưa vào thị trường việc làm và hậu quả là họ (cử nhân chất lượng kém) bị thất nghiệp.

2. Các trường đại học Việt Nam chủ yếu đào tạo các ngành nặng về lý thuyết, ít về thực hành. Thể hiện ở tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở mức rất cao (nghĩa là một thầy có thể giảng bài cho nhiều trò cùng nghe). Cần phải giảm số lượng các trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (những trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành sẽ là những trường bị "chết" đầu tiên trong quá trình đào thải của thị trường).

Nhưng "cái chết" của các trường đại học nặng về lý thuyết/ít về thực hành, vẫn để lại "di chứng", đó là nguồn lực xã hội bị lãng phí vào quỹ đất, xây dựng hạ tầng ...

------------
Thử điểm qua một số giải pháp để giải quyết vấn đề :

(1). Giải thể, sáp nhập các trường đại học bằng mệnh lệnh hành chính (giải pháp này ít khả thi).
(2). Nhập khẩu thêm giảng viên nước ngoài (cũng ít khả thi).
(3). Tăng học phí (bằng mệnh lệnh hành chính) để gián tiếp giảm số lượng sinh viên (biến việc học đại học thành một bài toán cân nhắc giữa đầu tư học đại học/hiệu quả thu được). Giải pháp này mang tính tình thế, nhưng khả thi hơn (1) và (2).
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Bao cấp sẽ giảm, số trường ĐH công sẽ phải giảm, số lượng sv trường công cũng sẽ phải giảm, học phí sẽ tăng lên. Nhưng mọi thứ diễn ra chậm hơn so với việc tăng như thánh gióng trong giai đoạn 2005-2013.

=================================
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/kien-nghi-giam-bot-truong-cong-de-tang-hieu-qua-dau-tu-cho-giao-duc-dai-hoc-471652.html#inner-article
Kiến nghị giảm bớt trường công để tăng đầu tư cho giáo dục đại học
18/08/2018 07:26 GMT+7
- Bộ Tài chính đề xuất sớm sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục đào tạo không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có trường đại học để nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học.

Học phí: "Đã tăng cao" nhưng "vẫn còn thấp"

Tại hội thảo “Giáo dục đại học Việt Nam: Chuẩn hoá và Hội nhập quốc tế” do Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục – Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17/8, tài chính đại học là một trong ba chủ đề được tập trung thảo luận.

Trong giai đoạn 2013 - 2017, Ngân sách Nhà nước đã chi 1.120.355 tỷ đồng cho giáo dục và đào tạo, trong đó ước tính 172.905 tỷ đồng cho giáo dục đại học.

Bộ Tài chính nhìn nhận: Nguồn tài chính cho bậc đào tạo này còn hạn hẹp, chưa được đa dạng hóa. Các cơ sở chưa chủ động về nguồn thu, chủ yếu dựa vào ngân sách và từ thu học phí; nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Mức học phí thấp làm ảnh hưởng tới nguồn thu của bậc đào tạo này.



Một báo cáo của PGS Thái Bá Cần (Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng) đã tính toán sơ bộ "chi phí đầu tư cho một sinh viên bao nhiêu là vừa", từ đó đề xuất mức thu học phí.

PGS Cần dẫn một nguồn khảo sát cho thấy, trong những năm qua, mức độ chi tiêu của của trường đại học thông qua chỉ số suất đầu tư cho 1 sinh viên trong 1 năm "đã tăng rất cao".

Nếu năm 2004, chi phí bình quân cho 1 sinh viên/năm của các nước thuộc OECD khoảng 11.000 USD thì đến năm 2014 đã tăng lên trên 16.000 USD. Ở Việt Nam cũng tăng lên rõ rệt, từ khoảng 9,24 triệu đồng (năm 2009) lên đến 16,2 triệu đồng (năm 2017).





Mức thu học phí đại học Việt Nam hiện nay. Nguồn: Báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc tại hội thảo

Cho rằng, nên tính đúng, tính đủ các chi phí để xây dựng học phí phù hợp, PGS Cần tính toán suất đầu tư cho 1 sinh viên phải được tăng lên, ở mức 37,1 triệu đồng.

Khác với các trường đại học Mỹ, nguồn hỗ trợ khác của các trường đại học Việt Nam còn rất ít, vì vậy ở đây chỉ xét đến mức chi của nhà nước (ngân sách cho 1 SV năm 2013 là 14,1 triệu đồng - tương đương 35% GDP bình quân đầu người).

Ông Cần cho rằng có thể nâng mức chi ngân sách lên 50% GDP bình quân đầu người (Malaysia chi hơn 60%). Khi đó, mức học phí đề xuất sẽ vào khoảng 10,6 triệu đồng mỗi năm.

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, mức thu học phí năm học 2017 - 2018 của các cơ sở công lập chưa tự chủ là 8 triệu đồng.

Giảm sinh viên trường công để tăng ngân sách đầu tư

PGS Cần phân tích: Trong trường hợp không thể nâng số tuyệt đối mức chi ngân sách nhà nước thì vẫn có thể nâng tỷ lệ phần trăm trên GDP bình quân đầu người bằng cách giảm số lượng sinh viên công lập mà ngân sách phải chi trả.

Hiện nay, số sinh viên công lập chiếm 87% tổng số sinh viên. Một cách gần đúng, nếu giảm số sinh viên công lập khoảng 20% thì sẽ đạt được mức chi ngân sách 50% GDP bình quân đầu người cho giáo dục đại học.


So sánh chi phí bình quân đầu tư cho sinh viên của Việt Nam với các nước. Nguồn: Báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc tại hội thảo

Giảm bớt số lượng trường công cũng là một trong những đề xuất của Bộ Tài chính để nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho giáo dục đại học.

Cụ thể, Bộ này đã đề nghị Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, các địa phương thực hiện yêu cầu “Sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục – đào tạo hoạt động không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học. Sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục”.

Điều đó sẽ góp phần cơ cấu lại chi ngân sách, tập trung cho các cơ sở có chất lượng cao và một số cơ sở đặc thù thông qua các phương thức chi mới như đặt hàng, đấu thầu; tránh việc chi cho những cơ sở hoạt động không hiệu quả hoặc thậm chí cơ sở "không cần thiết phải duy trì hoạt động, bao gồm cả những trường sư phạm thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên".
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Để đạt chất lượng GV quốc tế, tỷ lệ GV/ sinh viên của các đại học top 300 thế giới, thì mức học phí phải xác định ở mức trên 30k/năm/sinh viên, chưa tính đến các nguồn tài trợ khác. Đối với trường Y muốn so sánh với các trường Y Hoa Kỳ thì học phí phải ở mức 50k-60k usd/năm. Muốn có đội ngũ GV quốc tế đến làm việc thì trường phải có xiền để trả lương cho họ từ 50k-150k usd/năm. Các trường công lập không thể làm được chuyện này, mà chỉ các trường quốc tế mới có thể làm nổi.
Hiện tại, chỉ khoảng 1% người dân có thể chi trả mức quốc tế đó. Nên thôi, cứ tạm chấp nhận mức học phí trường công 8T/năm cộng với hỗ trợ ngân sách chừng đó nữa, tổng cộng khoảng 700usd/sv/năm. So với Thai land 2,500 usd/sv/năm, hay China 3,500 usd/sv/năm, để thấy VN tụt hậu xa đến mức nào.

Nếu không bùng nổ đào tạo ĐH ồ ạt, quy mô không phải 1.7 triệu như hiện nay mà chỉ 500k sinh viên (tức 120k sv mới mỗi năm), cùng với mức đầu tư công giữ nguyên, thì mức đầu tư đã ở ngưỡng 1,500-2,000 usd/sv/năm là tạm đủ tài chính cạnh tranh được với các đại học Thailand.

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của các trường đại học trên thế giới thường < 15 (lý tưởng là 10 ~ 12).
Những trường đại học y khoa tỷ lệ này < 5. Ví dụ :
Medical University of Vienna là 2.9
Tokyo Medical and Dental University là 3.3
Johns Hopkins là 3.6
Cá biệt như Medical College of Wisconsin tỷ lệ là 0.6 (nghĩa là thầy nhiều hơn trò).
Nguồn : Top 100 universities with the best student-to-staff ratio

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên ~ 23 ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, bộc lộ ra các điểm yếu :

1. Số lượng giảng viên đang thiếu hụt trầm trọng, không thể tăng số lượng giảng viên ngay lập tức (vì cần có thời gian), nên phải giảm số lượng các trường đại học (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (không có sinh viên, lỗ vốn, tự đóng cửa hoặc bị sáp nhập).

Nhưng để chờ quy luật thị trường phát huy tác dụng thì sẽ rất lâu, bởi vì số lượng sinh viên thực tế vẫn đang rất nhiều, chờ đến lúc quy luật thị trường phát huy tác dụng thì một loạt cử nhân chất lượng kém đã được đưa vào thị trường việc làm và hậu quả là họ (cử nhân chất lượng kém) bị thất nghiệp.

2. Các trường đại học Việt Nam chủ yếu đào tạo các ngành nặng về lý thuyết, ít về thực hành. Thể hiện ở tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở mức rất cao (nghĩa là một thầy có thể giảng bài cho nhiều trò cùng nghe). Cần phải giảm số lượng các trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (những trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành sẽ là những trường bị "chết" đầu tiên trong quá trình đào thải của thị trường).

Nhưng "cái chết" của các trường đại học nặng về lý thuyết/ít về thực hành, vẫn để lại "di chứng", đó là nguồn lực xã hội bị lãng phí vào quỹ đất, xây dựng hạ tầng ...

------------
Thử điểm qua một số giải pháp để giải quyết vấn đề :

(1). Giải thể, sáp nhập các trường đại học bằng mệnh lệnh hành chính (giải pháp này ít khả thi).
(2). Nhập khẩu thêm giảng viên nước ngoài (cũng ít khả thi).
(3). Tăng học phí (bằng mệnh lệnh hành chính) để gián tiếp giảm số lượng sinh viên (biến việc học đại học thành một bài toán cân nhắc giữa đầu tư học đại học/hiệu quả thu được). Giải pháp này mang tính tình thế, nhưng khả thi hơn (1) và (2).
 

Manminh89

Xe tải
Biển số
OF-582935
Ngày cấp bằng
3/8/18
Số km
267
Động cơ
139,680 Mã lực
Tuổi
36
Học kinh tế dễ áp dụng khó. Học kỹ thuật khó áp dụng dễ. Em học cả kt và kỹ thuật,
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top