[Funland] Bùng nổ du lịch: Thay đổi hay trả giá?

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
20,723
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Dại mồm mà nói chân tình trung thực: chị trông thật phúc hậu đẹp lão,
thì ngày mai thấy phây bị "unfriend" ngay tắp lự

Tất nhiên, ở mình, đời còn gì vui thú hơn chụp ảnh lên phây....
Đấy gọi là bệnh “ ngộ phây”:))
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Đọc “Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn”. Tác Giả (Đặng Hoàng Giang) nói về sự bùng phát của du lịch – “con gà đẻ trứng vàng” hay “ngành công nghiệp không khói” như cách người ta thường nói – và tác động của nó đến các địa phương, mà cụ thể ở đây là Sapa.

Đọc xong không muốn đi Sa Pa nữa...

Một Sapa nhôn nhổn khách sạn cao tầng, nườm nượp khách lên khách xuống, nhan nhản các em bé H’mong đeo bám khách xin tiền “no money, no photo”…rồi nào là du lịch tâm linh với tượng Phật khổng lồ, cáp treo lên đỉnh Phan Xi Pan, các lâu đài giả cổ giả châu Âu mọc lên giữa núi…Bài viết đọc đầy những mặt trái, những mặt không mấy gì là tốt đẹp của du lịch Sapa. Nhưng mà nó là sự thật. Và sự thật bao giờ cũng khó chịu.
 

thienthanmudo

Xe tăng
Biển số
OF-425212
Ngày cấp bằng
26/5/16
Số km
1,484
Động cơ
232,667 Mã lực
Website
kynangbongda.com
Nhìn cái ảnh đồ họa mà em chả hiểu VN so với quốc tế là như thế nào? Cụ nào khai sáng giúp em với ạ?
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,515
Động cơ
1,004,977 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Con số 15,5 Tr khách quốc tế đến VN trong năm 2018 còn thua xa Thái dúi với 38 triệu lượt khứa, hơn gấp đôi nhiều.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Một tác giả khác viết:

Bà Nà với tôi chỉ đẹp trước khi Sun Group lên xây biệt thự, khu vui chơi giải trí hay cáp treo với các loại kỉ lục. Những năm 2004 – 2005, khi đi Bà Nà chúng tôi đi xe ô tô lượn đèo chứ không có cáp treo như bây giờ. Bà Nà lúc ấy chỉ có hai khu khách sạn, một là Danang Tourist (hình như vậy) một là Lệ Nim. Khu Lệ Nim gồm các bungalow bằng gỗ lưng gối vào núi, mặt nhìn xuống thành phố. Cáp treo hồi ấy cũng chưa có, nên lượng khách lên Bà Nà không gọi là ùn ùn như bây giờ. Mỗi lần lên Bà Nà, tôi được cảm giác thật sự về với thiên nhiên, được thư giãn tĩnh tại. Dịch vụ khi ấy chưa nhiều, nhưng không ai nghĩ đó là sự thiếu thốn bởi ở giữa thiên nhiên hiền hòa, con người ta không cần gì nhiều hơn nữa…Và rồi Sun Group “đổ bộ” lên Bà Nà. Hàng loạt biệt thự giả cổ nhấp nhô trên sườn núi. Các tuyến cáp treo chạy liên tục sáng đến tối đưa khách tiễn khách. Các khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh được xây dựng (bên trong hoặc dưới tầng hầm các khu biệt thự) để gọi là đáp ứng nhu cầu cho giới trẻ và tăng thời gian lưu trú của khách. Với cáp treo tôi không phản đối, nhưng kì thực tôi thấy sợ khi bước vào khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh đó. Lẽ ra những khu như thế phải ở ngoài trời để người ta còn hít thở và không khí lưu thông ít gây cảm giác ngột ngạc. Và hơn nữa, tôi thấy nghi ngờ về chất lượng của những cỗ máy trò chơi kia. Nó được nhập về từ đâu? Bảo hành như nào? Hy vọng Bà Nà Hills không phải là sân sau/ bãi rác công nghiệp của Trung Quốc. Và rồi người ta thích nhảy nhót đàn đúm trong nhạc nhẽo linh đình. Có lần tôi đi ngang qua một khu, nghe tiếng nhạc dội tưng bừng như thể từ vũ trường hộp đêm, và tự hỏi: tại sao người ta không thích một thể loại nhạc không lời, hay thứ gì đó nhẹ nhàng hơn, dịu dàng hơn giữa sương mù bảng lãng thế này?

Phải chăng cái gọi là mass tourism đang hủy hoại dần cái hồn của Bà Nà? Khi tôi nói ra những suy nghĩ của mình, đa phần mọi người bảo tại tôi đi đây đó nhiều, nên mắc bệnh chê, với lại ở châu Âu lâu đài biệt thự nhiều, thì ở đây cũng nên có lâu đài biệt thự để người dân ta không có điều kiện đi châu Âu thì vẫn biết thế nào là lâu đài biệt thự.

Tôi không cãi thêm nữa. Nhưng giá như mọi người biết rằng bản sắc là cái thật sự quan trọng trong du lịch. Bà Nà không thể vừa là một làng quê châu Âu đồng thời lại là một công viên giải trí kiểu Trung Quốc. Hãy để Bà Nà là một phố núi hiền hoà nơi du khách được đối thoại cùng mây núi, hoa lá, cỏ cây và tiếng cồng chiêng cùng điệu múa của người Cơ Tu.

(Bà Nà, tương tự như ở Sa Pa, nơi sự "Kinh hóa" các địa danh mang tiếng là vùng cao, đã trở nên đặc điểm thu hút du lịch).
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Đọc “Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn”. Tác Giả (Đặng Hoàng Giang) nói về sự bùng phát của du lịch – “con gà đẻ trứng vàng” hay “ngành công nghiệp không khói” như cách người ta thường nói – và tác động của nó đến các địa phương, mà cụ thể ở đây là Sapa.

Đọc xong không muốn đi Sa Pa nữa...

Một Sapa nhôn nhổn khách sạn cao tầng, nườm nượp khách lên khách xuống, nhan nhản các em bé H’mong đeo bám khách xin tiền “no money, no photo”…rồi nào là du lịch tâm linh với tượng Phật khổng lồ, cáp treo lên đỉnh Phan Xi Pan, các lâu đài giả cổ giả châu Âu mọc lên giữa núi…Bài viết đọc đầy những mặt trái, những mặt không mấy gì là tốt đẹp của du lịch Sapa. Nhưng mà nó là sự thật. Và sự thật bao giờ cũng khó chịu.
Thì xã hội phát triển, ăn uống nhiều chất nên phải cần có chỗ xả, chả nhẽ ăn ngon mặc đẹp xong nằm ở nhà, vậy là phải lên đường du lịch ăn chơi chụp ảnh đăng lên mạng XH... Và em thấy câu phổ biến của nhiều người hay nói bây giờ là : Tiền nhiều để làm gì, chết có mang đi được đâu, tội gì chả ăn chơi... vậy là lại như những con thiêu thân lao vào những cuộc ăn chơi nhậu nhẹt, hát hò...Thực sự nhìn sapa tam đảo bây giờ em không muốn đi, mặc dù khí hậu mấy chỗ này thật tuyệt, xô bồ ồn ào, xây dựng ngổn ngang... Mà tranh cãi nhau về vấn đề phát triển bảo tồn này chán rồi, vẫn phá để xây mới thôi.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Giờ vào Hội An mới hãi. Khách ken đặc, có cảm giác như đang chen chân trong một lễ hội. Còn đâu một Hội An Thanh Bình
Tam Đảo thì như một cái làng dưới xuôi, hãi cho cái quy hoạch và quản lí
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Đọc mấy bài này, đúng là nản ko muốn quay lại "Lặng Lẽ Sa Pa" và "Trầm tĩnh Bà Nà"

Một tác giả khác viết:

Bà Nà với tôi chỉ đẹp trước khi Sun Group lên xây biệt thự, khu vui chơi giải trí hay cáp treo với các loại kỉ lục. Những năm 2004 – 2005, khi đi Bà Nà chúng tôi đi xe ô tô lượn đèo chứ không có cáp treo như bây giờ. Bà Nà lúc ấy chỉ có hai khu khách sạn, một là Danang Tourist (hình như vậy) một là Lệ Nim. Khu Lệ Nim gồm các bungalow bằng gỗ lưng gối vào núi, mặt nhìn xuống thành phố. Cáp treo hồi ấy cũng chưa có, nên lượng khách lên Bà Nà không gọi là ùn ùn như bây giờ. Mỗi lần lên Bà Nà, tôi được cảm giác thật sự về với thiên nhiên, được thư giãn tĩnh tại. Dịch vụ khi ấy chưa nhiều, nhưng không ai nghĩ đó là sự thiếu thốn bởi ở giữa thiên nhiên hiền hòa, con người ta không cần gì nhiều hơn nữa…Và rồi Sun Group “đổ bộ” lên Bà Nà. Hàng loạt biệt thự giả cổ nhấp nhô trên sườn núi. Các tuyến cáp treo chạy liên tục sáng đến tối đưa khách tiễn khách. Các khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh được xây dựng (bên trong hoặc dưới tầng hầm các khu biệt thự) để gọi là đáp ứng nhu cầu cho giới trẻ và tăng thời gian lưu trú của khách. Với cáp treo tôi không phản đối, nhưng kì thực tôi thấy sợ khi bước vào khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh đó. Lẽ ra những khu như thế phải ở ngoài trời để người ta còn hít thở và không khí lưu thông ít gây cảm giác ngột ngạc. Và hơn nữa, tôi thấy nghi ngờ về chất lượng của những cỗ máy trò chơi kia. Nó được nhập về từ đâu? Bảo hành như nào? Hy vọng Bà Nà Hills không phải là sân sau/ bãi rác công nghiệp của Trung Quốc. Và rồi người ta thích nhảy nhót đàn đúm trong nhạc nhẽo linh đình. Có lần tôi đi ngang qua một khu, nghe tiếng nhạc dội tưng bừng như thể từ vũ trường hộp đêm, và tự hỏi: tại sao người ta không thích một thể loại nhạc không lời, hay thứ gì đó nhẹ nhàng hơn, dịu dàng hơn giữa sương mù bảng lãng thế này?

Phải chăng cái gọi là mass tourism đang hủy hoại dần cái hồn của Bà Nà? Khi tôi nói ra những suy nghĩ của mình, đa phần mọi người bảo tại tôi đi đây đó nhiều, nên mắc bệnh chê, với lại ở châu Âu lâu đài biệt thự nhiều, thì ở đây cũng nên có lâu đài biệt thự để người dân ta không có điều kiện đi châu Âu thì vẫn biết thế nào là lâu đài biệt thự.

Tôi không cãi thêm nữa. Nhưng giá như mọi người biết rằng bản sắc là cái thật sự quan trọng trong du lịch. Bà Nà không thể vừa là một làng quê châu Âu đồng thời lại là một công viên giải trí kiểu Trung Quốc. Hãy để Bà Nà là một phố núi hiền hoà nơi du khách được đối thoại cùng mây núi, hoa lá, cỏ cây và tiếng cồng chiêng cùng điệu múa của người Cơ Tu.

(Bà Nà, tương tự như ở Sa Pa, nơi sự "Kinh hóa" các địa danh mang tiếng là vùng cao, đã trở nên đặc điểm thu hút du lịch).
Thì xã hội phát triển, ăn uống nhiều chất nên phải cần có chỗ xả, chả nhẽ ăn ngon mặc đẹp xong nằm ở nhà, vậy là phải lên đường du lịch ăn chơi chụp ảnh đăng lên mạng XH... Và em thấy câu phổ biến của nhiều người hay nói bây giờ là : Tiền nhiều để làm gì, chết có mang đi được đâu, tội gì chả ăn chơi... vậy là lại như những con thiêu thân lao vào những cuộc ăn chơi nhậu nhẹt, hát hò...Thực sự nhìn sapa tam đảo bây giờ em không muốn đi, mặc dù khí hậu mấy chỗ này thật tuyệt, xô bồ ồn ào, xây dựng ngổn ngang... Mà tranh cãi nhau về vấn đề phát triển bảo tồn này chán rồi, vẫn phá để xây mới thôi.
 

Diệu Bảo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602272
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
2,332
Động cơ
148,001 Mã lực
Tuổi
48
Một tác giả khác viết:

Bà Nà với tôi chỉ đẹp trước khi Sun Group lên xây biệt thự, khu vui chơi giải trí hay cáp treo với các loại kỉ lục. Những năm 2004 – 2005, khi đi Bà Nà chúng tôi đi xe ô tô lượn đèo chứ không có cáp treo như bây giờ. Bà Nà lúc ấy chỉ có hai khu khách sạn, một là Danang Tourist (hình như vậy) một là Lệ Nim. Khu Lệ Nim gồm các bungalow bằng gỗ lưng gối vào núi, mặt nhìn xuống thành phố. Cáp treo hồi ấy cũng chưa có, nên lượng khách lên Bà Nà không gọi là ùn ùn như bây giờ. Mỗi lần lên Bà Nà, tôi được cảm giác thật sự về với thiên nhiên, được thư giãn tĩnh tại. Dịch vụ khi ấy chưa nhiều, nhưng không ai nghĩ đó là sự thiếu thốn bởi ở giữa thiên nhiên hiền hòa, con người ta không cần gì nhiều hơn nữa…Và rồi Sun Group “đổ bộ” lên Bà Nà. Hàng loạt biệt thự giả cổ nhấp nhô trên sườn núi. Các tuyến cáp treo chạy liên tục sáng đến tối đưa khách tiễn khách. Các khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh được xây dựng (bên trong hoặc dưới tầng hầm các khu biệt thự) để gọi là đáp ứng nhu cầu cho giới trẻ và tăng thời gian lưu trú của khách. Với cáp treo tôi không phản đối, nhưng kì thực tôi thấy sợ khi bước vào khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh đó. Lẽ ra những khu như thế phải ở ngoài trời để người ta còn hít thở và không khí lưu thông ít gây cảm giác ngột ngạc. Và hơn nữa, tôi thấy nghi ngờ về chất lượng của những cỗ máy trò chơi kia. Nó được nhập về từ đâu? Bảo hành như nào? Hy vọng Bà Nà Hills không phải là sân sau/ bãi rác công nghiệp của Trung Quốc. Và rồi người ta thích nhảy nhót đàn đúm trong nhạc nhẽo linh đình. Có lần tôi đi ngang qua một khu, nghe tiếng nhạc dội tưng bừng như thể từ vũ trường hộp đêm, và tự hỏi: tại sao người ta không thích một thể loại nhạc không lời, hay thứ gì đó nhẹ nhàng hơn, dịu dàng hơn giữa sương mù bảng lãng thế này?

Phải chăng cái gọi là mass tourism đang hủy hoại dần cái hồn của Bà Nà? Khi tôi nói ra những suy nghĩ của mình, đa phần mọi người bảo tại tôi đi đây đó nhiều, nên mắc bệnh chê, với lại ở châu Âu lâu đài biệt thự nhiều, thì ở đây cũng nên có lâu đài biệt thự để người dân ta không có điều kiện đi châu Âu thì vẫn biết thế nào là lâu đài biệt thự.

Tôi không cãi thêm nữa. Nhưng giá như mọi người biết rằng bản sắc là cái thật sự quan trọng trong du lịch. Bà Nà không thể vừa là một làng quê châu Âu đồng thời lại là một công viên giải trí kiểu Trung Quốc. Hãy để Bà Nà là một phố núi hiền hoà nơi du khách được đối thoại cùng mây núi, hoa lá, cỏ cây và tiếng cồng chiêng cùng điệu múa của người Cơ Tu.

(Bà Nà, tương tự như ở Sa Pa, nơi sự "Kinh hóa" các địa danh mang tiếng là vùng cao, đã trở nên đặc điểm thu hút du lịch).
Tác giả này viết cũng mâu thuẫn.
Giữa cảnh thiên nhiên kiến trúc kiểu Châu Âu mà nghe tiếng cồng chiêng cùng điệu múa của người Cơ Tu sao ?

Đến Bà Nà em chỉ thấy là kiến trúc Pháp chưa tới , cửa kính 1 lớp :D

Hoa cẩm tú cầu mọc đơn lẻ .
Loài hoa cẩm tú cầu này đẹp nhất là trồng kiểu bậc thang vì bông hoa từng chùm to , trồng trên 1 mặt phẳng cánh đồng không đẹp


 

Diệu Bảo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602272
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
2,332
Động cơ
148,001 Mã lực
Tuổi
48
Giờ vào Hội An mới hãi. Khách ken đặc, có cảm giác như đang chen chân trong một lễ hội. Còn đâu một Hội An Thanh Bình
Tam Đảo thì như một cái làng dưới xuôi, hãi cho cái quy hoạch và quản lí
Hội An thanh bình Cụ phải ở đó ít nhất là 1 đêm .
Thuê hotel tại Hội An gần đó.
Buổi sáng từ 6h - 8h đạp xe đạp của khách sạn vào Hội AN.
Khi đó các cửa hàng chưa mở.
9h sáng các cửa hàng ở Hội An mới bắt đầu hoạt động.








Đi du lịch mà đến Hội An vào Chiều + Tối chỉ có Người và Người thôi :D
Giống Đoàn của em đến HA từ 17-21h về ...

Cụ phải đi gia đình và đừng đi chơi Hội An như kiểu từ Đà Nẵng ghé qua một chút .
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,557
Động cơ
566,853 Mã lực
Bao gồm cả việc khoe nơi chốn mình đã đến

Và chờ 1 cơ số còm đã thành "văn mẫu"...chuỵ xinh thế, trẻ quá, U 50 mà diện bi ki ni chả thua gì gái 25...
Chanh xả nữa chứ cụ :))
 

AVANZA

Xe tăng
Biển số
OF-51447
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
1,271
Động cơ
466,409 Mã lực
Nơi ở
NGOÀI ĐƯỜNG
Chắc chúng nó muốn gần 80% dân số suốt đời cắm mặt vào cái đít trâu. Phải cho chúng tao hưởng thụ với chứ.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,127
Động cơ
458,683 Mã lực
Giờ mà cho các cháu phân tích - “Lặng lẽ Sa Pa” - thì chắc sẽ viết toàn về Săn Plaza, các nhà hàng người Kinh lên bán lưu niệm, quán xá .v.v.

không thể thấm thía điều mà nhà văn muốn nói: Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

https://www.wattpad.com/234028-lặng-lẽ-sa-pa

d. Tóm tắt vănbản: facebook.com/hocvanlop9

Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già,bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.

II – Đọc – hiểu văn bản:

1. Tình huống truyện:

- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cở của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. facebook.com/hocvanlop9 Đồng thời, qua “bức chân dung” ( cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác ( chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

2. Cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa:

-Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo…

-Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.

-Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

=> Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, sosánh ->Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước. facebook.com/hocvanlop9
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
10,129
Động cơ
447,371 Mã lực
Nhân tiện em hỏi xíu:

nơi nào đi du lịch không bị đông (mà không nhất thiết cứ phải chui vào dầm dề trong rì-sọt bãi biển riêng) ...để còn có khám phá thăm thú non xanh nước biếc, sản vật con người...
Cù Lao Xanh, dọc bãi biển Quỳnh Lưu(Nghệ An), Quan Lạn...khá nhiều đới cụ. Chưa đông, ăn ngon giá hợp ví và quan trọng là hoà mình vào thiên nhiên
 

Collin Powell

Xe buýt
Biển số
OF-577764
Ngày cấp bằng
6/7/18
Số km
925
Động cơ
378,968 Mã lực
Tuổi
54
Đúng là cái gì cũng có hai mặt ah:

Đà Lạt không còn bình yên. Vũng Tàu ken đặc người trên các bãi biển. Du khách xuống biển tắm ở Đà Nẵng chen chúc với dòng xe cộ. Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trở thành 'thấp tốc'.

https://dulich.tuoitre.vn/bung-no-du-lich-thay-doi-hay-tra-gia-20190714075719711.htm

"Cách kinh doanh của ngành du lịch tại Đà Lạt hiện nay là ăn hết phần tương lai".

Nhưng tình thế đó không chỉ xảy ra với Đà Lạt mà còn nhiều điểm đến khác từ Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, Côn Đảo, Vũng Tàu, TP.HCM hay Hạ Long.


Du khách tại Bãi Sau ở Vũng Tàu dịp hè 2019 - Ảnh: ĐÔNG HÀ


---

Một báo cáo chuyên đề đặc biệt về phát triển du lịch tại Việt Nam vừa được WB tại Việt Nam công bố, với nhiều cảnh báo khiến ngành du lịch Việt Nam lâu nay còn say sưa với những con số tăng trưởng phải nghiêm túc nhìn lại những được - mất và nghĩ tới những thay đổi trước khi phải "trả giá đắt".

Theo WB, Việt Nam vừa trải qua giai đoạn bùng nổ cả về số lượng khách du lịch trong nước và khách quốc tế trong thập kỷ qua.

Số lượt khách quốc tế cũng như số lượt khách trong nước đều tăng gấp 4 lần chỉ trong 10 năm từ 2008 - 2018, nhờ sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam.

"Việt Nam không nên hi sinh môi trường, tài sản văn hóa của mình, vốn là những thứ rất quan trọng, để đổi lấy tăng trưởng khách du lịch.

Đây là thời điểm phải hành động. Việt Nam phải có chính sách phù hợp để đảm bảo du lịch đại chúng không nên phát triển theo hướng gây tổn hại tài sản văn hóa và môi trường.

Đã có rất nhiều bài học trên thế giới rồi. WB sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong vấn đề này" - ông Brian Mtonya nói.


Đồ họa: N.KH.
Có nước phát triển nào không phải trả giá môi trường. Tất cả các nước phát triển hiện nay trên thế giới đều phải trải qua quá trình phá hoại môi trường

Bản thân WB cũng chuyên cấp tiền cho các dự án môi trường.

Giờ lại lên mặt dạy đời
 
Biển số
OF-687967
Ngày cấp bằng
15/7/19
Số km
49
Động cơ
103,028 Mã lực
khách sạn giá trên trời so với chất lượng,người đông như kiến,các điểm du lịch quá tải...đà lạt giờ ko còn mộng mơ nữa rồi các cụ ạ
 

tica

Xe điện
Biển số
OF-330747
Ngày cấp bằng
11/8/14
Số km
2,541
Động cơ
55,257 Mã lực
Diện tích như cái dải khoai mà 100 triệu con người thì đâu mà chả đông. Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và tận hưởng, muốn yên tĩnh thì vào resort.
Thật ra những chỗ mà chưa có đường bay, hoặc có nhưng số lượng chuyến hạn chế kiểu Quảng Bình, Bình Thuận, Phú Yên vẫn khá vắng và biển cũng đẹp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top