Thánh Gióng đánh giặc Ân -- chính là nhà Thương bên TQ.
Dân Việt thời Thương sống ở tận đất Thượng Hải, Chiết Giang ngày nay mà cụ. Nên có đánh nhau với Thương cũng là bình thường. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước thì sai Đồ Thư đánh tí đã hạ hết các nước Việt phía Nam sông Dương Tử. Còn mỗi Âu Lạc là không hạ được nên sai Triệu Đà làm nốt
"Sử ký Tư Mã Thiên" chép rằng: "dưới thời Chu Thành Vương (năm 1024 - 967 trước công nguyên), sứ giả "Việt Thường" sang cống chim trĩ trắng phải qua ba tầng phiên dịch mới đối thoại được... Sứ giả được nhà Chu quý trọng, cấp cho xe ngựa và la bàn chỉ Nam để biết hướng trở về".
Cuộc đối thoại lịch sử đó được ghi lại rành rọt trong "Lĩnh Nam chích quái": "Chu Công hỏi: "Người Việt cắt tóc ngắn, xăm mình, để đầu trần, đi chân đất, nhuộm răng đen là cớ làm sao?". Sứ giả đáp: "Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng núi, xăm mình để giống hình long quân, bơi lội dưới sông, loài giao long không phạm tới. Đi chân đất đế tiện leo cây- Cày bằng dao, trồng bằng lửa, để đầu trần để tránh lửa bén. Ăn trầu cau để trừ ô uế nên răng đen vậy". Người đối thoại với sứ giả "Việt Thường" trên đây không phải ai khác mà chính là Chu Công Đán, một chính khách lớn, cũng là nhà văn hóa lớn thời Tây Chu, được Khổng Tử suốt đời ngưỡng mộ, tôn thờ. Đầu đời Chu đã có 71 nước chư hầu.