Hồng Kông thì cũng đâu có gì cao siêu, chẳng qua thế đất tốt nên lấn át cái sai của phong thủy. Mà Hồng kông thì chỉ có tiền thôi, còn thiết kế căn hộ, quy hoạch đô thị nói chung cho thấy tiềm ẩn rất nhiều mâu thuẫn, nguy cơ cháy nổ, dễ bạo loạn, tỷ lệ ly hôn cao. Nhìn tưởng là giàu có lắm nhưng thực ra cũng vay nợ rất nhiều.
Phương Tây nó ko dùng phong thủy nhưng kiến trúc thiết kế rất ổn nên vẫn phát triển , thịnh vượng. Phong Thủy là kiến trúc , mà kiến trúc cũng là phong thủy. Ở đỉnh cao là có kết quả giống nhau.
Đi hơn chục nước châu âu thì nhà mặt đất của họ luôn có cửa sổ ở WC, có thành tiêu chuẩn hay ko thì ko rõ. Sang Nhật Sing cũng vậy. Vì thiết kế kiến trúc của VN quá kém nên ung thư, cháy nổ, mức độ tuân thủ luật pháp mới tệ hại. Và khi ngày càng có nhiều cc thiết kế mang xu hướng hưởng thụ thì vay nợ của cá nhân ngày càng nhiều. Ai ai cũng thích đánh quả, chộp giật, và chỉ cần thời thế thay đổi là đảo lộn hết cả.
Môi trường sống, thiết kế nhà cửa sẽ quyết định tất cả các hình thái phát triển trên đó. Môi trường trong lành thì con người hoà ái, nhân hậu, có trí tuệ. Môi trường bẩn tập, đường đi lối lại lắt léo thì nhiều tệ nạn. Thiết kế nhà cửa mà bất hợp lý thì con người sống trong đó làm sao phát triển tốt được. Tư duy chịu sự tác động của môi trường, mà tư duy thế nào thì hành động như vậy và sẽ có kết quả tương ứng.
--------
Tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP của Việt Nam tăng lên 46,7% vào năm 2020 từ 43,5% vào năm 2019, theo Trading Economics.
Theo CEIC (2020), tiết kiệm quốc gia / GDP của Việt Nam đã giảm từ 25,4% năm 2019 xuống còn 24,8% năm 2020. Còn theo báo cáo của HSBC, nếu như năm 2013, cho vay hộ gia đình chỉ chiếm 28% tổng dư nợ cho vay của nhóm “Big 4” thì đến năm 2020, tỷ lệ này đã lên tới 46%. Tương đương nợ hộ gia đình tăng nhanh từ 25% GDP lên 61% trong cùng kỳ. Đối với lực lượng lao động, nợ tiêu dùng thậm chí đã tăng vọt từ 41% thu nhập năm 2013 lên hơn 100% năm 2020".