Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của các trường đại học trên thế giới thường < 15 (lý tưởng là 10 ~ 12).Số liệu có đủ trong các báo cáo của Bộ. Trên báo mạng cháu có thể thấy ở đây
Những trường đại học y khoa tỷ lệ này < 5. Ví dụ :
Medical University of Vienna là 2.9
Tokyo Medical and Dental University là 3.3
Johns Hopkins là 3.6
Cá biệt như Medical College of Wisconsin tỷ lệ là 0.6 (nghĩa là thầy nhiều hơn trò).
Nguồn : Top 100 universities with the best student-to-staff ratio
Tỷ lệ sinh viên/giảng viên ~ 23 ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, bộc lộ ra các điểm yếu :
1. Số lượng giảng viên đang thiếu hụt trầm trọng, không thể tăng số lượng giảng viên ngay lập tức (vì cần có thời gian), nên phải giảm số lượng các trường đại học (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (không có sinh viên, lỗ vốn, tự đóng cửa hoặc bị sáp nhập).
Nhưng để chờ quy luật thị trường phát huy tác dụng thì sẽ rất lâu, bởi vì số lượng sinh viên thực tế vẫn đang rất nhiều, chờ đến lúc quy luật thị trường phát huy tác dụng thì một loạt cử nhân chất lượng kém đã được đưa vào thị trường việc làm và hậu quả là họ (cử nhân chất lượng kém) bị thất nghiệp.
2. Các trường đại học Việt Nam chủ yếu đào tạo các ngành nặng về lý thuyết, ít về thực hành. Thể hiện ở tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở mức rất cao (nghĩa là một thầy có thể giảng bài cho nhiều trò cùng nghe). Cần phải giảm số lượng các trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành (bằng mệnh lệnh hành chính) hoặc để quy luật thị trường điều tiết (những trường đại học đào tạo nặng về lý thuyết/ít thực hành sẽ là những trường bị "chết" đầu tiên trong quá trình đào thải của thị trường).
Nhưng "cái chết" của các trường đại học nặng về lý thuyết/ít về thực hành, vẫn để lại "di chứng", đó là nguồn lực xã hội bị lãng phí vào quỹ đất, xây dựng hạ tầng ...
------------
Thử điểm qua một số giải pháp để giải quyết vấn đề :
(1). Giải thể, sáp nhập các trường đại học bằng mệnh lệnh hành chính (giải pháp này ít khả thi).
(2). Nhập khẩu thêm giảng viên nước ngoài (cũng ít khả thi).
(3). Tăng học phí (bằng mệnh lệnh hành chính) để gián tiếp giảm số lượng sinh viên (biến việc học đại học thành một bài toán cân nhắc giữa đầu tư học đại học/hiệu quả thu được). Giải pháp này mang tính tình thế, nhưng khả thi hơn (1) và (2).