Qua giờ bận nên không theo dõi thớt, thấy có khá nhiều ý kiến cho rằng AI ra đời sẽ thay thế và giành việc của con người trong một tương lai không xa, về việc này tôi nghĩa rằng ta cần phải xem xét vấn đề trong bối cảnh chung về mức độ ứng dụng công nghệ ỏ nước ta, phải đặt câu chuyện vào ngữ cảnh này thì mới có cái nhìn chính xác được, đem những thành tựu AI đạt được ở những nước phát triển vốn dĩ nơi AI nó được sinh ra và phát triển để nói về viễn cảnh de dọa đến công ăn việc làm ở ta là không chính xác.
It nhất đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy rằng AI sẽ thay thế và loại bỏ một số nghành nghề nhất định , và tương lai nó sẽ mở rộng sang các lĩnh vực khác khi sự phát triển của AI là chín mồi là những nhận định mang tính điện ảnh. Nhưng một điều phải khẳng định là nó sẽ giúp đánh giá lại mức độ hiệu quả của công việc của rất nhiều người, và tiến hành thanh lọc theo quy luật tự nhiên và cạnh tranh ở góc độ người làm quản lý và vận hành một bộ máy. Tôi lấy lại cái ví dụ mà tôi đã nói trong những post đầu tiên khi chia sẻ câu chuyện về áp dụng AI trong lĩnh vực quản lý và giám sát an ninh. Ở chỗ chúng tôi ( căn hộ tôi đang sống), từ việc hàng tháng phải chi hơn 350 triệu thanh toán cho công ty cung cấp bảo vệ với số lượng hơn 23 người cho hoạt động giám sát an ninh hàng ngày, chúng tôi (BQT) nay đã giảm xuống còn gần 1 nửa với 13 vị trí bảo vệ với số tiền tương ứng chỉ còn 180 triệu khi áp dụng công nghệ và AI vào thực tế, tiết kiệm khá nhiều cho quỹ vận hành hàng tháng, và luôn cố gắng không tăng phí dịch vụ quản lý chung cư, luôn cố gắng giải quyết bài toán bằng cách áp dụng công nghệ ở những chỗ có thể. Đây là xu hướng không thể đảo ngược được nữa, sớm muộn gì thì các nơi khác sẽ ap dụng nó thôi ( ở bên khối nhà nước thì tôi không chắc).
Nếu bảo rằng AI sẽ chẳng ảnh hưởng đến ai thì đó là nhận định mang tính chủ quan và sẽ trả giá rất sớm, nhưng thay thế con người hoàn toàn thì chưa đâu, từ 100 người trong mọt công đoạn nào đó thì nay có thể giảm đi còn 30 người là điều hoàn toàn có thể, 30 người còn lại chắc chắn sẽ phải làm việc ngày một tốt hơn và hiệu quả hơn. Nếu không cũng sẽ bị giảm dần đến mức cỉ còn vài người chính yếu đóng vai trong việc ra quyết định trên một nền tảng tự động hoá đến mức 80-85% khối lượng công việc.
Ở đâu cũng thế , ta hay tư bản thì việc áp dụng công nghệ nó luôn phát triển và bùng nổ ở bên khối tư nhân, các công ty công nghệ , tập đoàn cá mập đêu là của tư nhân cả, thay đổi để tồn tại và vượt lên trước các đối thủ là nguyên tắc tồn tại và vận hành của họ, thành quả của họ đạt được nó mới định hình cuộc sống công nghệ và lan tỏa đến các hệ thống công quyền khác. Ở ta thì tôi chưa thấy có tia sáng nào le lói cuối đường hầm về việc áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng năng xuất lao động, tạo ra nhiều thặng dư cho XH cả, mọi cái chỉ là hô hào qua nghị quyết, và trên TV , báo chí với những bài ca ngợi của những cá nhân xuất xắc trong mảng công nghệ có ... gốc người Việt đang sống ở nước ngoài.
...
Cái đề án ITS ( đề án Quản lý giao thông thông minh) do sở GTVT TP HCM là chủ đầu tư và chủ trì thực hiện với tổng mức kinh phí là 250 triệu đô la, được giải ngân và triển khai từ cuối 2018 đầu 2019, đến giừ vẫn chưa đâu vào đâu và chưa thấy cái gì thông minh cả ngoài những cái máy chủ, máy tính và một hệ thống mạng cục bộ (mạng LAN) kết nối với các đơn vị , vẫn hoàn toàn thủ công, đến giờ cũng hơn 20K cái camera trên các tuyến phố chính được đưa về trung tâm quản lý này giám sát và vận hành, những gì tôi thấy khi có dịp tham quan là vẫn dùng nhân công giám sát và .... phạt nguội chỉ bằng quan sát trên màn hình, nền tảng xây dựng ban đầu về phần mềm chưa kịp tích hợp công nghệ khác thì đã lạc hậu, quá công kềnh và đòi hỏi một lượg tài nguyên phần cứng khá lớn để chạy.... Quay trên TV thì nhìn thấy hoành tráng với hàng trăm cái màn hình và lúc nhúc người ngồi giám sát (???) chứ nhìn kỹ lại thì chỉ là mấy cái màn hình live-view của các camera, ngoài ra chẳng có cái gì cho thấy nó là hệ thống thông minh, trí tuệ nhân tạo này nọ. Sẽ không có gì lạ nếu như các cụ đi mà vượt quá tốc độ từ 10-15km/h trong thị mà không nhận được phạt nguội, vì với lượng camera khổng lồ đó thì vệc giám sát thủ công là vô vọng. Đó mới chỉ hơn 20K cái cam, nếu nó lên 40K 80K, hay 100K thì giải quyết thế nào? Các cụ hãy cứ tạm yên tâm đi, chuyện giống như trên phim kia nó xảy ra ở đâu đó thôi, chứ ở ta thì còn lâu lắm, có khi chẳng bao giờ luôn ấy. Đừng nghĩ là cứ vô tình đạp ga mạnh một tý là về nhận thông báo phát ngay, chuyện này không có xảy ra , it nhất là hiện tại, chỉ là xui cho ông nào đạp ga nhanh quá vô tình có thằng nó đang nhìn lên màn hình và thấy thôi.
Nhìn sang bên khối tư nhân thì sao ? cũng chỉ là của đau con xót , không làm bây giờ thì sẽ bị tụt lại, mất sức cạnh tranh nên mới phải bỏ tiền ra để đầu tư (nghiên cứu thì không) ở mức vừa đủ theo dạng ăn xổi ở thì ( cái tính cố hữu của người Việt), cũng chỉ là một dạng nửa vời, chưa dùng đã lạc hậu.
Một bộ phận công nghệ khác chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, tiếp cận với công nghệ và nên tảng có sẵn của họ, cũng tạo ra khá nhiều sản phẩm thương mại có sự tích hợp của AI ở mức cao, nhưng cũng chỉ là làm thuê và xuất đi cho khách hàng mà thôi (tôi thuộc nhóm này) chứ cũng chẳng đóng góp gì được cho công cuộc công nghệ hóa nước nhà cái gì cả. Có chẳng nữa cũng chỉ là những dự án cộng đồng tham gia ở dạng thiện nguyện ( tôi cũng thỉnh thoảng làm dự án cộng đồng dạng này).
Nói về AI thì nó chỉ là phần ngọn của bức tranh công nghệ, cái chính là nền tảng bên dưới cần được hiện đại và up to date với thế giới , cần có nguồn lực vận hành và khai thác hiệu quả nó trước, AI chỉ là một xu thế kết hợp trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên các nền tảng này, ứng dụng AI vào các nền tảng hiện có này chẳng có gì là ghê gớm và cao siêu cả, vì ta chỉ đang sử dụng lại những framework AI được tạo ra sẵn từ các công ty bigtech ở Mỹ, Phương ây, chỉ lấy nó về để dùng, xây dựng bộ dữ liệu datasets riêng để tạo đặc trưng mô hình dữ liệu của mình ( dạng custom model ), rồi huấn luyện nó ( train) , và khai thác kết quả của nó trả về (inference). Lĩnh vực máy học ( Machine learning) và học sâu ( deep learning) tôi chưa thấy có sản phẩm cụ thể nào ra hồn. Ngay cả những ông lớn có tiếng ở VN cũng vậy, rất rời rạc và đa phần là đồ in-house, cũng chỉ là ứng dụng lại cái người ta đã làm sẵn, chứ có ông nào đủ khả năng mà xây dựng riêng cho mình một cái Neural network riêng như mấy cái SSD, CNN, DNN, CuDNN...đâu, ngoài ra cũng chẳng có một thành tựu đáng kể nào trong lĩnh vực máy học hay học sâu (Machine learning /Deep learning) cả, cũng chỉ đang ăn tục nói phét và làm truyền thông là chính, toàn pull từ các git về và build lại cái project được cho free ở dạng GPL tồi nội địa hoá nó đi một chút hay xây dựng thêm vài modules rồi gắn vào và bảo đó là sản phẩm trí tuệ Việt. Hiện cũng chỉ là vậy, tương lai có được một người Việt nam xuất xắc ở nước ngoài nào xây dựng được một mạng neural thần kinh kiểu tầm như Google đã làm và cho dùng miễn phí hay không thì không biết, có lẽ sẽ chẳng bao giờ có được những chuyện tương tự.
Bàn về AI mà không bàn về cái nền tảng bên dưới và nhân lực để xây dựng và áp dụng nó thì chẳng khác nào ta đang xây nhà từ nóc. Cái này thì quá quen thuộc ở ta rồi.
Cũng là đất nước XHCN nhưng mọi cái ở ta nó lạ lắm, không như bên Trung Quốc, tôi chỉ nói về hoạt động và mức độ phục vụ người dân của hệ thống công quyền sau khi "chuyển đổi số" thôi, ra chợ mua rau cũng dùng đến mã QR để thanh toán, đó là cách đây 5 năm về trước thôi nhé, mà thôi tôi cũng chẳng dám kể ra, nói thì lại mang tiếng tự nhục.
....
Đến nhục với cái cổng dịch vụ công quốc gia, mất đến 3 ngày , phải thức hôm thức khuya mà vào để tạo cái xác nhận cư trú ( mẫu CT-07) mà cũng mất 3 ngày, tạo được thì hôm sau vào refresh lại thì chẳng thấy cái yêu cầu của mình đâu cả, đã xử lý hay đang xử , hoặc thậm chí là bị từ chối cũng chẳng thấy nói gì, tìm mãi cũng chẳng thấy, lại phải hí hoáy tạo lại từ đàu và up cái ảnh chụp bản hardcopy lên. Phát nhục với kiểu cải cách hành chính trên TV dạng này.
It nhất đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy rằng AI sẽ thay thế và loại bỏ một số nghành nghề nhất định , và tương lai nó sẽ mở rộng sang các lĩnh vực khác khi sự phát triển của AI là chín mồi là những nhận định mang tính điện ảnh. Nhưng một điều phải khẳng định là nó sẽ giúp đánh giá lại mức độ hiệu quả của công việc của rất nhiều người, và tiến hành thanh lọc theo quy luật tự nhiên và cạnh tranh ở góc độ người làm quản lý và vận hành một bộ máy. Tôi lấy lại cái ví dụ mà tôi đã nói trong những post đầu tiên khi chia sẻ câu chuyện về áp dụng AI trong lĩnh vực quản lý và giám sát an ninh. Ở chỗ chúng tôi ( căn hộ tôi đang sống), từ việc hàng tháng phải chi hơn 350 triệu thanh toán cho công ty cung cấp bảo vệ với số lượng hơn 23 người cho hoạt động giám sát an ninh hàng ngày, chúng tôi (BQT) nay đã giảm xuống còn gần 1 nửa với 13 vị trí bảo vệ với số tiền tương ứng chỉ còn 180 triệu khi áp dụng công nghệ và AI vào thực tế, tiết kiệm khá nhiều cho quỹ vận hành hàng tháng, và luôn cố gắng không tăng phí dịch vụ quản lý chung cư, luôn cố gắng giải quyết bài toán bằng cách áp dụng công nghệ ở những chỗ có thể. Đây là xu hướng không thể đảo ngược được nữa, sớm muộn gì thì các nơi khác sẽ ap dụng nó thôi ( ở bên khối nhà nước thì tôi không chắc).
Nếu bảo rằng AI sẽ chẳng ảnh hưởng đến ai thì đó là nhận định mang tính chủ quan và sẽ trả giá rất sớm, nhưng thay thế con người hoàn toàn thì chưa đâu, từ 100 người trong mọt công đoạn nào đó thì nay có thể giảm đi còn 30 người là điều hoàn toàn có thể, 30 người còn lại chắc chắn sẽ phải làm việc ngày một tốt hơn và hiệu quả hơn. Nếu không cũng sẽ bị giảm dần đến mức cỉ còn vài người chính yếu đóng vai trong việc ra quyết định trên một nền tảng tự động hoá đến mức 80-85% khối lượng công việc.
Ở đâu cũng thế , ta hay tư bản thì việc áp dụng công nghệ nó luôn phát triển và bùng nổ ở bên khối tư nhân, các công ty công nghệ , tập đoàn cá mập đêu là của tư nhân cả, thay đổi để tồn tại và vượt lên trước các đối thủ là nguyên tắc tồn tại và vận hành của họ, thành quả của họ đạt được nó mới định hình cuộc sống công nghệ và lan tỏa đến các hệ thống công quyền khác. Ở ta thì tôi chưa thấy có tia sáng nào le lói cuối đường hầm về việc áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng năng xuất lao động, tạo ra nhiều thặng dư cho XH cả, mọi cái chỉ là hô hào qua nghị quyết, và trên TV , báo chí với những bài ca ngợi của những cá nhân xuất xắc trong mảng công nghệ có ... gốc người Việt đang sống ở nước ngoài.
...
Cái đề án ITS ( đề án Quản lý giao thông thông minh) do sở GTVT TP HCM là chủ đầu tư và chủ trì thực hiện với tổng mức kinh phí là 250 triệu đô la, được giải ngân và triển khai từ cuối 2018 đầu 2019, đến giừ vẫn chưa đâu vào đâu và chưa thấy cái gì thông minh cả ngoài những cái máy chủ, máy tính và một hệ thống mạng cục bộ (mạng LAN) kết nối với các đơn vị , vẫn hoàn toàn thủ công, đến giờ cũng hơn 20K cái camera trên các tuyến phố chính được đưa về trung tâm quản lý này giám sát và vận hành, những gì tôi thấy khi có dịp tham quan là vẫn dùng nhân công giám sát và .... phạt nguội chỉ bằng quan sát trên màn hình, nền tảng xây dựng ban đầu về phần mềm chưa kịp tích hợp công nghệ khác thì đã lạc hậu, quá công kềnh và đòi hỏi một lượg tài nguyên phần cứng khá lớn để chạy.... Quay trên TV thì nhìn thấy hoành tráng với hàng trăm cái màn hình và lúc nhúc người ngồi giám sát (???) chứ nhìn kỹ lại thì chỉ là mấy cái màn hình live-view của các camera, ngoài ra chẳng có cái gì cho thấy nó là hệ thống thông minh, trí tuệ nhân tạo này nọ. Sẽ không có gì lạ nếu như các cụ đi mà vượt quá tốc độ từ 10-15km/h trong thị mà không nhận được phạt nguội, vì với lượng camera khổng lồ đó thì vệc giám sát thủ công là vô vọng. Đó mới chỉ hơn 20K cái cam, nếu nó lên 40K 80K, hay 100K thì giải quyết thế nào? Các cụ hãy cứ tạm yên tâm đi, chuyện giống như trên phim kia nó xảy ra ở đâu đó thôi, chứ ở ta thì còn lâu lắm, có khi chẳng bao giờ luôn ấy. Đừng nghĩ là cứ vô tình đạp ga mạnh một tý là về nhận thông báo phát ngay, chuyện này không có xảy ra , it nhất là hiện tại, chỉ là xui cho ông nào đạp ga nhanh quá vô tình có thằng nó đang nhìn lên màn hình và thấy thôi.
Nhìn sang bên khối tư nhân thì sao ? cũng chỉ là của đau con xót , không làm bây giờ thì sẽ bị tụt lại, mất sức cạnh tranh nên mới phải bỏ tiền ra để đầu tư (nghiên cứu thì không) ở mức vừa đủ theo dạng ăn xổi ở thì ( cái tính cố hữu của người Việt), cũng chỉ là một dạng nửa vời, chưa dùng đã lạc hậu.
Một bộ phận công nghệ khác chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, tiếp cận với công nghệ và nên tảng có sẵn của họ, cũng tạo ra khá nhiều sản phẩm thương mại có sự tích hợp của AI ở mức cao, nhưng cũng chỉ là làm thuê và xuất đi cho khách hàng mà thôi (tôi thuộc nhóm này) chứ cũng chẳng đóng góp gì được cho công cuộc công nghệ hóa nước nhà cái gì cả. Có chẳng nữa cũng chỉ là những dự án cộng đồng tham gia ở dạng thiện nguyện ( tôi cũng thỉnh thoảng làm dự án cộng đồng dạng này).
Nói về AI thì nó chỉ là phần ngọn của bức tranh công nghệ, cái chính là nền tảng bên dưới cần được hiện đại và up to date với thế giới , cần có nguồn lực vận hành và khai thác hiệu quả nó trước, AI chỉ là một xu thế kết hợp trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên các nền tảng này, ứng dụng AI vào các nền tảng hiện có này chẳng có gì là ghê gớm và cao siêu cả, vì ta chỉ đang sử dụng lại những framework AI được tạo ra sẵn từ các công ty bigtech ở Mỹ, Phương ây, chỉ lấy nó về để dùng, xây dựng bộ dữ liệu datasets riêng để tạo đặc trưng mô hình dữ liệu của mình ( dạng custom model ), rồi huấn luyện nó ( train) , và khai thác kết quả của nó trả về (inference). Lĩnh vực máy học ( Machine learning) và học sâu ( deep learning) tôi chưa thấy có sản phẩm cụ thể nào ra hồn. Ngay cả những ông lớn có tiếng ở VN cũng vậy, rất rời rạc và đa phần là đồ in-house, cũng chỉ là ứng dụng lại cái người ta đã làm sẵn, chứ có ông nào đủ khả năng mà xây dựng riêng cho mình một cái Neural network riêng như mấy cái SSD, CNN, DNN, CuDNN...đâu, ngoài ra cũng chẳng có một thành tựu đáng kể nào trong lĩnh vực máy học hay học sâu (Machine learning /Deep learning) cả, cũng chỉ đang ăn tục nói phét và làm truyền thông là chính, toàn pull từ các git về và build lại cái project được cho free ở dạng GPL tồi nội địa hoá nó đi một chút hay xây dựng thêm vài modules rồi gắn vào và bảo đó là sản phẩm trí tuệ Việt. Hiện cũng chỉ là vậy, tương lai có được một người Việt nam xuất xắc ở nước ngoài nào xây dựng được một mạng neural thần kinh kiểu tầm như Google đã làm và cho dùng miễn phí hay không thì không biết, có lẽ sẽ chẳng bao giờ có được những chuyện tương tự.
Bàn về AI mà không bàn về cái nền tảng bên dưới và nhân lực để xây dựng và áp dụng nó thì chẳng khác nào ta đang xây nhà từ nóc. Cái này thì quá quen thuộc ở ta rồi.
Cũng là đất nước XHCN nhưng mọi cái ở ta nó lạ lắm, không như bên Trung Quốc, tôi chỉ nói về hoạt động và mức độ phục vụ người dân của hệ thống công quyền sau khi "chuyển đổi số" thôi, ra chợ mua rau cũng dùng đến mã QR để thanh toán, đó là cách đây 5 năm về trước thôi nhé, mà thôi tôi cũng chẳng dám kể ra, nói thì lại mang tiếng tự nhục.
....
Đến nhục với cái cổng dịch vụ công quốc gia, mất đến 3 ngày , phải thức hôm thức khuya mà vào để tạo cái xác nhận cư trú ( mẫu CT-07) mà cũng mất 3 ngày, tạo được thì hôm sau vào refresh lại thì chẳng thấy cái yêu cầu của mình đâu cả, đã xử lý hay đang xử , hoặc thậm chí là bị từ chối cũng chẳng thấy nói gì, tìm mãi cũng chẳng thấy, lại phải hí hoáy tạo lại từ đàu và up cái ảnh chụp bản hardcopy lên. Phát nhục với kiểu cải cách hành chính trên TV dạng này.
Chỉnh sửa cuối: