Cụ thật may mắn khi được học rất đúng: từ quan sát rồi mới đến tư duy trừu tượng. Thực ra là trong sgk, bài học đều như thế: thực hiện thí nghiệm, vẽ bảng biểu, đồ thị, rồi mới rút ra kết luận. Trên lớp, GV cắt béng phần thí nghiệm đi, đưa luôn công thức và thời gian chủ yếu là giải bài tập cho nhuần nhuyễn công thức đó.
Dạo này hay có từ khóa STEM khiến các thầy cô giáo toán loay hoay làm sao dạy toán theo kiểu đó. Thực ra, chỉ cần đưa toán ra khỏi trang giấy là được. Như cụ nói dạy tổng 3 góc trong tam giác thì cho hs đo các tam giác cắt ra từ giấy, bìa...để cho hs thấy ko chỉ đúng trên giấy. Hay như có bài tổng các góc ngôi sao vàng năm cánh là 360 độ thì em cho học sinh quay bút thì chúng nó thấy quay đúng 1 vòng, từ đó, có đứa bảo thế chả cần 5 cánh mà nhiều cánh thì cũng 360 độ thôi. Chúng tự rút ra kiến thức của chúng.
Riêng môn Hóa thì VN ta dạy khó thật. Lớp 5, hs đã được học môn Khoa học đủ Lý Hóa Sinh nhưng lên cấp 2 thì bỏ bẵng 2 năm, đến lớp 8 học lại thì những bài đầu đã là orbital, hóa trị...khiến hs mất phương hướng. Chương trình mới khắc phục điều này bằng cách lên 6 vẫn dạy Khoa học tự nhiên với đủ Lý Hóa Sinh với kiến thức nối tiếp. Chủ trương đúng nhưng đang bị GV cấp 2 phản đối vì họ quen được dạy 1 môn, đang dễ dạy, dễ mở lớp học thêm (vì 1 môn thì độ khó tăng), giờ phải học thêm để dạy chung. GV cấp 2 được nuông chiều quá lâu rồi, giờ phải lao động, chứ với hs từ cấp 1 lên cấp 2 là sự nối tiếp, chả có gì lạ với chúng.