- Biển số
- OF-730054
- Ngày cấp bằng
- 22/5/20
- Số km
- 445
- Động cơ
- 9,639 Mã lực
- Tuổi
- 32
Công viên Yingpanshan ở Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang cho biết sau nhiều tranh cãi đến từ cư dân mạng, chính quyền đã vào cuộc và công viên được yêu cầu dỡ bỏ bức tượng.
Bức tượng khắc họa hình ảnh về mẹ chồng và nàng dâu được cho là không phù hợp với giá trị hiện đại. Ảnh: Weibo.
Một du khách bắt gặp bức tượng vào tuần trước đã phàn nàn với công viên. Hình ảnh và video về bức tượng nhanh chóng lan truyền trên mạng. Nhiều người chỉ trích bức tượng này không phù hợp.
Ban đầu phía công viên đã phản hồi rằng: "Người khiếu nại còn trẻ và không hiểu đạo hiếu".
Nhân viên công viên cho biết bức tượng mô phỏng một trong “24 tấm gương hiếu thảo”, một cuốn sách răn dạy các giá trị đạo đức của Nho giáo về lòng hiếu thảo được viết từ thời nhà Nguyên (1260-1368).
"Nếu chúng ta không cho phép thể hiện “24 tấm gương hiếu thảo”, thì các giá trị đạo hiếu của Trung Quốc nằm ở đâu?", phía công viên tranh cãi.
Trong cuốn sách, người phụ nữ cho mẹ chồng bú được cho là dựa trên câu chuyện có thật về bà của Cui Shannan, một vị quan thời Đường (618-907). Người mẹ chồng trong câu chuyện này đã mất hết răng do tuổi cao nên người con dâu đã cho bà bú sữa hàng ngày.
Tuy nhiên, cư dân mạng bất bình với cách giải thích này, cho rằng hình ảnh và hành động này mâu thuẫn với các giá trị hiện đại.
“Trong thế giới hiện đại, bạn có thể tưởng tượng đến việc một người phụ nữ cho mẹ chồng bú sữa không? Hành động này gây khó chịu và khiến bọn trẻ suy nghĩ lệch lạc”, một người viết trên Weibo.
Bức tượng khắc họa hình ảnh về mẹ chồng và nàng dâu được cho là không phù hợp với giá trị hiện đại. Ảnh: Weibo.
Một du khách bắt gặp bức tượng vào tuần trước đã phàn nàn với công viên. Hình ảnh và video về bức tượng nhanh chóng lan truyền trên mạng. Nhiều người chỉ trích bức tượng này không phù hợp.
Ban đầu phía công viên đã phản hồi rằng: "Người khiếu nại còn trẻ và không hiểu đạo hiếu".
Nhân viên công viên cho biết bức tượng mô phỏng một trong “24 tấm gương hiếu thảo”, một cuốn sách răn dạy các giá trị đạo đức của Nho giáo về lòng hiếu thảo được viết từ thời nhà Nguyên (1260-1368).
"Nếu chúng ta không cho phép thể hiện “24 tấm gương hiếu thảo”, thì các giá trị đạo hiếu của Trung Quốc nằm ở đâu?", phía công viên tranh cãi.
Trong cuốn sách, người phụ nữ cho mẹ chồng bú được cho là dựa trên câu chuyện có thật về bà của Cui Shannan, một vị quan thời Đường (618-907). Người mẹ chồng trong câu chuyện này đã mất hết răng do tuổi cao nên người con dâu đã cho bà bú sữa hàng ngày.
Tuy nhiên, cư dân mạng bất bình với cách giải thích này, cho rằng hình ảnh và hành động này mâu thuẫn với các giá trị hiện đại.
“Trong thế giới hiện đại, bạn có thể tưởng tượng đến việc một người phụ nữ cho mẹ chồng bú sữa không? Hành động này gây khó chịu và khiến bọn trẻ suy nghĩ lệch lạc”, một người viết trên Weibo.